Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

ĐIỀU TRỊ BỆNH SÁN CHÓ TOXOCARA TẠI PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA SÀI GÒN

 

Nội dung

♦  Nhận biết bệnh sán chó Toxocara

♦  Những ai có nguy cơ lây nhiễm bệnh sán chó?

♦  Bệnh sán chó lây nhiễm cho người như thế nào?

♦  Nhiễm sán chó có nguy hiểm và gây tử vong không?

♦  Sán chó thể bệnh nào nguy hiểm nhất?

♦  Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara

♦  Phương pháp điều trị bệnh sán chó 

Nhận biết bệnh sán chó Toxocara

 

Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara do một loài giun tròn ký sinh ở động vật thường được tìm thấy trong ruột của chó và mèo. Sán chó khi nhiễm cho người là dạng ấu trùng. Do 80% lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó. 

Nhận biết bệnh sán chó qua dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, mẩn ngứa da kéo dài đã chữa trị da liễu nhiều lần không hết ngứa. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nhiễm sán chó nhưng không xuất hiện triệu chứng mà chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu.

 

Những ai có nguy cơ lây nhiễm bệnh sán chó?

Những người nuôi chó mèo hoặc người sống trong môi trường nuôi nhiều chó mèo thả rong, người hay ăn rau sống, thực phẩm tái sống, người chơi thể thao tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng, người làm vườn thường xuyên đi chân trần đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó Toxocara.

 

Ước tính khoảng 20% dân số Việt Nam có kháng thể dương tính đối với Toxocara điều đó cho thấy hàng chục triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc với ấu trùng Toxocara. Trong khi ở Mỹ có tỷ lệ là 13,9% dân số.

 

Bệnh sán chó lây nhiễm cho người như thế nào?

 

Phân của chó và mèo bị nhiễm ấu trùng Toxocara phát tán ra môi trường, bạn và con bạn có thể vô tình bị nhiễm bởi nuốt phải trứng sán chó Toxocara có trong thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo, qua vật dụng đồ chơi, qua da trầy xước khi tiếp xúc với đất cát nhiễm trứng sán chó.

Quá trình nhiễm bệnh sán chó Toxocara

 

Tôi nghe nói nhiễm sán chó sẽ rất nguy hiểm và gây tử vong?

 

Nhiễm sán chó thường ít nguy hiểm, tỷ lệ gây tử vong là thấp. Tuy nhiên nếu nhiễm sán chó kèm theo ngứa da kéo dài thì không nên chủ quan, khi đó cần chữa trị bệnh sán chó để giải quyết tình trạng mẩn ngứa khó chịu thay vì uống những thuốc dị ứng thông thường bệnh ngứa sẽ tái lại.

 

Ngứa da cảnh báo dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển nội tạng  

 

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng thường gây mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng dai dẳng, thường được phát hiện sau khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng có thể phát hiện một hoặc nhiều khối u ở gan, thấy ổ áp xe gan qua siêu âm hoặc chụp XQ, tổn thương tim, phổi, thận,…cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân tuổi trung niên.

 

Những tổn thương thực thể tại gan được phát hiện qua siêu âm với những khối u, hộc mủ ở hạ phân thùy gan. Cần xét nghiệm giun sán khi phát hiện khối ở u gan để hỗ trợ chẩn đoán bệnh giun sán, tránh tình trạng chẩn đoán là nghi ngờ ung thư gan khiến người bệnh hoang mạng.

 

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển dưới da là gì?

 

Là tình trạng ấu trùng Toxocara xuất hiện dưới da tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo như hình ảnh dưới đây. Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển dưới da thường ít gặp hơn và cũng không khó khăn trong việc chữa trị, khi xác định được vị trí tổn thương sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc kháng viêm, thuốc hỗ trợ triệu chứng, thuốc bôi tại chỗ là có thể diệt được ấu trùng mà không cần can thiệp thủ thuật.

 

Hình ảnh ấu trùng sán chó Toxocara gây tổn thương da tay ở bế trai 7 tuổi trước và sau điều trị

 

Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt

 

Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt gây nên các phiền toái về mắt với các biểu hiện: giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên. Cũng giống như bệnh gan ở trên các dấu hiệu triệu chứng về mắt do nhiễm sán chó Toxocara thường dễ bỏ sót bệnh và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn sau khi chữa trị bệnh về mắt không cải thiện.

 

Sán chó lên não

 

Hiếm gặp nhưng là thể bệnh nguy hiểm nhất. Dấu hiệu sán chó gây tổn thương thần kinh trung ương (sán não) là tình trạng ấu trùng sán chó di chuyển đến não ít gặp nhưng có thể gây nguy hiểm tiềm tàng, người bệnh thường than phiền hay quên, nặng đầu, mệt mỏi tăng, nhiễm lâu ngày có các biểu hiện liệt khu trú như tê tay nhức chân, giảm vận động, yếu liệt cơ,…

Một số vị trí ấu trùng sán chó Toxocara gây tổn thương não trên phim MRI 

 

Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara

 

Chẩn đoán bệnh sán chó dựa vào dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch ELISA, tức là dùng một kháng nguyên ngoại tiết TES Toxocara excretory-secretory antigen để tìm kháng thể loại IgG của ấu trùng giun sán trong cơ thể người. 

Phương pháp này rất ưu điểm vì có độ nhạy: 96.92% và độ đặc hiệu: 98.63%. Tuy nhiên kết quả có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác như: giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây. Do đó đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm để thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán.

 

Phương pháp điều trị bệnh sán chó 

 

Trước khi điều trị bệnh nhân được khám lâm sàng và xét nghiệm một số nội dung chuyên khoa khi có đủ cơ sở và đủ điều kiện sử dụng thuốc mới tiến hành chữa trị. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về gan thận, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc hợp lý sao cho đạt hiệu quả chữa trị bệnh sán chó nhưng không gây ảnh hưởng đến gan, thận.

 

Điều trị bệnh sán chó Toxocara tại phòng khám chuyên khoa giun sán Ánh Nga do các bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng thực hiện. Dựa vào mức độ bệnh và thể bệnh các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ phù hợp và phối hợp thuốc để tăng tác dụng hiệp đồng, giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian chữa trị.

 

Trường hợp nặng có tổn thương thần kinh trung ương hoặc có dấu hiệu của viêm nội tạng cần bổ sung thuốc kháng viêm, chống phù não, nâng cao thể trạng, bảo vệ tế bào gan và chống dị ứng,…

 

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó Toxocara, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc giun sán. Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn, phụ nữ đang có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng biệt

Hình ảnh tổn thương da do nhiễm sán chó Toxocara

Coi trọng việc tái khám xét nghiệm lại để đánh giá quá trình điều trị, tránh tình trạng cho người bệnh sử dụng một hoặc hai viên thuốc về nhà uống và không hẹn ngày tái khám, vì như vậy sẽ không biết tình trạng bệnh như thế nào, trong khi ấu trùng sán chó trong máu thường ít bị tác dụng khi sử dụng thuốc ngắn ngày. 

Thời gian điều trị bệnh sán chó Toxocara bao lâu?

Thời gian trị bệnh sán chó từ 2 đến 3 tuần. Thông thường sau khi sử dụng thuốc trị sán chó từ 5 đến 7 ngày các dấu hiệu triệu chứng như: mẩn ngứa da, đau đầu, mệt mỏi, uể oải nếu được cải thiện nhiều, sau đó các dấu hiệu dần được đầy lùi và không tái phát.

Khi phát hiện nhiễm bệnh sán chó, hãy bình tĩnh và chữa trị đúng thuốc, đủ liệu trình sẽ khỏi bệnh. Phát hiện sớm bệnh sán chó ngay cả thể thần kinh-cơ nếu sử dụng thuốc diệt ấu trùng Toxocara kịp thời sẽ tiêu diệt ổ ấu trùng trong não, trong cơ mà không cần can thiệp đến thủ thuật.

Khám bệnh giun sán ở đâu?

Khi có những dấu hiệu triệu chứng nêu trên hoặc bị mẩn ngứa da lâu ngày chữa trị da liễu không cải thiện, bạn có thể liên hệ khám chữa bệnh sán chó Toxocara và các bệnh giun sán khác tại phòng khám ký sinh trùng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và chữa trị theo phác đồ để phòng tránh bệnh dai dẳng kéo dài, đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị cũng như những hệ luỵ do ký sinh trùng gây ra đối với sức khoẻ.

 

BS CK II. Trần Nam Hải

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA

CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

Mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều, thứ 2 đến thứ 7

ĐC: 74 – 76  Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP HCM

ĐT: 0912171177 – 02838302345 – Xem bản đồ

 

Rate this post

Viết một bình luận