Cảm cúm ở mèo thông thường là do nhiễm vi rút đường hô hấp, mũi và ở cổ họng. Bệnh cảm cúm thông thường không đáng lo, mặc dù cơ thể chú mèo sẽ cảm thấy mệt mỏi và hơi khó chịu. Khi mắc bệnh cúm, mèo cưng sẽ gặp nhiều triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh hoặc cúm ở người.
Bệnh cúm ở mèo có những triệu chứng giống như cảm cúm ở người
Nguyên nhân gây bệnh cúm mèo
Cúm mèo được gây ra bởi khá nhiều tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do hai loại vi rút Feline Herpes Virus (FHV-1) và Feline Calici Virus (FCV). Đến 80% các trường hợp chú mèo bị cúm là do hai loại vi rút này gây ra. Và trong hai loại, FHV thường nguy hiểm hơn so với vi rút FCV.
Bệnh cúm ở mèo không giống các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, loại vi rút gây bệnh cảm cúm thường khó điều trị và phải điều trị trong thời gian khá dài. Do vậy, nếu chú mèo không may mắn nhiễm bệnh cúm thì bạn cần phải kiên trì chăm sóc và hỗ trợ bác sĩ điều trị.
Các triệu chứng của bệnh cúm ở mèo
Dấu hiệu của bệnh cúm ở mèo cũng tương tự như đối với bệnh cảm lạnh và cúm ở người. Khi mắc bệnh cúm, chú mèo có thể bị chảy nước mắt, chảy nước mũi, viêm mắt, ho, hắt hơi, chán ăn và đôi khi bị loét miệng. Việc chất dịch chảy từ mắt và mũi thường là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh cúm ở mèo. Nếu bị nhiễm khuẩn thứ cấp, nước dịch sẽ thay đổi thành màu vàng hoặc xanh lá cây.
Triệu chứng ở mỗi chú mèo khi bị bệnh sẽ khác nhau, tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh nặng nhẹ. Ngoài ra, bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào giống mèo, độ tuổi mèo, tình trạng tiêm chủng và bệnh sử trước đó.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh cụ thể ở các cơ quan trên cơ thể mèo:
– Mắt
Khi mèo cưng mắc phải bệnh cúm, nếu trở nặng, chú mèo sẽ có thể bị viêm loét giác mạc và mắt bị sưng đỏ.
Khi một bé mèo bị mắc bệnh cúm, mắt sẽ tiết ra dịch trong suốt hoặc có màu. Nếu nặng, chú mèo sẽ có nguy cơ bị loét giác mạc hoặc có hiện tượng mắt đỏ và viêm tấy (viêm kết mạc).
– Mũi:
Hắt hơi và chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến của bệnh cúm ở mèo. Vi rút sẽ gây viêm mũi, kèm theo đó là hiện tượng chảy nước mũi.
– Sốt:
Khi bé mèo đã mắc bệnh, cơ thể chịu sự thay đổi do nhiễm trùng sẽ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ. Nếu bị sốt, bé mèo sẽ cảm thấy khá mệt mỏi, mất nước và khó chịu.
– Miệng:
Khi bệnh, chú mèo cưng sẽ khó ăn ngon do lưỡi bị đau rát.
Một số chú mèo sẽ có hiện tượng loét miệng và lưỡi khi mắc bệnh cúm. Điều đó sẽ làm cho chú mèo đau rát khi ăn.
– Ăn mất ngon:
Một chú mèo bị cúm thường sẽ mất cảm giác ngon miệng. Cảm giác sẽ bị ảnh hưởng do liên tục bị chảy nước mũi, ảnh hưởng tới khá năng cảm nhận mùi thức ăn.
Chẩn đoán bệnh cúm ở mèo
Bác sĩ thú y của bé mèo sẽ phải thực hiện một quá trình kiểm tra thể chất chúng và chẩn đoán bệnh dựa trên những triệu chứng đã xuất hiện. Tuy nhiên, để xác định rõ tác nhân gây bệnh, bác sĩ thú y có thể dùng tăm bông để lấy mẫu dịch ở mắt và họng để thực hiện thử nghiệm.
Điều trị bệnh cúm ở mèo
Việc điều trị bệnh cúm như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trước hết, chú mèo cần được chăm sóc về ăn uống và vệ sinh mắt, mũi.
Khi bị bệnh, bé mèo sẽ mất cảm giác ngon miệng, do vậy, việc đầu tiên giúp chúng là khuyến khích mèo về ăn uống để có đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nếu bệnh trở nặng, chú mèo bỏ ăn và uống thì lập tức đưa chúng đến bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị ngay lập tức.
Bác sĩ thú y của chú mèo sẽ chỉ định liều lượng của loại kháng sinh phù hợp để chống lại bệnh cúm cũng như bệnh nhiễm khuẩn thứ cấp.
Để phối hợp với các loại thuốc kháng sinh trị bệnh, bạn nên khuyến khích các bé mèo ăn uống. Nếu thấy chúng tỏ ra chán ăn các loại thức ăn hàng ngày, hãy ưu tiên cho “bệnh nhân” những loại thực phẩm lạ miệng hoặc là đồ hộp. Tiếp đến, nên làm ấm chú mèo, tránh để cho cơ thể chú ta bị nhiễm lạnh khi sức đề kháng đang suy yếu.
Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ cung cấp và hướng dẫn bạn mua nhiều loại sản phẩm chứa nhiều calo cho bé mèo cưng mắc bệnh sử dụng. Thường những sản phẩm này sẽ ở dạng bột lỏng, chúng sẽ dễ ăn hơn trong trường hợp miệng và lưỡi đã bị loét.
Phòng ngừa bệnh cúm ở mèo
Việc tiêm chủng cho mèo của bạn không đồng nghĩa với việc chúng sẽ hoàn toàn không mắc bệnh cúm. Nhưng có thể nói răng các bé mèo đã có thêm được một số kháng thể để chống lại căn bệnh này, ít nhất việc tiêm chủng sẽ bảo vệ nó chống lại vi rút FHV và FCV. Và nếu chú mèo không may mắc bệnh, mức độ bệnh cũng sẽ nhẹ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, khi tiêm chủng ngừa cho mèo, bạn nên lưu ý một loại chủng ngừa có sẵn là Chlamydophila felis. Loại chủng ngừa này có tác dụng phụ (tuy là rất thấp) đối với chú mèo như trầm cảm, chán ăn, sốt và mệt mỏi. Do đó, Chlamydophila felis chỉ được dùng cho những trường hợp nguy cấp. Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cũng khuyến cáo không nên sử dụng loại chủng ngừa này quá nhiều lần.
Ngoài ra, để tránh việc lây lan bệnh cúm ở mèo bạn nên rửa tay và thay quần áo sau khi tiếp xúc với một bé mèo có các triệu chứng của bệnh cúm, sau đó mới chăm sóc hoặc chơi đùa với các chú mèo khác.
Bên cạnh đó, để an tâm hơn về việc điều trị và phòng ngừa bệnh, bạn nên tìm đến các chuyên gia hoặc đọc các loại sách chuyên khoa để có được đáp án và lời khuyên chuẩn xác nhất.
Bệnh cúm ở mèo có lây lan?
Khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, các chú mèo cưng khỏe mạnh rất dễ lây bệnh cúm khi dính phải dịch nhờn từ mắt, mũi hay miệng của những bé mèo đã mắc bệnh từ trước.
Ngoài ra, khi các chú mèo khỏe mạnh ăn bát thức ăn hoặc ngủ cùng gường của những bé mèo nhiễm bệnh cũng có nguy cơ lây bệnh.
Bệnh cúm mèo có lây cho người hoặc ngược lại?
Nhiều chủ nhân của những chú mèo cưng hết sức lo lắng và nghi ngại vấn đề lây bệnh, tuy nhiên, nhiều chuyên gia thú y cho biết khả năng lây bệnh là rất thấp (dường như là không có). Hiện nay, chưa có trường hợp nào phát hiện việc bệnh cúm ở mèo lây lan sang cho người cũng như bệnh cảm lạnh ở người không nguy hại cho các bé mèo cưng.