Bánh gạo là tên gọi chỉ chung các loại bánh mặn và bánh ngọt được làm từ bột gạo, nó có thể được làm bất kỳ loại thức ăn từ gạo đã được định hình, cô đặc, hoặc kết hợp.
Nguồn gốc:
Các bánh gạo tồn tại trong nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau, và đặc biệt phổ biến ở châu Á. Nguồn gốc của chiếc bánh dường như được xuất xứ từ Hàn Quốc, trong đó người dân từ thời đế quốc cổ đại đã chế biến ra món này (Tteok). Biến thể phổ biến của loại này bao gồm bánh làm với bột gạo và các loại làm từ ngũ cốc nguyên hạt nén lại với nhau hoặc kết hợp với một số chất kết dính khác. Ở Việt Nam, một số loại bánh gạo đặc trưng gồm: bánh bèo, bánh bò, bánh đúc, bánh chưng… ở Nhật Bản có món Mochi làm từ bột gạo.
Giá trị dinh dưỡng: 100g
Giá trị dinh dưỡng (trong 100g)
Gr
mg
Kcal
năng lượng
386
Lipid
2.8
Natri
326
Kali
290
Cacbohydrat
82
Chất xơ
4.2
Đường
0.9
Protein
8
Canxi
11
Sắt
1.5
Vitamin B6
0.2
Magiê
131
Thành phần:
Gạo dẻo cao cấp, tinh bột khoai tây, bột bắp, bột sắn, đường tinh luyện, dầu thực vật, muối…Trong đó, hai thành phần quan trọng làm nên bánh gạo là gạo và nước. Các chất phụ gia và các nguyên liệu phụ khác được các nhà sản xuất bổ sung nhằm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.
Công dụng:
Là món ăn kiêng tiện lợi hoàn toàn tốt cho sức khỏe với các nguyên liệu tự nhiên. Phụ vụ cho các buổi tiệc, giỗ, … là món ăn vặt rất được ưa thích.
Quy trinh sản xuất:
Gạo –> Ngâm –> Làm phồng –> Làm nguội –> Đóng gói.
Phân loại:
Theo vị bánh chia làm 2 loại:
– Bánh gạo ngọt: có lớp đường phủ lên mặt ngoài của bánh.
– Bánh gạo mặn: được trộn với gia vị mặn như bánh vị bò, vị tôm, …
Các thương hiệu bánh gạo nổi tiếng:
Bánh gạo richy; bánh gạo Tràng An; bánh gạo One One; bánh gạo hàn quốc (bán tại các siêu thị toàn quốc), …
Nguồn tham khảo:
Bánh gạo, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công nghệ sản xuất bánh gạo, luanvan.co