2. Bé bị ho nhiều đờm nên uống siro thảo dược long đờm
1. Bé ho có đờm nên uống các bài thuốc dân gian
Đánh giá
Mẹ đang lo lắng không biết bé bị ho có đờm nên uống thuốc gì để mau giảm ho mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế có rất nhiều mẹo hay cho mẹ sử dụng để trị ho cho bé, đồng thời kết hợp các phương pháp chăm sóc tại nhà giúp tăng hiệu quả. Bài viết dưới đây đảm bảo sẽ thỏa mãn nỗi băn khoăn của mẹ khi chăm sóc trẻ bị ho.
1. Bé ho có đờm nên uống các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian được ông bà đúc kết và truyền lại cho con cháu. Thông thường những vị thuốc dân gian dễ tìm, không tốn chi phí có thể kể đến như quất, mật ong, đường phèn,…
Tuy nhiên, những bài thuốc này sẽ có hiệu quả chậm và thời gian tác dụng ngắn. Vậy nên mẹ có thể áp dụng cho trẻ nếu có biểu hiện nhẹ và kết hợp thêm với thuốc ho thảo dược, thuốc tây y.
1.1. Quất kết hợp với đường phèn
Trong vỏ quất chứa hàm lượng tinh dầu, phần thịt quả chứa đường pectin và đặc biệt là có nhiều vitamin C. Tác dụng của quất giúp kháng viêm, long đờm và giảm ho ở trẻ em.
Đường phèn là đường tinh chế và ít sử dụng hóa chất làm trắng nên thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Đường phèn vị ngọt dịu giúp giảm bớt vị đắng và chua của quất. Công thức này thích hợp với trẻ từ 2 tháng tuổi, tình trạng mới ho, ho có đờm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 – 7 quả quất, 3 – 4 muỗng ăn cơm đường phèn.
Cách làm:
- Bước 1
: Rửa sạch quất, cắt đôi, loại bỏ hạt.
- Bước 2
: Cho quất và đường phèn vào chén.
- Bước 3
: Hấp cách thủy trong 30 phút hoặc nồi cơm, thành hỗn hợp siro.
- Bước 4
: Để nguội siro cho bé dùng.
Lưu ý: Siro nên dùng lúc còn ấm, mẹ cho bé dùng 2 – 3 lần/ngày và bảo quản kín để tránh vi khuẩn và kiến.
1.2. Nước ép củ cải trắng cho bé ho nhiều đờm
Củ cải trắng có thành phần dinh dưỡng như: Protid, glucid, canxi, photpho, vitamin B, PP, C,… Ngoài ra, củ cải trắng có vị ngọt cay, hơi đắng, có tác dụng long đờm, hạn chế tình trạng viêm. Nước ép củ cải phù hợp với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng mới ho, ho có đờm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg củ cải trắng , 250g gừng, 300ml mật ong.
Cách làm:
- Bước 1
: Rửa sạch và gọt vỏ củ cải thái hạt lựu, gừng rửa sạch thái sợi.
- Bước 2
: Cho gừng và nước ép củ cải trắng vào nồi, đun sôi.
- Bước 3
: Đun sôi trong 10 phút, tắt bếp và thêm mật ong, tiếp tục đun.
- Bước 4
: Đun sôi, tắt bếp và chờ nguội, bảo quản trong lọ thủy tinh.
Lưu ý: Mỗi ngày mẹ cho bé dùng 2 lần, mỗi lần uống 5ml. Mẹ có thể pha thêm nước ấm với hỗn hợp này, duy trì uống trong 3 ngày và dùng sau ăn.
Xem thêm: Trẻ ho kiêng ăn gì cho nhanh khỏi? Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý
1.3. Trẻ bị ho có đờm uống gừng pha
Mẹ băn khoăn bé ho có đờm uống gì? hãy nghĩ đến củ gừng. Gừng có nhiều tác dụng trong làm ấm, sát khuẩn, và giảm ho, long đờm. Tác dụng giảm đau, kháng viêm của gừng nhờ trong gừng chứa 2-3% tinh dầu, giúp ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể. Vị thuốc này có thể sử dụng với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng mới ho hoặc ho có đờm, ho khan.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ gừng tươi.
Cách làm:
- Bước 1
: Rửa sạch và bóc vỏ gừng.
- Bước 2
: Thái lát mỏng, cho vào nước ấm trong 5 phút.
- Bước 3
: Pha với mật ong.
Lưu ý: Mẹ có thể pha thêm nước ấm với hỗn hợp này. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần sau khi ăn, mỗi lần uống 5ml.
1.4. Bé bị ho nhiều đờm uống nước lá hẹ
Hẹ thường được sử dụng trong nấu ăn, ngoài ra còn biết đến là một loại dược liệu giúp trẻ giảm ho hiệu quả. Trong hẹ chứa nhiều vitamin A, C, K và khoáng chất khác, chất chống oxy hóa. Đây là bài thuốc phù hợp với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng mới ho, ho có đờm, ho khan.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 12 – 24 gam lá hẹ.
Cách làm:
- Bước 1
: Lá hẹ tươi, nhặt sạch, ngâm với nước muối trong 15 phút.
- Bước 2
: Cắt nhỏ lá hẹ và xay nhuyễn lấy nước.
- Bước 3
: thêm 1 ít nước ấm và lọc lấy hỗn hợp.
Lưu ý: Mỗi ngày mẹ cho bé dùng 2 – 3 lần. Nếu dùng không hết, mẹ nên bảo quản ngăn mát và hâm nóng lại khi cần sử dụng.
1.5. Nước vo gạo kết hợp rau diếp cá
Diếp cá có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, kết hợp với vitamin C trong nước vo gạo giúp giảm ho, long đờm. Rau diếp cá còn có tác dụng hạ sốt, và hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Công thức này được dùng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên có vị tanh nhẹ, mẹ có thể cân nhắc bỏ thêm chút đường phèn để bé dễ uống hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 năm khoảng 5-6 lá rau diếp cá to, 1 chén nước vo gạo (Lấy nước lần vo thứ 2 để giảm bụi bẩn).
Cách làm:
- Bước 1
: Rửa sạch rau diếp cá và xay nhuyễn lấy nước.
- Bước 2
: Cho nước cốt rau diếp cá vào nước vo gạo.
- Bước 3
: Đun sôi hỗn hợp nước sôi khoảng 10 phút.
- Bước 4
: Để nguội, hơi ấm ấm cho trẻ dùng.
Lưu ý: Mỗi ngày mẹ cho bé dùng vào sáng, trưa, tối và dùng sau ăn 1 tiếng.
2. Bé bị ho nhiều đờm nên uống siro thảo dược long đờm
Trẻ ho nhẹ mẹ có thể áp dụng được phương pháp dân gian trên nhưng khi trẻ ho lâu ngày, hoặc ho nhiều, mẹ nên dùng thuốc ho để có tác dụng tốt hơn. Với trẻ nhỏ, mẹ nên ưu tiên dùng dạng siro, vị ngọt của siro trẻ sẽ thích dùng, dễ uống hơn dạng viên cứng.
Trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thành phần thuốc nên mẹ cần tìm thương hiệu uy tín và sản phẩm phù hợp độ tuổi của trẻ. Một giải pháp cho mẹ có thể nhăc tới Prospan – thuốc ho thảo dược được sản xuất bởi hãng dược Engelhard Arzneimittel – Đức và nhập khẩu về Việt Nam. Với thành phần lá thường xuân giúp trẻ giảm ho, long đờm.
Prospan có 2 loại siro dành cho trẻ em. Loại sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là Prospan Cough Syrup. Với trẻ hơn 6 tuổi có thể tham khảo thêm loại Prospan Forte.
Loại sản phẩm
Đối tượng sử dụng và liều dùng
Hương vị
Prospan Cough Syrup (chai siro 100ml)
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Anh đào ngọt dịu
Prospan Forte (dạng chai 100ml)
Trẻ trên 6 tuổi và người lớn
Menthol the mát
3. Bé ho có đờm cần có chế độ chăm sóc khoa học
Khi trẻ ho có đờm cũng thường kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi. Để tăng hiệu quả điều trị ho và giúp bé mau khỏe mạnh, ngoài việc quan tâm bé bị ho có đờm nên uống thuốc gì? mẹ cần lưu ý thêm thực hiện những việc sau:
-
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giúp trẻ thông mũi, dễ thở hơn.
-
Cho bé uống nhiều nước ấm, giúp trẻ dễ chịu hơn khi ho.
-
Gối đầu cao khi nằm để giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn và ngăn cho dịch mũi xuống họng gây ho.
-
Giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách đi tất tay và chân, quàng khăn khi ngủ.
-
Sử dụng máy làm ẩm không khí, vì không khí khô sẽ làm tăng phản xạ ho của trẻ.
-
Chế độ ăn bổ dưỡng và dễ nuốt như cháo, súp, với nguyên liệu giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục.
Xem thêm:
Trẻ không khỏi sau 7 ngày hoặc có biểu hiện nguy hiểm dưới đây thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay:
-
Bé thở mệt, khó thở, thở khò khè. Đây có thể do bệnh viêm phổi, COPD, hen phế quản,… cần được điều trị bằng thuốc.
-
Cơ thể tím, môi thâm, gọi trẻ dậy không được.
-
Ho kèm nôn mửa.
-
Bé sốt cao trên 38 độ, co giật.
-
Bé sơ sinh bú kém, bỏ bú, trên 3 ngày hoặc trẻ biếng ăn, không chịu ăn kéo dài.
-
Bé quấy khóc, không chịu ngủ, thiếp đi khi quá mệt.
-
Bé yếu ớt, mệt mỏi trong người.
Trẻ nhỏ cần được cha mẹ chăm sóc cẩn thận và chú ý dù thay đổi một chút. Đặc biệt khi trẻ ho có đờm.
Qua bài viết trên, hy vọng mẽ đã có nhiều đáp án hữu ích cho câu hỏi bé bị ho có đờm nên uống thuốc gì. Mẹ có thể cho bé dùng bài thuốc dân gian, nhưng nếu bé ho nặng hoặc lâu khỏi mẹ cần dùng thuốc ho dành riêng cho bé dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy liên hệ ngay với Prospan để được tư vấn nhé!
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình