1. Dip pen là gì
Dip pen chỉ có 2 phần: nib và holder. Khác với bút máy, dip pen không có ống mực nên đòi hỏi người viết phải liên tục chấm mực để tiếp máu cho ngòi. Tuy vậy, do nhu cầu viết lách hằng ngày gần như không còn, dip pen chỉ còn dùng cho illustration và calligraphy, hình thức chấm mực ít khi được dùng trong giới “pro” do khó kiểm soát được lượng mực trong ngòi. Vì thế nên bút lông thường được dùng để quẹt mực cho ngòi. Thêm vào đó, ngoài mực ra, calligraphy đôi khi đòi hỏi nhiều nguyên liệu đắt hơn như vàng (metallic gold gouache) hay titanium white, việc dùng bút lông giúp người dùng tiết kiệm hơn rất nhiều so với “dip.” Dip pen hay được thay thế bằng tên gọi nib pen là vì vậy.
2. Tại sao lại nên dùng dip pen?
Lí do cho việc dùng dip pen là vô số kể. Một số người hoài cổ dùng dip pen để kiếm lại chút hương vị xưa tưởng như đã mất, số khác lại coi dip pen như sống còn với công việc. Nhìn chung, phần lớn tìm đến với dip pen vì nó… rẻ hơn rất nhiều so với chơi bút máy. Bút máy loại dùng được ít ra cũng phải $20, thêm ngòi, thêm converter, thêm đôi ba lọ mực nữa là thành cả gia tài nho nhỏ. Trong khi đó, chỉ với $10 bạn đã có thể bắt đầu cuộc chơi dip pen với bộ starter của speedball. Khi trình đã lên, bạn biết mình thích hợp với loại nib nào, chất liệu holder ra sao, giá thành cũng không lên đến là bao. Nib loại xịn giao động chỉ trong tầm $2-4, holder nhựa chỉ $2, còn với holder gỗ handmade thì $20 đã đủ để mọi người trầm trồ. Mực thì tuỳ loại, nhưng nhìn chung mực cho dip pen không đắt vì nó không kén mực như bút máy. Khác với bút máy, dip pen không có ống mực, không có feed, nên nó chơi được với tất cả các loại mực mà bút máy không dám, bao gồm mực tàu, mực acrylic, mực iron gall. Bạn đừng nhìn vào bộ sưu tập hơn 90 loại mực của Diamine mà đã sửng sốt, vì so với mực cho dip pen thì Diamine chỉ là muối bỏ biển. Thế giới của sự có thể với dip pen là vô tận.
Ngoài ra, dip pen còn làm được nhiều việc mà không thứ gì khác có thể. Chắc ai chơi bút máy flex nib cũng biết giá trị của ngòi không nằm ở chỗ nó flex được nét to thế nào, mà ở chỗ nét bút khi không flex mỏng đến đâu. Với một số dòng ngòi cho dip pen, nét mảnh không phải yếu tố đắt giá, mà nó là nghiễm nhiên. Nhiều ngòi có thể tạo được nét mảnh đến mức máy in không thể in được ra giấy. Đây chính là lý do vì sao giới vẽ truyện tranh tôn thờ dip pen đến vậy.
3. Các loại nib
Để hiểu được các loại ngòi khác nhau thế nào, trước hết phải biết cấu tạo ngòi. Đầu ngòi (với ngòi nhọn) được xẻ đôi thành 2 lá (tines). Khi áp dụng lực, 2 lá này sẽ xoè ra để tạo nét lớn. Các ngòi italic cũng có xẻ, ngòi càng to bản thì càng nhiều xẻ để dẫn mực từ bầu mực (shank) xuống đầu ngòi. Nằm dưới vế xẻ là vent hole, không có lỗ này thì mực không (hoặc khó) xuống được. Ngoài ra, nhiều ngòi có thêm một vài vết lằn trên 2 lá để hỗ trợ độ dẻo của ngòi. Ngòi flex thường có thêm xẻ vai hai bên để hỗ trợ cho mục đích này (xem hình).
Ngòi cho calligraphy (em không bàn đến ngòi cho comic vì bọn này phức tạp lắm) phân ra làm 2 loại chính: nhọn (pointed) và vuông (italic). Ngòi nhọn thường được dùng cho kiểu script round hand như copperplate và spencerian. Ngòi vuông chuyên trị black letter như gothic, roman, etc.
Ngòi nhọn
Ngòi vuông
Ngòi stub cho dip pen rất hiếm gặp, đơn giản vì dip pen không phải để dùng cho việc viết. Calligraphy với ngòi italic rất khó để viết nhanh là vì vậy, bù lại các nét của italic rất sắc, rất thẳng, stub không thể nào so sánh được.
4. Review một số loại nib
Người viết chưa có cơ hội được dùng nhiều nib, nhưng theo kinh nghiệm thì các loại italic nib không khác nhau mấy vì yêu cầu của chúng nó không cao. Miễn ngòi bền, dẫn mực tốt là okay rồi. Bộ ngòi starter của speedball là thừa đủ cho calligraphy, trừ khi bạn đã đủ trình vẽ những tác phẩm lớn cần dùng ngòi dày đến vài cm. Ngòi nhọn thì ngược lại, chọn được một ngòi ưng ý đòi hỏi bạn phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng. Cũng như bút máy, ngòi nhọn chia thành 4 dòng: stiff, semi flex, flex, và noodle flex. Thế nên trước khi chọn ngòi phải xác định được rõ nhu cầu của mình là gì. Nhiều người mua ngòi cứng xong cứ thắc mắc sao ngòi của mình không viết được thanh đậm, hay có người mới bắt đầu tập viết đã chơi ngay noodle flex, viết được vài dòng là ngòi đã cong vênh vì đè nặng tay. Để tiện cho bạn chọn được loại nib ưng ý ngay từ đâu, sau đây người viết xin được review một số loại nib đang sở hữu để bạn có được cái nhìn cụ thể hơn.
a. 101 Imperial: ngòi này được đính kèm với bộ starter của Speedball, nét rất mỏng và lá cũng rất dẻo. Đây là một ngòi bạn nên thử để thử xem mình có hợp với flex nib không. Đặc trưng của ngòi Imperial là lớp dầu phủ ngòi rất dày, nếu không rửa được hết lớp này thì chỉ ấn nhẹ ngòi là mực rơi thành giọt xuống giấy, mỗi lần chấm mực viết không hết được 1 chữ. Bạn có thể lấy nước rửa bát cọ khoảng vài chục lần là hết, hoặc dễ hơn là lấy lửa hơ (giờ bạn đã hiểu tại sao nhiều người đốt ngòi trước khi viết rồi chứ?)
b. Hunt Ex-Fine: ngòi này VN vẫn gọi là ngòi bụng chửa, cũng nằm trong Speedball starter. Tương tự các ngòi bụng chửa khác, Hunt làm bằng thép, cứng hơn Imperial bằng đồng rất nhiều. Gần như không flex, ưu tiên lắm thì mới có thể xếp nó vào loại semi-flex. Hunt có thể dùng để thử qua xem flex là thế nào, chứ còn để dùng thì không nên.
c. Nikko G: ngòi thép, semi-flex, rất phổ biến trong giới truyện tranh Nhật. Tuy vậy, Nikko G cũng là lựa chọn hàng đầu cho những người mới bắt đầu tập copperplate vì độ dẻo vừa phải của nó. Sách Copperplate Manual của Eleanor Winters cũng khuyên người đọc mua loại ngòi này. Quả thật Nikko G rất dễ dùng, nét rất mảnh và lá cứng vừa phải nên ấn mạnh cũng không sao. Bước đầu tập copperplate quan trọng nhất là học cách sử dụng lực, và không có gì tốt hơn Nikko G nib trong quá trình này.
d. Gillott’s Warranted 404: tương tự Nikko G, nét không mảnh bằng, nhưng flex nhiều hơn. Ngắn hơn Nikko G một chút nên cũng khó điều khiển hơn.
e. Gillot’s Extra Fine 303: noodle-flex, holy grail của copperplate. Nét cực mảnh, flex cực nhiều, đúng thật sự là mềm như bún. Khó dùng vì quá nhọn, kéo xuống thì dễ kéo lên thì khó, lại quá mềm nên dễ hỏng. Chỉ khi bạn đã quen với copperplate thì mới nên dùng đến ngòi này.
5. Holder
Có ngòi rồi thì giờ phải có tay cầm. Holder cũng như ngòi, chia thành 2 loại: holder và oblique holder.
Holder
Thật sự là không có gì nhiều để nói về holder, không có gì đơn giản hơn về thiết kế của holder. Giống hệt bút bình thường, có lỗ cắm ngòi ở đầu. Hết.
Oblique Holder
Oblique holder thì khác. Được design riêng cho copperplate với kiểu chữ nghiêng 55 độ (bắt đầu học copperplate bạn sẽ phải ngồi kẻ vài tờ giấy tập viết cho đúng góc này), oblique holder cũng nghiêng theo góc tương tự để những người thuận tay phải có thể flex được theo góc chữ dễ hơn. Cái holder đen góc trái ngoài cùng là của speedball, loại người viết đang dùng bây giờ, giá $2.5. Ngòi làm bằng nhựa rẻ tiền, bé xíu nên viết rất đau tay. Ngòi thứ 2 là century oblique holder, giá khoảng $20, nếu bạn thật sự muốn bắt đầu sự nghiệp copperplate thì nên nhảy thẳng lên loại này nếu không muốn phải băng ngón giữa mỗi lần tập viết. Các ngòi còn lại trong hình đều do người dùng tự làm, bạn nào khéo tay thì có thể học hỏi.
6. Những thứ khác.
Ngoài ngòi ngoài bút ra thì cần gì nữa? Dĩ nhiên là cần mực. Bạn có thể dùng mực bút máy cho dip pen nếu muốn. Tuy nhiên nên tận dụng độ trâu của dip pen mà khám phá thêm những loại mực khác. Mực bút máy dùng thuốc nhuộm (dye) để tạo màu nên rất loãng, vừa không bám ngòi vừa không bám giấy, nét chữ không thể nào sắc bằng các loại mực pha bằng bột màu (pigment) khác. Nếu bạn thực sự muốn theo đúng truyền thống calligraphy, hãy thử mực iron gall xem sao.
Bên cạnh đó, khi dùng dip pen, hãy chuẩn bị thêm một chén nhỏ đựng mực, một cốc nước, cùng giấy (hoặc khăn lau). Mực nên đổ ra chén để tránh làm bẩn cả lọ mỗi khi chấm ngòi. Ngòi bút mang theo nước, dầu tay, tệ hơn nữa là bụi giấy, việc dùng mực trực tiếp từ lọ là rất không nên. Sau khoảng 15′ dùng nước rửa qua ngòi để tránh mực đóng cặn, lau khô bằng giấy rồi viết tiếp. Hãy nhớ rửa ngòi thường xuyên, mực calligraphy làm rỉ ngòi (đặc biệt là ngòi speedball rẻ tiền) cực nhanh.
Tạm thế thôi nhỉ, anh em còn chờ gì mà chưa sắm cho mình một bộ nghịch thử thôi
Dip pen chỉ có 2 phần: nib và holder. Khác với bút máy, dip pen không có ống mực nên đòi hỏi người viết phải liên tục chấm mực để tiếp máu cho ngòi. Tuy vậy, do nhu cầu viết lách hằng ngày gần như không còn, dip pen chỉ còn dùng cho illustration và calligraphy, hình thức chấm mực ít khi được dùng trong giới “pro” do khó kiểm soát được lượng mực trong ngòi. Vì thế nên bút lông thường được dùng để quẹt mực cho ngòi. Thêm vào đó, ngoài mực ra, calligraphy đôi khi đòi hỏi nhiều nguyên liệu đắt hơn như vàng (metallic gold gouache) hay titanium white, việc dùng bút lông giúp người dùng tiết kiệm hơn rất nhiều so với “dip.” Dip pen hay được thay thế bằng tên gọi nib pen là vì vậy.Lí do cho việc dùng dip pen là vô số kể. Một số người hoài cổ dùng dip pen để kiếm lại chút hương vị xưa tưởng như đã mất, số khác lại coi dip pen như sống còn với công việc. Nhìn chung, phần lớn tìm đến với dip pen vì nó… rẻ hơn rất nhiều so với chơi bút máy. Bút máy loại dùng được ít ra cũng phải $20, thêm ngòi, thêm converter, thêm đôi ba lọ mực nữa là thành cả gia tài nho nhỏ. Trong khi đó, chỉ với $10 bạn đã có thể bắt đầu cuộc chơi dip pen với bộ starter của speedball. Khi trình đã lên, bạn biết mình thích hợp với loại nib nào, chất liệu holder ra sao, giá thành cũng không lên đến là bao. Nib loại xịn giao động chỉ trong tầm $2-4, holder nhựa chỉ $2, còn với holder gỗ handmade thì $20 đã đủ để mọi người trầm trồ. Mực thì tuỳ loại, nhưng nhìn chung mực cho dip pen không đắt vì nó không kén mực như bút máy. Khác với bút máy, dip pen không có ống mực, không có feed, nên nó chơi được với tất cả các loại mực mà bút máy không dám, bao gồm mực tàu, mực acrylic, mực iron gall. Bạn đừng nhìn vào bộ sưu tập hơn 90 loại mực của Diamine mà đã sửng sốt, vì so với mực cho dip pen thì Diamine chỉ là muối bỏ biển. Thế giới của sự có thể với dip pen là vô tận.Ngoài ra, dip pen còn làm được nhiều việc mà không thứ gì khác có thể. Chắc ai chơi bút máy flex nib cũng biết giá trị của ngòi không nằm ở chỗ nó flex được nét to thế nào, mà ở chỗ nét bút khi không flex mỏng đến đâu. Với một số dòng ngòi cho dip pen, nét mảnh không phải yếu tố đắt giá, mà nó là nghiễm nhiên. Nhiều ngòi có thể tạo được nét mảnh đến mức máy in không thể in được ra giấy. Đây chính là lý do vì sao giới vẽ truyện tranh tôn thờ dip pen đến vậy.Để hiểu được các loại ngòi khác nhau thế nào, trước hết phải biết cấu tạo ngòi. Đầu ngòi (với ngòi nhọn) được xẻ đôi thành 2 lá (tines). Khi áp dụng lực, 2 lá này sẽ xoè ra để tạo nét lớn. Các ngòi italic cũng có xẻ, ngòi càng to bản thì càng nhiều xẻ để dẫn mực từ bầu mực (shank) xuống đầu ngòi. Nằm dưới vế xẻ là vent hole, không có lỗ này thì mực không (hoặc khó) xuống được. Ngoài ra, nhiều ngòi có thêm một vài vết lằn trên 2 lá để hỗ trợ độ dẻo của ngòi. Ngòi flex thường có thêm xẻ vai hai bên để hỗ trợ cho mục đích này (xem hình).Ngòi cho calligraphy (em không bàn đến ngòi cho comic vì bọn này phức tạp lắm) phân ra làm 2 loại chính: nhọn (pointed) và vuông (italic). Ngòi nhọn thường được dùng cho kiểu script round hand như copperplate và spencerian. Ngòi vuông chuyên trị black letter như gothic, roman, etc.Thật sự là không có gì nhiều để nói về holder, không có gì đơn giản hơn về thiết kế của holder. Giống hệt bút bình thường, có lỗ cắm ngòi ở đầu. Hết.Oblique holder thì khác. Được design riêng cho copperplate với kiểu chữ nghiêng 55 độ (bắt đầu học copperplate bạn sẽ phải ngồi kẻ vài tờ giấy tập viết cho đúng góc này), oblique holder cũng nghiêng theo góc tương tự để những người thuận tay phải có thể flex được theo góc chữ dễ hơn. Cái holder đen góc trái ngoài cùng là của speedball, loại người viết đang dùng bây giờ, giá $2.5. Ngòi làm bằng nhựa rẻ tiền, bé xíu nên viết rất đau tay. Ngòi thứ 2 là century oblique holder, giá khoảng $20, nếu bạn thật sự muốn bắt đầu sự nghiệp copperplate thì nên nhảy thẳng lên loại này nếu không muốn phải băng ngón giữa mỗi lần tập viết. Các ngòi còn lại trong hình đều do người dùng tự làm, bạn nào khéo tay thì có thể học hỏi.Ngoài ngòi ngoài bút ra thì cần gì nữa? Dĩ nhiên là cần mực. Bạn có thể dùng mực bút máy cho dip pen nếu muốn. Tuy nhiên nên tận dụng độ trâu của dip pen mà khám phá thêm những loại mực khác. Mực bút máy dùng thuốc nhuộm (dye) để tạo màu nên rất loãng, vừa không bám ngòi vừa không bám giấy, nét chữ không thể nào sắc bằng các loại mực pha bằng bột màu (pigment) khác. Nếu bạn thực sự muốn theo đúng truyền thống calligraphy, hãy thử mực iron gall xem sao.Bên cạnh đó, khi dùng dip pen, hãy chuẩn bị thêm một chén nhỏ đựng mực, một cốc nước, cùng giấy (hoặc khăn lau). Mực nên đổ ra chén để tránh làm bẩn cả lọ mỗi khi chấm ngòi. Ngòi bút mang theo nước, dầu tay, tệ hơn nữa là bụi giấy, việc dùng mực trực tiếp từ lọ là rất không nên. Sau khoảng 15′ dùng nước rửa qua ngòi để tránh mực đóng cặn, lau khô bằng giấy rồi viết tiếp. Hãy nhớ rửa ngòi thường xuyên, mực calligraphy làm rỉ ngòi (đặc biệt là ngòi speedball rẻ tiền) cực nhanh.