Bật mí 4 cách làm củ kiệu trắng giòn, ăn ngon hết ý

Củ kiệu là món ăn quen thuộc trong gian bếp của bất kỳ nhà nào. Nhưng mỗi gia đình đều có hương vị yêu thích riêng với cách muối củ kiệu khác nhau. Hãy cùng tham khảo 4 cách làm củ kiệu theo hương vị của từng vùng miền của VinID nhé!

1. Cách làm củ kiệu chua ngọt miền Nam

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg củ kiệu

  • 400gr đường

  • 500ml giấm ăn

  • 1 muỗng cà phê phèn chua

  • Muối

Nguyên liệu chính làm củ kiệu chua ngọt miền Nam

1.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế củ kiệu

  • Cho 100gr muối, 1 muỗng cà phê phèn chua vào thau nước, ngâm củ kiệu qua đêm. Trước khi chế biến thì rửa sạch nhiều lần với nước. 

  • Cắt bỏ gốc rễ, ngọn và tách bỏ vỏ lụa, rửa lại lần nữa và để ráo nước.

Bước 2: Ướp và phơi củ kiệu

  • Củ kiệu đã sơ chế cho ra tô, thêm vào 300gr đường, trộn đều lên.

  • Phơi kiệu ở bóng râm khoảng 3 – 4 tiếng. Dùng vải mùng hoặc vải thưa che lên kiệu để tránh côn trùng rơi vào.

Phơi củ kiệu

Bước 3: Muối kiệu

  • Bắc nồi nước lên bếp, cho 500ml giấm, 100gr đường cùng 1 muỗng cà phê muối vào.

  • Đun sôi hỗn hợp rồi đợi nguội (để củ kiệu ngâm thêm ngon, bạn nên dùng giấm nuôi để muối).

  • Trong khi chờ nước ngâm nguội, chuẩn bị lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa, trụng nước sôi (đối với hũ thủy tinh) và lau khô nước.

  • Xếp củ kiệu vào hũ, đổ phần nước ngâm vào. Đóng kín nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

1.3. Thành phẩm

Kiệu sau khi muối vị sẽ chua ngọt, có màu vàng trắng và giữ được độ giòn. Nếu thích ăn chua, bạn nên ngâm lâu hơn. Kiệu chua ngọt là siêu phẩm giải ngán cực kỳ hoàn hảo khi ăn cùng với bánh chưng, bánh tét, thịt đông vào những dịp Tết, giúp cân bằng hương vị bữa cơm.

Củ kiệu muối

2. Cách làm củ kiệu miền Trung mới lạ ngon miệng

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500gr củ kiệu

  • 1 quả đu đủ xanh

  • 2 củ cà rốt

  • 300ml nước mắm

  • 200gr đường cát

  • 100gr đường phèn

  • 2 que tre

Nguyên liệu chính làm củ kiệu miền Trung

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Củ kiệu lột bỏ lớp ngoài, cắt bỏ rễ rồi rửa sạch với nước.

  • Lấy một chén tro bếp, lọc bỏ phần than rồi hòa cùng 1 lít nước.

  • Cho củ kiệu vào ngâm từ 10 – 12 tiếng để củ kiệu được trắng và ít hăng hơn (Có thể dùng muối thay thế).

  • Pha 1.5 lít nước cùng 3 muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi cho củ kiệu vào ngâm tiếp ít nhất 6 tiếng. 

  • Cắt bỏ phần ngọn, không nên cắt sát, tránh khi ngâm nhanh bị mềm và nổi bọt. 

  • Cắt thân kiệu thành từng đoạn vừa ăn, ngâm với nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước 3 lần, để ráo. 

Củ kiệu cắt bỏ rễ và bóc lớp vỏ ngoài

  • Rải củ kiệu trên vỉ tre, đem phơi khoảng 2 ngày nắng, không nên dùng đồ nhựa sẽ làm giảm bớt vị thơm của kiệu.

  • Đu đủ bỏ vỏ và hạt bên trong, cắt thành từng miếng nhỏ dài khoảng 1,5 lóng tay.

  • Cà rốt  rửa sạch, cạo vỏ, tỉa hoa và cắt lát.

  • Ngâm đu đủ và cà rốt với nước muối, rửa sạch lại và phơi nắng.

Bước 2: Làm nước mắm đường

  • Cho 300ml nước mắm cùng 100gr đường phèn vào nồi, khuấy tan đường.

  • Bật bếp lửa nhỏ, đun đến khi đường phen tan thì cho 200gr đường cát vào, khuấy đều.

  • Khi đường tan thì vặn to lửa để nước mắm nhanh sôi.

  • Tiếp tục, đun nước mắm đường ở lửa liu riu khoảng 8 phút. 

Làm nước mắm đường

Bước 3: Ngâm hỗn hợp

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ngăn mát tủ lạnh, để qua đêm.

  • Trụng lọ thủy tinh qua nước sôi, lau sạch.

  • Xếp củ kiệu vào lọ theo vòng tròn, xen kễ thêm đu đủ và cà rốt cho đẹp mắt.

  • Đặt 2 que tre nhỏ chéo nhau lên trên bề mặt, đổ nước mắm đường xâm xấp mặt (Có thể thay que tre bằng chén nhỏ). 

  • Sau 5 ngày, kiệu sẽ ra nhiều nước. Bạn nên chắt nước mắm ra; đun sôi rồi đổ vào lại sẽ giúp bảo quản được lâu.

2.3. Thành phẩm

Sau khi ngâm khoảng 10 ngày, bạn có thể lấy ra dùng. Củ kiệu, đu đủ và cà rốt giòn sần sật, ngấm vị mặn ngọt từ nước mắm đường, ăn bắt cơm vô cùng. Nếu gia đình chuộng ăn cay, bạn có thể thêm một vài quả ớt để ngâm cùng.

Củ kiệu muối

3. Cách làm củ kiệu muối miền Bắc

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg củ kiệu

  • Mía róc nhỏ

  • Đường 

  • Muối hột

  • Nước lọc

  • Nước vo gạo

Nguyên liệu chính làm món củ kiệu muối miền Bắc

3.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế củ kiệu

  • Ngâm củ kiệu trong nước vo gạo qua đêm hoặc 1 – 2 ngày (Ngâm càng lâu, kiệu càng sạch, trắng và lớp vỏ ngoài cũng sẽ tự bong).

  • Sau khi ngâm, rửa kiệu qua nước, bóc vỏ, cắt bỏ rễ và rửa lại với nước sạch.

  • Dàn kiệu ra khay đựng, phơi nắng 1 ngày cho héo bớt rồi rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Muối củ kiệu 

  • Đun nước âm ấm, thêm muối và đường, nếm thử có vị lờ lợ thì tắt bếp.

  • Xếp từng lớp kiệu, mía xen kẽ nhau vào hũ thủy tinh đã trụng nước sôi hoặc hũ nhựa rửa sạch. 

  • Đổ nước đã đun vào, dùng nan tre nén chặt xuống. Đậy kín lọ, để nơi thoáng mát.

Muối củ kiệu trong hũ

3.3. Thành phẩm

Sau khoảng 7 – 10 ngày, tùy nhiệt độ phòng mà bạn có thể dùng. Từng miếng kiệu giòn sần sật vì đã được phơi khô, ngấm vị nước ngâm rất vừa miệng. Khi ăn cùng với các món nhiều đạm như gà, bò, nem rán, thịt kho… không lo bị ngán.

Củ kiệu muối ăn kèm bánh chưng rán

4. Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500gr củ kiệu tươi

  • 1 củ cà rốt cỡ vừa

  • ⅔ chén giấm

  • 150ml nước mắm

  • 250gr đường

Nguyên liệu chính làm củ kiệu ngâm nước mắm đường

4.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Kiệu rửa sơ, ngâm với nước muối loãng qua đêm hoặc ngâm với nước ấm trong 2 – 3 tiếng nếu không có thời gian.

  • Dàn kiệu và phơi khoảng 1 ngày nắng đến khi khô (trắng nắng gắt). 

  • Cắt bỏ rễ, bóc lớp vỏ ngoài rồi rửa kiệu với ⅔ chén giấm khoảng 3 – 4 phút, rồi vớt ra.

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 1 lóng tay rồi rửa với nước muối pha loãng khoảng 5 phút.

Bước 2: Làm nước ngâm 

  • Cho vào nồi sạch 250gr đường và 150ml nước mắm rồi đun với lửa nhỏ.

  • Khuấy đều tay đến khi đường tan thì tắt bếp.

Bước 3: Ngâm củ kiệu

  • Trụng hũ thủy tinh qua nước nóng, chùi sạch.

  • Xếp củ kiệu và cà rốt xen kẽ nhau, đổ nước mắm đường đã nấu vào hũ, dùng nan tre đặt lên trên và đậy kín nắp. 

Cho nước mắm ngập củ kiệu

4.3. Thành phẩm

Hũ kiệu để khoảng 7 – 10 ngày có thể dùng được, nếu để ở ngăn mát tủ lạnh có thể dùng được lâu hơn, thậm chí lên đến 6 tháng. Củ kiệu và cà rốt giòn, ngấm vị mặn ngọt của mắm đường đậm vị. Cơm nóng ăn kèm với củ kiệu, cà rốt thôi đã ngon hết sẩy.

Củ kiệu muối

Bài viết trên đã tổng hợp 4 cách làm củ kiệu theo nhiều khẩu vị của các vùng miền khác nhau, hy vọng có thể tăng thêm sự phong phú trong thực đơn của bạn. Mua nguyên liệu an toàn, uy tín, hãy ghé ngay chuỗi hệ thống siêu thị WinMart hoặc Đi chợ online trên app VinID để tích điểm nhé!

Banner CTA Rau củ quả 750

Rate this post

Viết một bình luận