Bạo lực học đường là gì? Trong tiếng anh thì Bạo lực học đường có tên gọi là gì? Thực trạng về bạo lực học đường hiện nay tại Việt Nam? Nguyên nhân của bạo lực học đường? Giải pháp để phòng tránh vấn đề bạo lực học đường?
“Bạo lực học đường” đang là một vấn nạn xã hội ở môi trường học đường mà ở mọi quốc gia trên thế giới cũng đang đặt nhiều sự quan tâm để lên án bởi các hậu quả nghiêm trọng và đau xót mà nó mang lại và nó tác động ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như là tinh thần và nặng hơn đó là tính mạng của trẻ đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện bản thân.
Dù ở đâu thì vấn đề này cũng đều đang trong tình trạng báo động, mỗi nhà nước và cộng đồng trong một quốc gia đang không ngừng tìm ra những giải pháp để hạn chế, ngăn chặn và phòng tránh bạo lực học đường được diễn ra, ta có thể dễ dàng nhận thấy từ nhiều bộ phim cho đến nhiều chính sách của nhà nước đều đã từng đề cập tới vấn đề này. Vậy như thế nào là bạo lực học đường? và nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường là từ đâu? Các giải pháp nào cần được nêu ra để hạn chế bạo lực học đường?
I. Khái niệm bạo lực học đường là gì?
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm “Bạo lực học đường” chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi chút về vấn đề bạo lực là gì cũng như học đường là gì? Bạo lực chính là việc sử dụng sức mạnh thể chất để có thể thực hiện hành vi như là: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý và xúc phạm… tác động tới thân thể của một người khiến cho họ bị tổn thương về mặt thể chất hay tinh thần.
Bạo lực học đường có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần
Học đường chính là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của nhiều đối tượng là học sinh và sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên cũng sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy đầy đủ kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực… để có thể trở thành một người có ích cho xã hội.
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu đó là: Bạo lực học đường là các hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý về đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây ảnh hưởng nên những tổn thương về tinh thần và thể xác sẽ diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng phải gánh chịu chủ yếu là những học sinh và sinh viên.
Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến sẽ bao gồm:
- Hành vi đánh nhau giữa học sinh cùng với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường hay những hình phạt thể chất của nhà trường;
- Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc làm tấn công bằng lời nói;
- Bạo lực tình dục, bao gồm: hiếp dâm hay quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu đó là học sinh, sinh viên;
- Các hình vi khác.
II. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay tại Việt Nam:
Hiện nay theo thống kê của những nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Những vụ bạo lực học đường cũng không chỉ gia tăng về số lượng mà còn về mức độ nguy hiểm của nó cũng đang gia tăng.
Đáng chú ỳ là các hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ nhiều xô xát rất nhỏ nhặt tuy nhiên lại trở thành nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân hay một trường hợp mà đã lan rộng tới môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho tới các thành thị.
Về đối tượng của bạo lực học đường thì cũng có sự đa dạng lẫn phức tạp, diễn ra tại những cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các đối tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới (Đặc biệt đối với cấp bậc THCS hay THPT) ; không chỉ giữa học sinh cùng với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên hoặc giáo viên với học sinh.
Theo một số thông tin, trong dữ liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, trung bình chỉ trong khoảng thời gian là một năm học đã xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường với phạm vi trong và ở ngoài nhà trường. Theo thống kê này thì cứ trong khoảng 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em cần phải nghỉ học vì đánh nhau.
Trong đó thì có hơn 75% những trường hợp bạo lực có đối tượng đó là ở học sinh và sinh viên. Hiện nay thì tình trạng bạo lực học đường này đang có dấu hiệu về trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở nhiều hình thức đánh nhau tác động đến thể chất mà còn nhiều hành vi có thể tấn công về mặt tinh thần như là đe dọa, chửi rủa… Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này.
III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường
1. Từ chính bản thân học sinh
Đầu tiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng về bạo lực học đường ở môi trường học tập đó là do sự thay đổi về tâm sinh lý của của học sinh giai đoạn từ khoảng 12-17 tuổi. Đây là một giai đoạn đang phát triển quan trọng về tâm lý cũng như là sinh lý của một con người. Vì vậy, đây cũng là một độ tuổi mà các em vô cùng nhạy cảm.
Có thể khẳng định đây là giai đoạn để hình thành nhân cách con người. Vì thế mà nó được xem là một giai đoạn khá nhạy cảm về tâm lý không được ổn định và đang có xu hướng với một cái tôi vị kỷ.
Trong giai đoạn này chỉ một một tác động tiêu cực nào đó từ phía bên ngoài cũng khiến cho nhiều em có xu hướng học theo. Cũng vì thế mà tâm lý cũng dễ bị mang hơi hướng về bạo lực hơn. Vì vậy, cần phải hết sức tập trung để có thể giáo dục về tâm sinh lý cho trẻ trong giai đoạn này.
2. Từ phía nhà trường
Tiếp theo, nguyên nhân gây bạo lực ở trường cũng có thể kể đến cũng một phần là do các chế độ giáo dục ở nhà trường. Nhìn chung, việc giáo dục trong nhà trường con sẽ mang đậm tính hàn lâm, nặng về nhiều phần kiến thức văn hóa, ít có tính ứng dụng và cũng như là quên đi việc giáo dục nhân cách cho học sinh.
Mặt khác, việc nhà trường đang có xu hướng đi khá sai lệch so với giá trị ban đầu bởi vì việc chạy theo những vật chất cũng như là sự thực dụng trong cuộc sống. Như vậy, đây cũng là một dấu hiệu đáng báo động sẽ góp phần gia tăng tình trạng bạo lực học đường ở trường học
3. Từ phía gia đình
Ngoài bản thân của học sinh và nhà trường thì một phần nguyên nhân cũng là do phía gia đình. Với độ tuổi đang thay đổi về tâm sinh lý nên nếu như gia đình bạn có vấn đề như bị quát tháo hoặc bạo hành gia đình cũng sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc tới tâm lý người con, dẫn đến tình trạng đáng buồn trên.
Hiện nay, vấn đề gia đình cũng đang vô cùng nhức nhối gây ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực trong trường rất nhiều. Sở dĩ như vậy là do phụ huynh ít quan tâm tới con cái, vì áp lực cuộc sống hoặc trút giận lên chính đứa con của mình. Hay thậm chí còn là bị vấn nạn bạo hành gia đình.
Và chính nhiều hành động tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy đã vô tình gieo nhiều nhận thức tiêu cực vào tâm lý và tính cách của con cái mình mà từ đó mà ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển nhân cách của con. Tình trạng này cũng đã có dấu hiệu sẽ gia tăng nhanh chóng cùng với việc bạo lực học đường.
4. Nguyên nhân trong bạo lực học đường từ phía xã hội
Một nguyên nhân đặc biệt có thể gây nên tình trạng bạo lực ở trường đó là từ phía xã hội. Vậy vấn đề xã hội ở đây sẽ là như thế nào? Đó là ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa bạo lực như là trong nhiều bộ phim ảnh, sách báo và những trò chơi, game mang xu hướng bạo lực…
Các hình ảnh ấy ngày càng tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn tới những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này sẽ bị tò mò và tiếp xúc với các loại hình ấy. Từ đó mà sinh ra tâm lý về việc bạo hành học đường ở ngoài đời.
IV. Những vụ bạo lực học đường gây chấn động tại Việt Nam
Những vụ bạo lực học đường tại Việt Nam
1. Vụ 7 nữ sinh đánh “hội đồng” tại một trường ở Huế
Sự việc xảy ra cách đây khá lâu tuy nhiên để lại 1 “bóng đen” vô cùng lớn cho người dân nước ta. Sự việc diễn ra khi nhiều em chỉ mới học lớp 7. Nạn nhân là 1 em học sinh thuộc lớp 7/1 của trường THCS Trần Phú ở Huế, em bị 4 học sinh khác đánh hội đồng dã man dẫn tới em bị nhiều vết bầm tím trên mặt lẫn cơ thể. Riêng trong tai còn bị chảy máu. Dù đã có phương án để đuổi học 4 em học sinh ra tay đánh bạn tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn muốn tạo cơ hội cho các bạn ấy có thể tiếp tục đi học.
2. Bị đâm chết tức tưởi chỉ vì bị cho là “nhìn đểu”
Bạo hành học đường thậm chí còn để lại các câu chuyện đau lòng như là vụ sinh viên C bất ngờ bị 4 thanh niên xông thẳng vào giảng đường trường học đâm chết ngày 19/12/2015. Theo các bạn của nạn nhân kể lại, có lẽ do bị cho là nhìn đểu mà nhóm thanh niên ở ngoài trường học vậy nên em C đã bị đâm chết đáng tiếc.
3. Đùa nhau quá trớn dẫn tới “ẩu đả” và sự thiệt mạng đáng tiếc
Cũng vào năm 2015, tại trường Cao đẳng GTVT tại quận 3, TP.HCM, khi 2 sinh viên Q và P đùa nhau trong lớp tuy nhiên dẫn đến đánh nhau thật. Không dừng lại ở đó, P đã tìm gặp anh học tên L sau đó kể cho y nghe câu chuyện. Trong lúc manh động, L tới tìm Q để tính sổ tuy nhiên không ngờ bản thân lại chính là người bị đâm chết từ những nhát dao bởi Q.
4. Nam sinh “thản nhiên” phang bạn nữ bằng ghế nhựa
Cách đây vài năm, một clip bạo lực học đường đã được tung lên mạng gây hoang mang dư luận. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra liệu công lý nằm ở đâu, môi trường giáo dục trang trọng lại có thể có nhiều hành động đáng phẫn nộ như vậy tồn tại. Cụ thể trong clip đó là hình ảnh 1 nam sinh đánh nữ sinh bằng nhiều cú tát vào mặt bằng dép kèm theo lời chửi tục. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ chính là nam sinh này còn thản nhiên sử dụng ghế nhựa phang liên tiếp vào mặt của nạn nhân. Trong khi đó, các bạn chung lớp không can ngăn mà còn hô hào để cổ vũ rất nhiệt tình.
V. Cách phòng tránh bạo lực học đường
* Đối với học sinh:
– Tích cực rèn luyện về kỹ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ và thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy của trường lớp.
– Tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực.
– Nếu cảm thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường để thầy cô giáo hay cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.
– Học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân.
– Tích cực tham gia vào nhiều hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm mục đích tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
* Đối với nhà trường và những cơ quan quản lý giáo dục:
– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa vào bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức nhiều hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện để định hướng nhân cách cho học sinh, giúp cho học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp của bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc sao cho phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức để hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của những vụ bạo lực.
– Tổ chức tuyên truyền những tác hại và cách phòng tránh vấn đề bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh.
– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể ở trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh tình trạng bạo lực học đường.
* Đối với giáo viên
– Thường xuyên quan tâm cũng như theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hay tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
– Có biện pháp để can ngăn giáo dục kịp thời đối với các hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh của lớp chủ nhiệm hay tham gia quá trình giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp và cùng trường để phòng tránh bạo lực.
– Tạo môi trường học tập để giảng dạy trong sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để có thể quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với gia đình:
– Bố mẹ nên phải tạo ra một môi trường sống lành mạnh và yêu thương cho con cái
– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường cũng như giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt về tình hình học tập của con em mình tại trường học.
VI. Kết luận
Nhìn chung, bạo lực học đường chính là một vấn nạn vô cùng đau đầu đối với thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hơn hết, cần phải có nhiều biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời còn là trách nhiệm của mỗi công dân trong cộng đồng và xã hội này.