Cần lưu ý gì khi cho bé 7-9 tháng tuổi ăn dặm?
Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bé yêu đã có thể quen hơn với việc ăn dặm. Lúc này, khi xây dựng thực đơn ăn uống cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Hãy cho bé ăn cùng bố mẹ và người lớn trong gia đình. Bé có thể quan sát được các động tác tác từ những người xung quanh và học cách lặp lại việc
đưa thức ăn vào miệng hay nhai thức ăn,…
-
Khi bé lên 7 tháng tuổi, bé cần đa dạng các loại thực phẩm để có thể đảm bảo đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển
. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào bé cũng có thể ăn được. Vì thế, khi nấu ăn, mẹ nên nghiên cứu xem bé 7 tháng ăn được thịt gì, những loại thực phẩm nào bé có thể sử dụng, có cần kiêng các loại thực phẩm nào hay không,… để xây dựng thực đơn phù hợp.
-
Khi nấu ăn cho bé 7 tháng tuổi, cần lưu ý không thêm muối, mắm, gia vị hoặc đường vào thức ăn hoặc nước dùng bởi thức ăn mặn không tốt cho thận
của bé. V
à ngay trong thực phẩm tự nhiên đã đáp ứng đủ nhu cầu của bé nên đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thì bạn không cần nêm thêm gia vị cho các món ăn, mặt khác, đường có thể gây ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
-
Một điều quan trọng khác mẹ cần nhớ chính là bé có thể mất một vài lần để làm quen với những món ăn mới. Do đó, đừng quá lo lắng hay thắc mắc tại sao đã tìm hiểu rất kỹ xem bé 7 tháng ăn được thịt gì, thực phẩm nào nhưng bé yêu vẫn mãi không chịu ăn. Hãy kiên nhẫn và cho bé thời gian để làm quen, thích nghi
mẹ
nhé!
>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Vì sao cần thịt trong bữa ăn dặm của bé 7 tháng?
Thông thường, thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé ăn dặm của các mẹ là: ngũ cốc, rau củ, trái cây rồi mới đến thịt. Nhưng điều này thật ra chưa đúng.
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé cần được bổ sung thêm chất sắt qua ăn dặm từ thời điểm 4-6 tháng. Lý do là vì, lúc này, nguồn dự trữ sắt của bé từ khi sinh ra đã bắt đầu cạn kiệt. Hơn nữa hàm lượng sắt trong sữa mẹ cũng rất thấp nên với một bé có chế độ ăn dặm kém chỉ bú mẹ thì thiếu cả nhu cầu năng lượng và thiếu sắt. Trong khi đó sắt là một vi chất quan trọng rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin và vận chuyển oxy.
Mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung cho con. Sắt có trong đa dạng các loại thực phẩm như trong thịt đỏ, hải sản, gia cầm, rau lá xanh, các loại đậu,…Sắt có hai dạng: sắt heme và sắt không heme.
Sắt không heme: Có trong ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, đậu phụ, đậu, đậu lăng và rau lá xanh như rau bina, rau ngót, rau cải,….
Sắt heme là chất dễ hấp thụ nhất để cơ thể bạn hấp thụ. Đó chính xác là lý do tại sao mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn thịt như một trong những thức ăn đầu tiên của trẻ. Ngoài ra thịt nạc gia cầm còn có kẽm, vitamin B12, chất béo, và tất nhiên, rất nhiều protein.