Bé bị táo bón liên tiếp nên hay không nên ăn uống gì thì tốt cho sức khỏe của bé. Táo bón là tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những dấu hiệu nghiêm trọng. Vì vậy, ngoài việc quan tâm khi bé bị táo bón nên uống thuốc gì thì phụ huynh cũng nên chú ý đến bé nên hay không nên ăn gì khi bị táo bón để có thể lựa chọn cách chăm sóc hợp lý tới trẻ.
Bị táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng phân cứng và khô khi đi đại tiện hay khoảng cách đi ngoài lâu tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số lần đi ngoài khác nhau.
Tỉ lệ mắc táo bón ở trẻ nhỏ là nhiều nhất chính vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ tập trung chủ yếu là Do chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là gì?
Dưới đây là các nguyên nhân gây táo bón thường gặp ở trẻ em.
Chế độ ăn: Đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh, mẹ thường chỉ để tâm tới chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, protein từ thịt, cá mà không cung cấp đầy đủ chất xơ cho trẻ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ hàng ngày như rau củ, trái cây,… sẽ giúp tăng kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Khi trẻ phải dùng thuốc kháng sinh khi bị bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà có thể diệt cả những lợi khuẩn, gây mất cân bằng vệ sinh đường ruột, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc tiêu chảy, thuốc ho có thành phần codein, thuốc chống động kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.
Trẻ nhịn đi vệ sinh, không có thói quen đi đại tiện đúng giờ: Nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân thường thấy ở trẻ nhỏ. Vì một số lý do như ham chơi quên đi vệ sinh hay bố mẹ không tập cho bé làm quen với việc đi đại tiện đúng giờ, việc nhịn đi đại tiện quá lâu sẽ làm cho phân trở nên khô và cứng khiến cho trẻ có cảm giác đau và rát mỗi lần đi vệ sinh, lâu dần sẽ sinh ra tâm lý sợ đi đại tiện ở trẻ và bệnh táo bón trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là gì?
Biểu hiện của bé khi bị táo bón
Để phát hiện trẻ bị táo bón, phụ huỳnh cần theo dõi tần suất bé đi ngoài cùng với một số dấu hiệu như:
- Bé đi ngoài khó, khi đi phải cố dặn
- Bé bị đau bụng, bụng căng cứng, chướng bụng
- Đi ngoài ra máu, phân khô, cứng, phân dê.
- Và một số biểu hiện nặng khi bé bị táo bón như sốt nặng, chán ăn, mệt mỏi, da dẻ xanh xao…
- Với triệu chứng nhẹ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống, lối sống để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Nhưng khi phát hiện các biểu hiện nặng như trên mẹ nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để tránh dẫn tới những biến chứng nguy hại.
Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
Phụ huynh khi bé bị táo bón nên làm gì, bạn cần cân nhắc đến việc thay đổi chế độ ăn uống, tích cực cho bé hoạt động vui chơi ngoài trời để giúp tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé bị táo bón liên tục, xuất hiện các dấu hiệu nặng thì sẽ được bác sĩ chỉ định cho bé sử dụng thuốc phù hợp. Vậy bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
Bé bị táo bón thông thường sẽ được điều trị bằng một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc nhuận tràng dùng bằng đường uống: Thuốc nhuận tràng rất đa dạng, với các nguyên liệu và cơ chế khác nhau thuốc này làm phân mềm hơn, kích thích nhu động ruột, giúp tống thao phân ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên một số loại thuốc ở nhóm này có tác dụng tương đối chậm, bố mẹ cần cho trẻ điều trị bằng thuốc đều và đúng giờ trong vài ngày mới đạt được kết quả hiệu quả. Bên cạnh đó thuốc nhuận tràng dạng uống không được sử dụng quá lâu nếu không nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho bé như: đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hay rối loạn cân bằng nước và điện giải…
- Thuốc thụt hậu môn : Thuốc có tác dụng mềm phân, gây trơn, tăng khả năng thải phân ra ngoài nhanh, là thuốc có tác dụng nhanh. Thuốc thụt chỉ được chỉ định cho bé 2 tuổi trở lên, đối với bé dưới 2 tuổi phải cần có chỉ định của bác sĩ và cần theo dõi định kỳ sau khi sử dụng.
Đồng thời, thuốc thụt không nên sử dụng thường xuyên cho bé vì thuốc sẽ khiến bé bị lệ thuộc, gây mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên.
Để tránh những ảnh hưởng không tốt đến bé, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không tự dùng thuốc tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ để tranh nguy hại đến sức khỏe của bé.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm bé bị táo bón nên uống thuốc gì webtretho chia sẻ, phụ huynh có thể tham khảo một số sản phẩm bổ trợ cải thiện táo bón cho bé hiệu quả như:
Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
- Isilax dành cho bé bị táo bón: Sản phẩm có nguồn gốc từ Italia, dạng siro, vị ngọt hoàn toàn dễ uống dành cho bé. Isilax chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng táo bón và không có tác dụng chữa dứt điểm táo bón. Sản phẩm đang được bán trên thị trường với giá trung bình 330.000 đồng/lọ 200ml.
- Parachox – Siro hỗ trợ cải thiện táo bón cho bé: Sản phẩm có nguồn gốc từ Úc, dạng siro hương vị socola và vanilla, sản phẩm hỗ trợ cả thiện ở bé bằng cách nạp đủ lượng chất xơ, rau củ quả giúp bé khôi phục đường ruột, điều hòa hệ tiêu hóa, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. Giá tham khảo ngoài thị trường 260.000 đồng/lọ.
- Siro Pediakid hỗ trợ táo bón cho bé: sản phẩm kích thích giúp bé ăn ngon, tăng cường khả năng tiêu hóa và phòng ngừa táo bón. Ngoài ra trong siro Pediakid chứa các men vi sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, điều hòa hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Lưu ý: Để biết bé bị táo bón uống thuốc gì là phù hợp, các phụ huynh nên tham khảo ý kiến của y bác sĩ về tình trạng táo bón của bé cũng như nguyên nhân và liệu trình cụ thể.
Bé bị táo bón nên ăn gì?
Ngoài vấn đề bị táo bón nên uống thuốc gì, để tránh trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, phụ huynh cần tìm hiểu xem thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bé bị táo bón nên ăn cháo gì, đã phù hợp chưa hoặc bé ăn gì không bị táo bón. Theo đó, từng bước bổ sung các thực phẩm phù hợp cho bé sẽ giúp cái thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả nhanh chóng.
Thực đơn giàu chất xơ cho bé
Đối với các bé còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, trước hết phụ huynh cần theo dõi xem bé đã được cung cấp đủ lượng sữa hàng ngày chưa. Sau đó sẽ điều chỉnh chế độ ăn của mẹ sao cho phù hợp cũng như hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt cho bé như các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích rượu, bia,… Người mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả.
Bé bị táo bón nên ăn gì?
Bố mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho các bé đã sang giai đoạn ăn cháo, ăn thô. Thực tế, các mẹ hiểu rằng thực đơn của bé cần cân đối các thành phần dinh dưỡng quan trọng bao gồm chất xơ. Theo các chuyên gia, mỗi người Việt Nam cần nạp 25g chất xơ mỗi ngày để đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, khi bé bị táo bón nên ăn các món ăn hay cháo có đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là chất xơ. Chất xơ xuất hiện hầu hết tại các loại rau xanh, mẹ có thể cho bé ăn các loại rau như: cải xanh, mồng tơi, súp lơ, rau má,… Các loại quả chứa nhiều chất xơ như cam, lê, táo, kiwi … hoàn toàn có thể cung cấp đủ lượng chất xơ cho bé.
Sữa chua
Nếu chưa biết nên cho bé ăn gì khi bị táo bón thì sữa chua sẽ rất có ích giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Sữa chua là món ăn chứa thành phần probiotic, đây là thành phần sản sinh ra các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thụ các thành phần dinh dưỡng và ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Phụ huynh lựa chọn cho bé các loại sữa chua giàu chất probiotic để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua, nếu không sẽ gây tác dụng ngược như khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng hay dị ứng. Mỗi ngày nên bổ sung cho bé từ 1-2 hộp sữa chua là phù hợp.
Bột sắn dây trị táo bón cho bé
Sắn dây được biết đến là một nguyên liệu có tính mát, món ăn quen thuộc giúp thanh nhiệt cơ thể. Chính nhờ tính mát và kích thích tiêu hóa, bột sắn dây cũng là một thực phẩm trị táo bón ở bé hiệu quả. Mẹ có thể nấu bột sắn dây cho bé ăn mỗi ngày để thanh nhiệt cơ thể, giải độc và điều hòa hệ tiêu hóa của bé.
Bột sắn dây phù hợp với cả đối tượng trẻ nhỏ ăn dặm vì thực phẩm này không chứa quá nhiều thành phần dinh dưỡng.
Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Bị táo bón uống gì? Nước không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày, nó giúp cải thiện tình trạng táo bón ở bé. Phụ huynh hãy thường xuyên nhắc nhở bé uống nước mỗi ngày, bổ sung đủ lượng nước từ 1 – 2 lít nước để cho cơ thể cải thiện tình trạng táo bón
Trẻ bị táo bón nên uống nhiều nước, các loại sinh tố giúp hấp thu các vitamin cần thiết, tăng cường nhu động ruột hoạt động hiệu quả, làm ẩm thức ăn, giúp thức ăn dễ được tiêu hóa và bài tiết ra ngoài.
Bé bị táo bón không nên ăn gì?
Bé bị táo bón không nên ăn gì?
Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt vai trò cần hạn chế cho các bé ăn đồ ngọt, các đồ ăn gây chứng khó tiêu hay những thực phẩm giàu chất béo. Nên cho bé ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng. Kết hợp với các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng.
Có nhiều phụ huynh thắc mắc bé vì sao bị táo bón? Nguyên do có thể từ một số thực phẩm mang tính nóng, khó tiêu mà bạn cho con ăn nhiều hay liên tục như:
- Lá hẹ và tỏi: biết đến là vị thuốc chữa ho cho trẻ hiệu quả thì ở đây, nhưng khi trẻ bị táo bón, hẹ lại là thực phẩm không nên sử dụng bởi tính nóng của nó.
- Lạc: Nếu ăn nhiều sẽ gây chứng khó tiêu, khiến bé đầy bụng, bé bị táo bón nên tránh xa loại hạt này.
- Chuối xanh: Khác hoàn toàn chuối chín có tác dụng nhuận tràng ngược lại chuối xanh lại khiến chứng khó tiêu ở bé càng trầm trọng hơn, phụ huynh nên hạn chế cho chuối xanh vào thành phần thức ăn hàng ngày của bé kể cả việc kho hay nấu cùng với một số loại thực phẩm khác.
Trẻ em thường xuất hiện triệu chứng táo bón ít nhất 1 lần/năm. Vì vậy, phụ huynh hãy thường xuyên để ý tới chế độ dinh dưỡng của bé, để giảm thiểu tình trạng bị táo bón. Hy vọng bài viết trên đây có thể mang lại các bậc phụ huynh lời giải đáp cho câu hỏi bé bị táo bón liên tiếp nên uống thuốc gì? Nên hay không nên ăn gì? Để con yêu luôn luôn được khỏe mạnh, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến những điều cơ bản trên nhé.
———> Về trang chủ phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/