Hiện nay, nuôi cá chép cảnh đang là xu hướng rất thịnh hành ở nước ta. Giống cá này được người dân rất quý trọng và coi như hiện thân của rồng do có truyền thuyết cá chép vượt vũ môn. Đối với những người mới chơi thường gặp khó khăn không biết cách nuôi cá chép cảnh ra sao? Cách lựa chọn và phương pháp kỹ thuật nuôi đúng cách.
Tất cả những điều này sẽ được Phụ kiện cá cảnh Trang Anh chúng tôi chia sẻ trong bài viết hôm nay.
Nguồn gốc của cá chép cảnh
Giống cá chép có nguồn gốc từ châu Á, được du nhập vào Bắc Mỹ vào đầu những năm 1877. Giống cá này có tên khoa học là Cyprinus carpio. Hiện nay, giống cá chép vàng đang được biết đến như một loài vật nuôi mang đến cho người chơi sự may mắn và thịnh vượng, thể hiện cho sự giàu sang, sung túc. Nuôi cá cảnh theo mệnh của mình, theo độ tuổi, cũng là một trào lưu phong thủy của giới chơi cá cảnh hiện nay.
Để hiểu rõ về cách nuôi cá chép cảnh sao cho tốt nhất thì chúng ta cần tìm hiểu về kỹ một số loài cá phổ thông, để hiểu rõ hơn về tập tính của chúng. Vì mỗi loại khác nhau sẽ có cách nuôi cá chép cảnh khác nhau.
Đặc điểm của các loài cá chép cảnh
Cá chép cảnh là loài cá có kích thước trung bình, mình cá hình thoi và dẹp. Đầu của chúng thuôn, miệng rộng, tù, có hình vòng cung. Hai môi thường phát triển không cân đối: môi dưới phát triển hơn môi trên, hàm dưới cũng dài hơn hàm trên.
Cá chép sở hữu 2 cặp râu: Cặp râu từ miệng cá ngắn, cặp râu góc hàm có kích thước bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt.
Chúng có viền xanh đen, viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Bụng cá chép cảnh có màu trắng bạc, chân vây cá có màu hơi đen, vây chúng thường lại có màu đỏ da cam trong rất đặc sắc.
Cá chép cảnh thường sở hữu nhiều vảy hình tròn kích thước lớn. Điểm đặc biệt của chúng là không có dạ dày thực, thức ăn khi đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa ở ruột.
Khi nuôi cá chép cảnh bạn sẽ thấy chúng sống thành từng đàn, mỗi đàn cá thường có ít nhất 5 con. Chúng có tốc độ phát triển khá nhanh, tạp nện sự thích thú cho người chơi.
Hướng dẫn cách nuôi cá chép cảnh phát triển tốt
Những lưu ý trước khi thả cá chép cảnh mới mua về
Khi mua cá chép cảnh về bạn nên cho chúng cách ly bể riêng mà không nên cho thả ngay, để tránh trường hợp một số con bị nhiễm bệnh gây lan ra bệnh khắp bể.
Tốt nhất là bạn nên để vào một bể nhỏ riêng một vài hôm. Nếu nhà không có sẵn những bể dưỡng cá thì chúng ta hãy dùng thuốc phòng nấm, ký sinh trùng hay những bệnh thường vào bể cá sau đó mới tiến hành thả cá vào.
Sau đây, là cách hướng dẫn thả cá cảnh đúng cách:
- Khi mua cá chép cảnh về bạn ngâm bịch cá vào bể nước tầm 15 đến 20 phút để cá quen với môi trường.
- Múc nước trong bể cho vào bịch đựng cá để cá tiếp xúc dần dần và thích nghi với môi trường mới.
- Hạ thấp bịch đựng cá vào bể chứa, mở miệng túi cho cá trong bịch từ từ bơi ra ngoài. Lưu ý, tuyệt đối bạn không nên đổ bịch cá chép trực tiếp vào bể, vì chúng dễ bị sốc với môi trường, dễ khiến cá bị suy yếu và có thể dẫn đến chết.
Các loại thức ăn phổ biến cho cá chép cảnh
Cá chép cảnh là một loại cá ăn tạp. Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, chế độ ăn của cá sẽ khác nhau.
Cụ thể như sau:
- Đối với giai đoạn cá chép cảnh dưới 15 ngày tuổi: Nên cho chúng ăn bobo, lòng đỏ trứng luộc chín và những động vật phiêu sinh. Giúp cho cá dễ tiêu hoá và đây là những loại thức ăn cá 10 ngày tuổi cực kì thích.
- Giai đoạn cá chép từ 15 đến 30 ngày tuổi: Bạn nên cho chúng ăn dần làm quen với lăn quăn, trùn chỉ và những động vật đáy… Ở giai đoạn này, bạn nên tăng cường chất dinh dưỡng để chúng đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
- Khi cá chép cảnh được 30 ngày tuổi trở đi: Thức ăn của chúng được đa dạng hơn. Bạn có thể cho chúng ăn ốc, trai, giun, ấu trùn đất. Ngoài ra, chúng ta còn cho chúng ăn cả các loại cám, bã đậu, lúa lép, thức ăn dạng viên…Vì cá chép ăn khá tạp nên ở giai đoạn này bạn có thể cho chúng ăn đa dạng thức ăn và theo ý mình mong muốn.
Chế độ thay nước cho bể cá
Tùy vào độ tuổi của cá và độ sạch của nước trong bể của bạn. Thường thì chúng ta nên thay mỗi tháng 2 đến 3 lần. Mỗi lần thay không nên thay 100% nước, tránh thay đổi môi trường đột ngột. Chỉ nên thay 60-70% nước trong bể, vẫn nên dữ lại nước cũ.
Cách phòng tránh bệnh cho cá chép cảnh
Cách nuôi cá chép cảnh và chăm sóc chúng khá đơn giản. Để công việc trở nên đơn giản thì chúng ta phải biết phòng bệnh trong quá trình nuôi chúng, bạn nên giữ vệ sinh của bể nuôi và môi trường nước phải sạch sẽ, tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập cá. Nên lên lịch vệ sinh định kỳ bể nuôi, để dữ cho bể nuôi trong tình trạng sạch.
Một điều bạn không nên bỏ qua đó là nên tẩy giun sán và uống kháng sinh định kỳ. Để cá tăng sức đề kháng trong cơ thể.
Các chủng loại cá chép cảnh phổ biến hiện nay
1. Cá chép vàng
Cá chép vàng có tên gọi khoa học là Carassius auratus. Đây là một trong những loài cá nước ngọt thuần hóa sớm nhất, được người chơi cực kì ưa chuộng vì đặc tính dễ nuôi, dễ thích nghi. Cách nuôi cá chép cảnh khá đơn giản và hầu như phù hợp với tất cả các tầng lớp đều có thể chơi được.
Với tập tính hiền lành, dễ thích nghi với môi trường sống mới. Nên đa số chúng có thể sống chung với các loại cá khác mà ít gây xung đột.
2. Cá chép Nhật (cá koi)
Cá chép Nhật có tên khoa học Cyprinus capido, nó còn có tên gọi khác là cá chép đôi phụng. Có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc được các nhà khảo cổ học tìm thấy hóa thạch từ 2 triệu năm. Cho đến đầu những năm thế kỉ 20, năm 1914 để tôn vinh hoàng tử Hirohito. Họ đã tiến hành mở triển lãm về cá chép tại đảo Niigata, Tokio.
Cá chép Nhật hay cá Koi có hai màu chủ đạo là màu đỏ và trắng. Chúng được chia ra làm hai loại là cá Koi chuẩn và cá Koi bướm.
Chúng có chiều dài lớn nhất khoảng 1m và tuổi thọ lên đến 8 đến 10 năm. Thời gian sống còn tùy thuộc vào điều kiện và môi trường sống của chúng. Đây là một giống cá chép cảnh có giá trị, và được nhiều người chơi săn đón hiện nay.
Trên đây là những kiến thức về cách nuôi cá chép cảnh phát triển tốt và tìm hiểu sơ qua nguồn gốc xuất xứ của chúng. Sau bài viết này chúng tôi muốn mang đến cho các bạn nhiều hơn về cách nuôi cá chép cảnh nói chung, cũng như về kiến thức thuỷ sinh nói riêng.
Nếu các bạn muốn được tư vấn các kiến thức thuỷ sinh, cũng như các phụ kiện chăm sóc cá cảnh. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, Phụ Kiên Cá Cảnh Trang Anh hân hạnh được phục vụ.