Chơi gì để bé thông minh khi bé từ 0 – 12 tháng tuổi?
Trong năm đầu đời, hệ thần kinh và trí não của bé phát triển mạnh mẽ nhất và phát triển với một tốc độ nhanh chóng gấp nhiều lần so với các cơ quan khác. Vì thế việc lựa chọn các hoạt động vui chơi cùng bé là việc cần thiết. Với độ tuổi này ba mẹ không cần những món đồ chơi quá đắt tiền hay phức tạp, cầu kỳ. Điều vô giá nhất đối với bé trong thời gian này chính là ba mẹ, người sẽ đồng hành và giúp con phát triển toàn diện và hiệu quả. Dựa vào độ tuổi của bé mà ba mẹ có thể lựa chọn trò chơi phù hợp giúp bé phát huy tối đa về thể chất và não bộ.
Bé 0 – 12 tháng tuổi: Chơi gì để bé thông minh?
Giai đoạn: Bé 0 – 1 tháng tuổi
Đối với trẻ còn quá nhỏ dưới 1 tháng tuổi, cần chơi gì để bé thông minh hơn? Não bộ của bé trong giai đoạn này chỉ phát triển trí nhớ ngắn hạn nên càng có ít thay đổi trong mọi việc thì bé sẽ càng nhớ lâu. Bạn nên bắt đầu với trò chơi thông minh cho bé thật đơn giản để rèn luyện trí nhớ cho bé nhớ gương mặt người thân, cầm nắm đồ vật.
- Trò chuyện cùng bé và thời điểm tốt nhất là khi bạn đang thay bỉm cho bé. Đừng yên lặng vì nghĩ bé chưa biết gì mà thay vào đó hãy trò chuyện, nói cho biết cảm giác ẩm ướt và khó chịu là như thế nào. Sau khi thay bỉm xong thì cảm giác khô ráo, thoải mái ra sao. Hãy điều chỉnh giọng bạn lên cao xuống thấp, tạo ra nhịp điệu trong lời nói của bạn giúp bé hứng thú với câu chuyện. Lặp lại như vậy dần dần bé sẽ hóng chuyện và đáp lại lời mẹ.
- Ba mẹ đừng nên bao bọc con quá kỹ mà hãy bỏ dần những đôi bao tay để bé có cơ hội tiếp xúc và cảm nhận nhiệt độ bên ngoài. Hãy cho bé cầm những vật liệu mà bạn có thể kiểm soát được như những mảnh vải với chất liệu khác nhau, những vòng gỗ đồ chơi hay chỉ các đồ dụng có sẵn trong nhà.
Giai đoạn: Bé 2 tháng tuổi
Giai đoạn này bé có thể bắt đầu bi bô nói chuyện, biết thể hiện cảm xúc hài lòng, không hài lòng và nhận thức được những tác động xung quanh như người thân, đồ vật, âm thanh,…. Hoạt động tốt cho bé trong giai đoạn này:
- Ghé mặt lại gần con (cách khoảng 20 – 30 cm) và trò chuyện cùng bé. Hãy cho con nhìn gương mặt mẹ, nụ cười và điệu bộ của mẹ qua đây có thể rèn luyện trí nhớ cho bé và gia tăng tình cảm, sự gắn kết cho mẹ và bé.
- Soi gương cho bé nhận ra gương mặt mình
- Tập cho bé các bài tập thể dục như đạp xe đạp, duỗi chân tay,…
Giai đoạn: Bé 3 tháng tuổi
Thời gian này bé sẽ ít ngủ hơn trước đây và bé dành nhiều thời gian hơn để khám phá thế giới xung quanh, vận động bằng cách khua tay múa chân liên tục. Mẹ có thể cho bé chơi:
- Đặt bé nằm sấp nhiều lần trong ngày giúp cổ bé cứng cáp và có thể nhìn mọi vật xung quanh dưới góc độ mới mẻ hơn, rõ ràng hơn. Nhờ đó bé sẽ học được khả năng bắt chước từ những việc xung quanh bé có thể nhìn thấy.
- Tập cho bé nhìn thấy mình và bạn trong gương sau đó dần chỉ cho bé đâu là mắt, mũi , miệng, … từ đó bé sẽ học được các bộ phận cơ thể và sự khác biệt, đặc trưng cơ bản của con người mà các loài vật không có.
Giai đoạn: Bé 4 tháng tuổi
Trò chơi quan trọng nhất trong giai đoạn này là dạy bé với lấy đồ vật. Bạn hãy chuẩn bị cho bé những món đồ chơi thật bất mắt và có âm thanh lắc cho bé nghe. Khi đó bé sẽ vươn người ra lấy. Đây là nền tảng để bé có thế di chuyển cơ thể cho việc tập lẫy và tập ngồi trong thời gian tới.
Giai đoạn: Bé 5 tháng tuổi
Giai đoạn này hệ xương của bé dần cứng cáp hơn và bé bắt đầu tập ngồi. Bạn hãy cho bé:
- Cho bé nhìn thấy, chỉ và gọi tên bất kỳ vật dụng nào trong nhà mà bé chú ý.
- Cho bé xem các bức ảnh, bức tranh hay là những quyển sách to đầy màu sắc.
- Chơi ú òa tạo ra tiếng cười cho bé
Giai đoạn: Bé 6 tháng tuổi
Bạn có thể:
- Gọi tên bé thường xuyên mỗi khi bạn vào phòng hoặc về nhà bé sẽ quanh quất tìm kiếm tiếng bạn phát ra từ đâu. Và thế là bé có thể biết được tên mình.
- Đặt một món đồ chơi yêu thích hơi xa tầm tay khi bé đang nằm sấp. Bé sẽ có động lực để lật và trườn để lấy. Bạn cũng có thể đặt trước mặt khi bé đang trong tư thế ngồi. Những bài tập này sẽ khuyến khích bé lấy đồ chơi bằng một tay và rèn luyện khả năng thăng bằng.
Giai đoạn: Bé 7 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ cũng đã có thể tự ngồi dậy, nhìn ngắm xung quanh lâu hơn và lật người sấp hoặc ngửa. Khuyến khích bạn nên cho bé:
- Nghe những bài hát có giai đoạn êm dịu, để tận dụng âm nhạc phát triển trí thông minh cho bé . Không cho bé 7 tháng tuổi nghe nhạc rock, âm thanh lớn và kéo dài từ bài này sang bài hát. Hãy chú ý đến phản ứng của trẻ trước khi những âm thanh kỳ lạ khác nhau, đồng thời, cho con nghe bài hát của nhiều quốc gia trên thế giới. Bạn cũng có thể thường xuyên hát cùng bé nhé.
- Hãy để trẻ nắm các ngón tay của ba mẹ, hoặc cầm một tờ giấy và làm những gì trẻ thích – như xé rách giấy, hoặc vò nhàu.
Giai đoạn: Bé 8 tháng tuổi
Và giờ đây bé sẽ thích di chuyển đó đây hơn là chỉ ngồi một chỗ. Hãy tạo một hoạt động vì đó để kích thích bé cử động và khám phá:
- Để không phải “đánh vật” với con mỗi lần đi tắm, đồng thời giúp bé vừa chơi, vừa khám phá, bạn có thể tạo ra nhiều trò chơi thú vị trong phòng tắm. Chẳng hạn như cho phép bé vỗ nhẹ lên mặt nước, thêm một số đồ chơi vào chậu tắm, rồi khuyến khích bé dùng tay bắt chúng. Đây là một trò chơi tuyệt vời, giúp nâng cao khả năng phối hợp giữa mắt và tay, và rèn luyện hoạt động của các ngón tay.
- Nghe nhạc và nhảy múa luôn là “sở trường” của trẻ nhỏ. Điều này không chỉ khuyến khích các hoạt động thể chất mà còn nâng cao thêm kỹ năng vận động của trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc thường xuyên nghe nhạc cũng giúp cho bé học hỏi thêm được nhiều từ mới và khuyến khích bé tập nói. Ba mẹ có thể tạo ra những con rối tay rồi sáng tác những câu chuyện, bài hát mới cho trẻ. Hoặc sử dụng thú bông rồi bắt chước âm thanh của chúng để bé có thể nhanh chóng làm quen với những âm thanh của cuộc sống xung quanh.
Giai đoạn: Bé 9 tháng tuổi
Bé đã bắt đầu rất tò mò về thế giới xung quanh. Mẹ cần kích thích thính giác cho con trong giai đoạn này với các hoạt động vui chơi:
- Cho bé nghe nhạc và cho con chơi các trò chơi tạo ra âm thanh như gõ trống, nhạc cụ cho bé,…
- Bạn nên dành thời gian đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày nhé. Với trẻ ở giai đoạn 9 tháng, bố mẹ có thể cho trẻ xem các loại sách ảnh, ít chữ, nhiều màu sắc để tạo hứng thú. Mỗi khi đọc, bố mẹ nên điều chỉnh tông giọng hơi cao một chút để thu hút trẻ nhé. Việc tạo thói quen đọc sách từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt, tạo tiền đề cho việc phát triển các kỹ năng học tập về sau.
Giai đoạn: Bé 10 tháng tuổi
Bạn sẽ thấy bé nhà bạn cực kỳ thích leo trèo và di chuyển trong thời gian này. Bé sẽ thường xuyên bò lên người bạn. Ngoài ra, bé cũng đang phát triển cử động của các ngón tay.
- Cho bé tập bò và leo cầu thang, leo lên những đồ vật bằng phẳng và rộng rãi. Nhưng nên nhớ luôn có người lớn bên cạnh để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé
- Xây tháp đồ ăn: Bạn hãy nấu chín và cắt thành khoanh nhỏ nhiều loại rau như cà rốt, súp lơ xanh, khoai tây… hoặc có thể tận dụng bất cứ đồ ăn gì có thể xây thành tháp, như bánh mỳ chẳng hạn. Đặt khay thức ăn trước mặt bé. Bạn cũng ngồi đối diện với bé và phân loại thức ăn, như cà rốt một góc, khoai tây một góc… Hãy chồng những mảnh thức ăn thành từng tòa tháp một và để bé của bạn quan sát những gì bạn đang làm. Bắt đầu với những mảnh thức ăn lớn nhất và chồng lên cao dần.
Giai đoạn: Bé 11 tháng tuổi
Khả năng tập trung của bé giờ đây đã được kéo dài thời gian hơn. Bạn hãy tiếp tục đọc sách với bé vì đây là hoạt động thú vị và thu hút bé. Ngoài ra, bé cũng rất thích được bắt chước các âm thanh nên mẹ hãy luyện tập cùng bé như cho bé mô phỏng tiếng kêu của động vật như chó, mèo, ….
Giai đoạn: Bé 12 tháng tuổi
Bé 12 tuổi lại thích các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ và hoạt động di chuyển thể chất. Bạn có thể chơi với bé các trò:
- Hát và chỉ tên các bộ phận cơ thể
- Cho bé chơi các trò chơi đóng vai như nấu ăn, ăn bánh, ….
- Đưa bé ra ngoài chơi để bé có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường xung quanh để bé có thể tự do di chuyển, quan sát và tò mò.
Lời kết
Giờ đây, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi chơi gì để bé thông minh hơn trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi. Mặc dù chỉ là các trò chơi nhỏ nhưng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đánh dấu giai đoạn đầu đời và là tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.
Ngoài các trò chơi cho bé được nêu trên, bạn có thể tham khảo đến dịch vụ bơi thủy liệu và massage tại PamperMe – nơi tích hợp các hoạt động về thể chất và vui chơi giúp bé dưới 2 tuổi phát triển toàn diện.