-
100kcal (bằng khoảng 1/2 bát cơm hay 2 trái chuối xanh)
-
15,4g chất đường
-
3,1g chất đạm
-
3g chất béo
-
Canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA.
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?
Sau khi sinh cho tới khi 6 tháng tuổi, trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) nên không cần ăn thêm sữa chua. Khi chưa vào vào thời điểm ăn dặm, đường ruột của bé cũng chưa hoàn thiện và khó tiêu hóa được bất kỳ thực phẩm bào ngoài sữa.
Với những bé đòi ăn sớm, từ 4 tháng tuổi mẹ có thể cho bé làm quen với sữa chua nhưng bắt buộc sữa đó phải được làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng. Các loại sữa chua ngoài thị trường làm từ các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi… thì trẻ từ 6 tháng trở lên mới ăn được.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất, trẻ từ 7-8 tháng mới nên ăn sữa chua. Thời điểm này, đường ruột trẻ đang dần hoàn thiện và trẻ cũng đã làm quen với một số thực phẩm như rau củ, quả, bột, cháo. Do đó, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa và giúp con nhanh tiêu hóa hơn.
Tùy theo độ tuổi mà lượng sữa chua cung cấp cho cơ thể khác nhau:
- 6-10 tháng tuổi: 50g/ngày
- 1-2 tuổi: 80g/ngày
- Trên 2 tuổi: 100g/ngày
Cho bé ăn sữa chua đúng cách
Mới làm quen với bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, không riêng sữa chua, mẹ nên cho bé ăn vừa phải. Trẻ 6 tháng tuổi nên sữa chua không đường khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50g.
Tại sao lại hạn chế ăn sữa chua có đường? Vì lượng đường trong sữa chua sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên có thể ảnh hưởng tới dạ dày của con. Bé có thể bị lạnh bụng, đi ngoài, đau dạ dày…