Bật mí cách nuôi cá chép giòn chi tiết từ A – Z – Vinong Sinh học Đức Bình

5/5 – (69 bình chọn)

Cách nuôi cá chép giòn về cơ bản không quá phức tạp. Tuy vậy để đảm bảo chất lượng cá xuất bán tốt nhất bạn hãy nắm bắt kỹ thuật nuôi cá chép giòn được bật mí sau đây.

Cá chép giòn là giống cá được ghi nhận có giá trị kinh tế cao và tiềm năng tiêu dùng lớn. Vì thế ngày càng có nhiều nông hộ quyết định chuyển đổi mô hình nuôi trồng cá chép giòn. Tuy nhiên làm sao để nuôi cá chép giòn mang lại chất lượng hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Vậy nên góc thông tin sau đây chúng tôi sẽ bật mí cách nuôi cá chép giòn chi tiết chuẩn kỹ thuật.

Chuẩn bị ao nuôi – Bước đầu trong cách nuôi cá chép giòn chuẩn kỹ thuật

Cá chép giòn là giống cá có thể phù hợp sinh sống trong cả ao đất, lồng bè hay bể xi măng. Tuy nhiên để giống cá này phát triển khỏe mạnh và đạt kích thước tối đa thì bạn cần chuẩn bị ao nuôi cẩn thận. Tốt nhất, bạn phải đảm bảo ao nuôi cá đạt được các điều kiện sau:

Cách nuôi cá chép giòn

Vị trí

Ao nuôi cá nên gần nhà. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, quản lý ao cá phòng trường hợp mất trộm. Bởi vì cá chép giòn ăn ngon, có giá trị kinh tế cao. Trường hợp ao xa nhà bạn nên xây dựng thêm chòi gác.

Đặc biệt ao nuôi cá giòn cần phải gần nguồn nước sạch để đáp ứng nhu cầu thay nước thường xuyên. Bạn nên khảo sát kỹ để tránh các mạch nước ngầm. Nguyên nhân là do, nước ngầm có thể mang tới những thành phần kim loại độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Diện tích

Diện tích ao nuôi cá tối thiểu cần đạt từ 2.000m2 – 5.000m2. Độ sâu của ao nuôi tốt nhất hơn 2m. Khoảng cách từ mặt nước đến miệng cao nên cách ít nhất 40- 50cm.

Đáy ao

Chất đấy nuôi cá chép giòn phải đảm bảo không bị chua hoặc mặn. Nếu trường hợp đáy ao bị chua/mặn thì phải xử lý trước khi thả cá vào. Theo đó, bạn tiến hành như sau:

  • Tháo cạn nước trong ao
  • Dọn dẹp bèo cỏ, vét bùn. Chỉ nên để lại lớp bùn có độ dày khoảng 20 – 30cm
  • San đáy đều, bằng phẳng
  • Rải vôi khắp mặt ao. Trung bình 8 – 10kg vôi cho khoảng 100m2 đáy ao.
  • Phơi đáy ao khoảng chừng 3–4 ngày
  • Bơm nước sạch vào ao. Mực nước nên ở khoảng tầm 1.8 – 2m.

Ngoài ra, cách nuôi cá chép giòn chuẩn kỹ thuật cần có thiết bị phụ trợ dòng chảy. Theo đó, bạn nên lắp thêm máy bơm hay quạt nước. Điều này sẽ giúp cá giòn khi nuôi thường xuyên bơi lội, hoạt động.

Chuẩn bị ao nuôi cá

Chọn giống cá chép giòn

Trong cách nuôi cá chép giòn thì khâu chọn giống cá rất quan trọng. Vì thế với tư cách người nuôi trồng bạn cần thận trọng nắm bắt đặc điểm cá chép giòn giống để lựa chọn.

Chính xác, theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì khi chọn cá chép giòn giống bạn nên đảm bảo các đặc điểm sau:

  • Chọn cá nuôi thương phẩm có trọng lượng 0.8 – 1kg/con
  • Chọn cá khỏe mạnh, vây và vẩy hoàn chỉnh. Không chọn cá giống bị xây xát.
  • Chọn cá có thân không mất nhớt
  • Ưu tiên chọn cá kích cỡ đồng đều
  • Cá bơi lội nhanh nhẹn. Khi thả trong nước cá bơi chìm thành đàn

Một khi chọn xong giống cá bạn hãy chú ý thêm về khâu vận chuyển. Bởi vì cá chép giòn có đặc điểm kích thước lớn nên phải vận chuyển cẩn thận không làm cá chết hay mệt mỏi.

Thả cá vào ao nuôi

Thả cá chép giòn giống vào ao là công việc khá đơn giản. Tuy nhiên trên thực tế trong cách nuôi cá chép giòn chuẩn kỹ thuật thì việc thả cá được các chuyên gia rất chú trọng. Bởi vì rất nhiều nông hộ đã phạm sai lầm khi thả cá giống vào ao.

Vậy cụ thể kỹ thuật thả cá chép giòn giống vào ao như thế nào đúng? Đầu tiên bạn cần đảm bảo mật độ thả cá. Theo đó, nếu bạn nuôi cá trong ao đất đào thì hãy đảm bảo mật độ 0.5 – 1 con/m2. Trường hợp bạn thả cá vào ao với mật độ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng đàn cá tranh giành thức ăn. Điều này đồng nghĩa có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cũng như kích thước cá khi xuất bán.

Thả cá giống vào ao nuôi

Đặc biệt, trước khi thả cá chép giòn giống vào ao nuôi bạn cần tiến hành tắm cho cá. Công việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho cá giống. Đồng thời mang đến hiệu quả phòng ngừa mầm bệnh cho cá. Thông thường, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau để tắm cho cá giống:

  • Cách 1: Bạn sử dụng muối pha loãng 2 -3% để cho vào bể ngâm cá chép giòn giống. Thời gian ngâm tối đa khoảng 5 – 10 phút.
  • Cách 2: Bạn sử dụng thuốc tím để cho vào bể ngâm cá giống. Liều lượng là 30 – 50g/m2. Đồng thời gian gian ngâm khoảng 10 – 15 phút.

Ngoài ra, bạn lưu ý nên vớt cá trong bể tắm và thả vào ao nuôi vào khoảng thời gian buổi chiều mát mẻ.

Chăm sóc và quản lý cá chép giòn

Bước tiếp theo trong cách nuôi cá chép giòn hiệu quả, đúng kỹ thuật là chăm sóc và quản lý. Cụ thể những vấn đề bạn cần quan tâm đó là:

Thức ăn của cá chép giòn

Trên thực tế cách nuôi cá chép giòn có hiệu quả hay không phụ thuộc khá lớn vào việc chăm sóc. Trong đó, việc quan trọng hàng đầu chính là lựa chọn thức ăn cho cá chép giòn. Vậy cá chép giòn ăn gì?

Về cơ bản bạn hãy nhớ, cá chép giòn là giống cá sống ở tầng đáy. Vì thế thức ăn của cá khá đa dạng. Cá có thể ăn tôm, công trùng hay những sinh vật phù du dưới đáy. Tuy nhiên khi bạn nuôi cá chép giòn theo mô hình thương phẩm thì cần phải cung cấp nhiều loại thức ăn dinh dưỡng cho cá. Có như vậy, cá chép giòn xuất bán thịt mới ngon, kích thước mới lớn.

Cho cá chép giòn ăn hạt đậu tằm

Song nhìn chung hiện nay khẩu phần ăn của cá chép giòn chủ yếu vẫn là hạt đậu tằm và cám viên. Trong đó đậu tằm có giá khá đắt nên chỉ được sử dụng khi cá phát triển ở giai đoạn nhỡ.

Đọc ngay: Tự làm thức ăn cho cá giá rẻ chuẩn kỹ thuật

Chế biến thức ăn cho cá 

Sau khi xác định được nguồn thức ăn của cá chép giòn bạn có thể tìm mua. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng thức ăn của cá chép không thể cho ăn trực tiếp. Ngược lại, trước khi cho cá nuôi trong ao ăn bạn phải tiến hành chế biến sơ qua.

  • Đối với hạt đậu tằm: Bạn cần đem ngâm hạt đậu tằm trong nước. Thời gian ngâm từ 12 – 24 tiếng. Sau đó, bạn đãi, rửa lại thật sạch. Nếu thấy có những hạt đậu kích thước quá to bạn có thể cắt nhỏ. Tiếp tục, bạn trộn hạt đậu tằm cùng muối pha 1 – 2%. Rồi ngâm hạt trong 10 – 15 phút. Như vậy là bạn có thể đem đậu tằm đi cho cá ăn.
  • Cám viên tự ép: Việc phối hợp các nguyên liệu và sản xuất cám viên tự ép cho cá chép giòn ăn là một giải pháp lý tưởng. Chẳng hạn bạn kết hợp các nguyên liệu như bột ngô, khô đậu tương, cám gạo, bột thịt cá. Sau đó lên men với EM và ủ trong thời gian nhất định. Cuối cùng cho vào máy sản xuất cám viên dinh dưỡng cho cá ăn.

Cách cho cá ăn

Đây là khâu quan trọng trong cách nuôi cá chép giòn. Theo đó với tư cách người nuôi cá bạn hãy chú ý loài cá này có thể tiêu thức lượng thức ăn bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên khẩu phần và cách cho cá ăn phải đúng kỹ thuật. Chi tiết như sau:

  • 5 ngày đầu có thể bỏ đói cá. Tức là bạn không cho cá ăn gì vào 5 ngày đầu.
  • 5 ngày tiếp theo bạn cho cá ăn đậu tằm đã chế biến. Khẩu phần ăn tương ứng khoảng 0.03% khối lượng cá. Tốt nhất bạn nên cho cá ăn vào thời gian chiều tối, khoảng 16h. Đây là thời gian lý tưởng mà cá chép giòn có thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Một khi cá trong ao nuôi đã quen với nguồn thức ăn đậu tằm bạn hãy tăng tần suất cho ăn. Mỗi ngày 2 lần. Sáng sớm 6 – Còn buổi chiều 16h – 17h. Đặc biệt bạn cũng cần tăng khẩu phần ăn của cá lên 1.5 – 3% khối lượng đàn cá.

Cho cá ăn đúng cách, đúng khẩu phần

Thông thường cách nuôi cá chép giòn được chuyên gia chia sẻ có nhắc nhiều tới máng cho cá ăn. Theo đó, máng ăn được làm bằng khung sắt với diện tích khoản 2m2 và cao khoảng 25 – 30cm. Xung quanh máng được vây 2 lớp chắc chắn ngăn cho thức ăn không rơi ra ngoài. Vì thế khi nuôi, chăm sóc cá bạn nên bố trí máng ăn.

Tuy nhiên bạn lưu ý, máng ăn phải được vệ sinh sạch sẽ. Định kỳ bạn có thể tiến hành 2 lần/tháng.

Chăm sóc đàn cá và ao nuôi

Không ít nông hộ bỏ qua việc chăm sóc đàn cá và ao nuôi dẫn đến cách nuôi cá chép giòn thất bại. Vì thế để không phải đối mặt với kết quả ấy bạn hãy lưu ý.

  • Thăm nom đàn cá trong ao mỗi ngày
  • Kiểm tra mực nước trong ao để kịp thời điều chỉnh giúp duy trì độ sâu lý tưởng cho cá sinh sống.
  • Kiểm tra thường xuyên khu vực lưới chắn hay thoát nước, miệng cống. Bạn phải đảm bảo nước ngầm bên ngoài chảy vào trong ao nuôi cá.
  • Rải vôi định kỳ để cải tạo nước. Tốt nhất 15 ngày/1 lần. Đặc biệt lượng vôi dùng chuẩn là 1 – 2kg/100m3.

Phòng bệnh cho cá

Khi tiến hành cách nuôi cá chép giòn bạn cần chú trọng đến việc phòng bệnh cho cá. Mặc dù cá chép giòn là loài cá có thể thích nghi tốt nhưng bạn cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh để tránh thiệt hại lớn.

Phòng ngừa bệnh cho cá nuôi

Tốt nhất bạn hãy sử dụng Tiên Đắc I để trộn vào thức ăn cho cá ăn. Bạn có thể trộn trong cám viên tự ép. Mỗi tháng bạn chỉ cần cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tiếp. Lượng thuốc dùng là 100g thuốc/500kg cá/ngày.  Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm Vitamin C cho cá ăn. Lượng dùng chuẩn là 30ng/kg thức ăn.

Thu hoạch cá chép giòn

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn không quy định chính xác về thời điểm thu hoạch. Thay vào đó tùy thuộc vào mong muốn và điều kiện cá xuất bán của bạn. Tuy nhiên thông thường một vụ cá chép giòn nuôi ao có thể xuất bán sau khoảng 5 – 6 tháng.

Kết luận

Chúng tôi vừa chia sẻ cách nuôi cá chép giòn đúng kỹ thuật. Bạn có thể thấy kỹ thuật nuôi cá chép giòn cũng không hề quá khó phải không nào. Vậy bạn hãy nhanh tay ghi chép tài liệu để áp dụng trong thực tiễn nuôi trồng. Đặc biệt nếu bạn cần chuyên gia hỗ trợ thêm về kiến thức chuyên môn hãy liên hệ Vinong Sinh học Đức Bình. Bạn có thể xem thông tin liên hệ tại https://vinong.net/.

Xem thêm: Cách xử lý nước ao bị thối hiệu quả và nhanh chóng nhất

Rate this post

Viết một bình luận