là kinh đô thứ ba của Việt Nam (sau Phong Châu và Cổ Loa Thành). Suốt hơn 1000 năm tồn tại, nơi này vẫn là một niềm tự hào bất diệt trong sử sách dân tộc. Cùngvề thăm lại cố đô trong bài viết sau nhé!
1. Đôi nét về cố đô Hoa Lư Ninh Bình
Cố đô Hoa Lư tọa lạc tại xã Trường Yên – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình. Nơi này được UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An và cũng là quần thể di tích cấp quốc gia của Việt Nam. Lịch sử Cố đô Hoa Lư Ninh Bình có ý nghĩa trọng đại gắn liền với 3 triều đại Đinh – Tiền Lê – đầu nhà Lý.
Ảnh: sưu tầm
Sử tích cố đô Hoa Lưu ghi chép lại: với vị trí địa lý “núi trong sông, sông trong núi” cực kỳ hài hòa về mặt phong thủy và thuận lợi về mặt quân sự, nơi này chính thức được vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm kinh đô sau cuộc tổng dẹp loạn 12 sứ quân năm 968.
Khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư xưa có diện tích rộng 300 hecta với 3 vòng thành cổ Hoa Lư kiên cố gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Nơi này được bao bọc bởi sông và núi đá vòng cung kiên cố. Sau hơn 1000 năm biến đổi, dù không còn giữ được hình dáng nguyên vẹn như thuở sơ khai nhưng một số di tích cố đô Hoa Lư trọng điểm như đền thờ và chùa chiền vẫn còn được lưu giữ rất tốt cho đến tận ngày nay. Và ý nghĩa cố đô Hoa Lư vẫn luôn được khẳng định và bảo tồn.
Ảnh: @ha.mint12
Khám phá ngay những địa điểm du lịch hot nhất Ninh Bình:
2. Phương tiện di chuyển đến cố đô Hoa Lư
Từ Hà Nội đến thành phố Ninh Bình cách một quãng đường gần 95km. Vậy nên bạn dễ dàng vi vu đến đây bằng xe khách hoặc tàu hỏa đều được nhé. Sau khi đến trung tâm Ninh Bình bạn có thể ngồi taxi hoặc xe ôm thêm khoảng 10km nữa là đến được cố đô.
- Giá vé xe khách tuyến Mỹ Đình/Bát Giáp – Ninh Bình: khoảng 60.000đ – 70.000đ
- Giá vé tàu hỏa tuyến Hà Nội – Ninh Bình: khoảng 100.000đ – 200.000đ
Ảnh:@ _ptl.99_
Riêng đối với những bạn có ý định tham quan tích hợp cố đô Hoa Lư và nhiều điểm khác nữa thì nên thuê xe máy tại trung tâm. Như vậy bạn sẽ chủ động được thời gian và tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể nữa đó. Mức giá thuê xe máy sẽ rơi vào khoảng 80.000đ – 120.000đ/ngày, tùy vào loại xe mà bạn muốn thuê là xe số hoặc tay ga nhé.
Ảnh: @th.nga195_
Gợi ý địa chỉ thuê xe máy tại thành phố Ninh Bình:
1 – Phương Tiến
- Điện thoại: 094 286 20 99 – 0946 905 942
- Địa chỉ: Số 48 Ngõ 104, Lê Thái Tổ, Tân Thành, Ninh Bình
2 – Ninh Binh Motorbike
- Điện thoại: 0816 712 333
- Địa chỉ: Tuân Cáo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình
3 – Motogo
- Điện thoại: 0338 02 3344
- Địa chỉ: 42 đường 27/7 Nam Bình, Ninh Bình
Ảnh: @nykylyly
3. Thời điểm lý tưởng để tham quan di tích cố đô Hoa Lư
Sau xuân là lúc cố đô Hoa Lư Ninh Bình cực kỳ tất bật với rất nhiều lễ hội dân gian. Do đó đây là khoảng thời gian tuyệt nhất để khám phá cố đô nếu bạn yêu thích không khí tươi vui và nhộn nhịp của mùa lễ hội.
Ảnh: @nguyen_thanh_kieu
Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 5 cũng là thời điểm lý tưởng được nhiều bạn trẻ lựa chọn để check-in Ninh Bình. Lúc này thời tiết miền Bắc bước vào mùa khô, nắng dịu hơn và khí hậu cũng tương đối mát mẻ để bạn tham thú nhiều nơi mà không bị mệt.
Đặc biệt, cuối tháng 5 đầu tháng 6 cũng là lúc những cánh đồng lúa Ninh Bình bước vào vụ gặt. Tầng tầng lớp lớp những đồng lúa chín vàng ươm chạy dọc theo các cung đường tạo nên cảnh sắc quyến rũ mê hồn.
4. Giá vé vào Cố đô Hoa Lư
Để vào thăm khu di tích Hoa Lư, bạn sẽ cần mua vé vào cửa. Cụ thể, giá vé cố đô Hoa Lư là 20.000 đồng/người/lượt. Ngoài ra, nếu bạn muốn vào thăm Động Am Tiên – Tuyệt Tình Cốc thì sẽ tính riêng. Giá vé vào Động Am Tiên là 20.000 đồng/người/lượt.
Giá vé cố đô Hoa Lư vào cửa tham quan rất rẻ nhưng Digiticket tin rằng bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. Bạn sẽ tìm hiểu được những câu chuyện, giá trị lịch sử và sở hữu các tấm hình cực xinh.
5. Bản đồ du lịch khu di tích Cố đô Hoa Lư Ninh Bình
Ghé thăm Cố đô Hoa Lư cổ kính, bạn hãy lưu lại bản đồ du lịch cố đô Hoa Lư nhé. Chiếc bản đồ này sẽ rất hữu ích với nhóm bạn đấy:
Ảnh: sưu tầm
6. Cố đô Hoa Lư có gì đặc sắc?
Không chỉ có ý nghĩa trọng đại về mặt lịch sử, Hoa Lư Ninh Bình còn là một biểu tượng sống động của lối kiến trúc sắc sảo bậc nhất thời bấy giờ. Sau đây là một vài điểm đến mà bạn nên ghé qua khi du lịch đến đây nhé. Trước hết là các đền Hoa Lư, nơi thờ các vị vua của nước ta:
6.1 Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc đặc sắc nhất trong quần thể di tích Hoa Lư. Nơi này được chia thành 2 khu vực chính là Bái Đường và Chính Cung. Bước vào bên trong bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước vô số những tấm bình phong, bia ký, cột kinh phật khắc chữ Phạn và những bức tranh gỗ được chạm trổ cực kỳ tinh xảo.
Ảnh: @ani_nhung
Sau khi khám phá tất tần tật khu vực trong đền thì bạn đừng quên check-in tại khuôn viên sân rồng nhé. Cảnh trí tại đây vừa uy nghi, vừa cổ kính với hai trụ cột lớn phủ đầy rêu phong. Giữa sân rồng còn có long sàn bằng đá được chạm nổi một cách kì công.
6.2 Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ vua Lê Đại Hành tọa lạc trong khuôn viên của di tích cố đô Hoa Lư, cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300m về phía Bắc. Ngôi đền này có kết cấu gồm 3 phần: Bái Đường, Thiêu Hương, Chính Cung. Mỗi phần giữ một chức năng nhất định và mang màu sắc riêng.
Ảnh: @mai_lan_huong_ly88
Cụ thể, khu vực Bái Đường mang đến cho bạn cảm giác hiếu kì trước các mảng chạm khắc hoa văn sống động đến bất ngờ. Tiếp đến là Thiêu Hương trầm mặc và uy nghi. Đây cũng là nơi thờ phụng tứ trụ triều Tiền Lê.
Ảnh: @kookmin975
Cuối cùng là khu vực Chính Cung dùng để thờ tượng vua Lê Đại Hành (gian giữa), hoàng hậu Dương Vân Nga (gian trái) và con thứ của ông là Lê Long Đĩnh (gian phải). Xung quanh lối dẫn vào đền vẫn còn tồn tại rất nhiều hòn non bộ tạc hình Long – Phụng vô cùng diễm lệ. Đồng thời tại nơi này còn có một gốc cây duối 300 năm tuổi cực kỳ quý hiếm.
6.3 Chùa Nhất Trụ
Sau khi đến viếng đền thờ vua Lê Đại Hành thì bạn có thể tranh thủ cuốc bộ để đến tham quan chùa Nhất Trụ cách đó 100m. Ngôi chùa nổi bật với cột kinh bằng đá cao hơn 14m với 8 mặt đều được khắc kinh Lăng Nghiêm. Kinh thạch cổ có 1-0-2 này cũng là điểm check-in không thể bỏ lỡ của nhiều bạn trẻ khi có dịp ghé thăm cố đô.
Ảnh: @mai.742002
6.4 Hoa Lư Tứ Trấn
Hoa Lư Tứ Trấn là nơi thờ tự của bốn vị thần trấn giữ 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc tại cố đô: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Thần Không Lộ. Đây là điểm đến mang đậm giá trị tín ngưỡng và tâm linh của người dân Ninh Bình qua nhiều thế hệ.
Ảnh: sưu tầm
6.5 Động Am Tiên
Cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 400m về phía Đông, động Am Tiên còn được team yêu phượt ưu ái đặt cho biệt danh “tuyệt tình cốc Ninh Bình”. Nơi này mang vẻ đẹp thanh bình, trầm mặc với hồ nước xanh trong không gợn sóng. Bao quanh hồ là những vách đá sừng sững cùng vô vàn những loại cây rừng già đan xen trùng điệp. Xa xa còn có một bức cổng thành phủ đầy rêu phong càng làm cho nơi này trở nên uy nghi một cách lạ kì.
Ảnh: @trangpinkyy
Nếu muốn ngắm nhìn “tuyệt tình cốc” một cách bao quát từ vị trí cao hơn thì bạn có thể di chuyển lên chùa Am Tiên. Đây là nơi tu hành của thái hậu Dương Vân Nga ở những năm tháng cuối đời. Tuy nhiên đường lên đến chùa tương đối khó nhằn và bạn cần vượt qua hơn 200 bậc thang dốc mới chạm được đến cổng chùa nhé.
Ảnh: @moon_travel_2018
7. Ăn gì ngon khi du lịch Hoa Lư?
Bên cạnh những di tích đẹp mê mẫn mà bạn có thể săn cả kho hình thì ẩm thực nơi này cũng chứa đựng nhiều điều thú vị. Cùng chúng mình khám phá top 3 đặc sản Ninh Bình khi du lịch cố đô Hoa Lư ngay thôi nào!
7.1 Cơm cháy Ninh Bình
Cơm cháy là cái tên không thể không nhắc đến khi nói về đặc sản Ninh Bình. Để làm ra món cơm cháy vàng ruộm, giòn tan đúng chuẩn thì loại gạo sử dụng phải dẻo và thơm.
Ảnh: @vincele379
Cơm sau khi cán vàng đều trên chảo gang sẽ được cắt thành từng mảng vừa ăn và phục vụ ngay khi món ăn vẫn còn ngút khói. Cơm cháy Ninh Bình sẽ càng tuyệt hơn nếu bạn dùng kèm nước sốt và dê núi Ninh Bình.
7.2 Dê núi Ninh Bình
Như đã đề cập bên trên, dê núi Ninh Bình chính là chân ái “không thể tách rời” của món cơm cháy “thần thánh”. Các món ngon làm từ dê núi được rất nhiều thánh ăn săn đón bởi thịt ngọt mềm, không quá dai và nhất là không có mùi tanh.
Ảnh: @trangpinkyy
Từ thịt dê núi người dân nơi đây có thể biến tấu ra nhiều món ngon như dê nướng, hấp, xào lăn,… Khi thưởng thức dê núi thì bạn nên kết hợp dùng kèm với các loại rau tươi và tương nhé. Món ăn này chắc chắn sẽ khiến những tín đồ ẩm thực “u mê” không lối thoát.
7.3 Nem chua Yên Mạc
Nếu có dịp du lịch đến Ninh Bình thì không quá khó để săn tìm nem chua Yên Mạc. Đây là một trong những món ngon đặc sản được nhiều bạn trẻ mua về làm quà sau những chuyến đi đến cố đô Hoa Lư.
Ảnh: sưu tầm
Nem chua Yên Mạc được làm từ phần thịt mông tươi của những con lợn vừa xẻ thịt. Nhờ vậy mà thành phẩm thu được sẽ dai, tơi và lên màu hồng nhạt rất đẹp mắt. Nem Yên Mạc có dư vị chua ngọt hài hòa nên bạn có thể ăn kèm với nhiều món ăn khác hoặc dùng như quà vặt cũng rất tuyệt nhé.
Hy vọng với những kinh nghiệm tham quan cố đô Hoa Lư từ Digiticket sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch Ninh Bình sắp tới. Đừng ngần ngại xách balo lên và đi – vì Việt Nam của chúng mình vẫn còn đẹp lắm!
Ảnh đại diện: @nguyen_thanh_kieu
Gợi ý những địa điểm du lịch đẹp nhất Ninh Bình:
- 1 ngày trải nghiệm vườn Quốc gia Cúc Phương
- Cuối tuần set kèo thư giãn tại Tam Cốc Ninh Bình