Người bệnh mạch vành nên ăn gì kiêng gì giúp giảm tắc hẹp và phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả? Đây là thắc mắc của hầu hết người bệnh và bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết dưới đây.
- Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh mạch vành giảm tắc hẹp, ngăn nhồi máu cơ tim
1. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh mạch vành
Thực phẩm cho người bệnh mạch vành không chỉ phải có tác dụng ngăn ngừa mảng xơ vữa mạch vành phát triển mà còn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Một số nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bị bệnh động mạch vành bạn cần nhớ là:
- Ít chất béo xấu: Bởi những chất béo xấu (cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) vừa làm tăng mỡ máu, vừa khiến mảng xơ vữa hình thành và tăng kích thước.
- Ít muối (natri): Muối không ảnh hưởng trực tiếp tới mảng xơ vữa. Tuy nhiên ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng cao và làm tăng gánh nặng lên trái tim – cơ quan vốn đã bị tổn thương do bệnh mạch vành.
- Giàu chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan: Chất này sẽ giúp giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu.
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm: để giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa mảng xơ vữa hình thành và phát triển.
Dựa vào những nguyên tắc trên, các chuyên gia dinh dưỡng đã gợi ý những nhóm thực phẩm cụ thể mà người bệnh xơ vữa mạch vành nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Đừng bỏ qua nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh mạch vành nên ăn gì, kiêng gì nhé.
2. Những thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn
Danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh mạch vành mà bạn nên ăn thường xuyên bao gồm: trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, sữa ít béo, cá và các loại thịt nạc. Nếu khéo tay, bạn có thể chế biến được nhiều món ăn vừa hấp dẫn vừa tốt cho sức khỏe tim mạch từ những thực phẩm này.
Trái cây tươi và rau quả
- Người bệnh mạch vành nên ăn nhiều rau củ quả tươi
Trái cây tươi và rau quả đều chứa chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa giúp làm sạch mạch máu. Thêm vào đó, những thực phẩm này ít calo, có thể giúp người bệnh mạch vành duy trì cân nặng hợp lý.
Người bệnh mạch vành nên ăn những loại rau củ quả như nho khô, nho tươi, quế, dâu tây, hành tây, rau có độ nhớt cao (mồng tơi, rau đay, các loại đỗ…).
Ngũ cốc nguyên hạt
Giống như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Vì thế bạn đừng bỏ qua thực phẩm này khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn cho người bị bệnh mạch vành là:
- Bánh mì đen
- Gạo lức
- Mì ống nguyên chất
- Bột yến mạch
Cá và các loại thịt nạc
Các thực phẩm giàu protein rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thừa chất béo. Vì vậy, người bệnh chỉ nên chọn protein tốt từ cá và các loại thịt nạc.
Cá (cá hồi, cá trích…) rất giàu axit béo omega-3, giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Mỗi tuần người bệnh mạch vành nên ăn 2 – 3 bữa cá để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da cũng là một lựa chọn tốt để người bệnh đa dạng hóa bữa ăn cho mình. Để tận dụng tối đa lợi ích của các loại thịt này, bạn cần ăn kèm các loại rau xanh và thực phẩm giàu vitamin B6, B12 (hạnh nhân, sữa chua, ngũ cốc…).
- Đừng bỏ quên cá trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành
Dầu thực vật, sữa ít béo
Các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu canola, dầu hạt lanh, sữa không béo hoặc ít béo như sữa chua, sữa tách béo cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành. Mặc dù các thực phẩm này chứa chất béo nhưng là chất béo tốt (chất béo không bão hòa) có thể làm giảm cholesterol và bảo vệ cơ thể chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên ăn cái gì quá nhiều cũng đều không tốt. Bạn chỉ nên dùng dầu thực vật và sữa ít béo một cách điều độ, không vì các loại dầu này tốt mà thường xuyên sử dụng để chế biến đồ ăn chiên rán.
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết rõ bệnh mạch vành nên ăn gì. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành tiến triển nặng.
Khoa học đã chứng minh sự có mặt của sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành tốt hơn. Người bệnh chỉ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ cho người mạch vành, suy tim, bệnh tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada cho thấy, sử dụng TPCN Ích Tâm Khang:
- Giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, phù… .
- Giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, tăng lưu thông máu.
- Hỗ trợ phòng biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Giúp giảm tần suất nhập viện, tăng khả năng hoạt động gắng sức.
Hơn 13 năm ra đời, Ích Tâm Khang đã thuyết phục hàng triệu người sử dụng bằng hiệu quả và độ an toàn. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ về sản phẩm này qua bài viết: TPCN Ích Tâm Khang – Liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
3. Bệnh mạch vành kiêng ăn gì để giảm tắc hẹp?
Người bệnh mạch vành cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol, chứa nhiều natri. Bởi đây đều là những “nguyên liệu” tạo điều kiện cho mảng xơ vữa phát triển và ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.
Các thực phẩm giàu cholesterol và muối natri bạn cần tránh hoặc hạn chế bao gồm:
- Bơ động vật
- Nước thịt
- Bánh creamers không sữa
- Đồ chiên rán
- Thịt chế biến sẵn hoặc tẩm nhiều gia vị
- Bánh ngọt
- Đồ ăn vặt, như khoai tây chiên, bánh quy, bánh nướng và kem
- Muối, mì chính, nước mắm, nước tương, xì dầu, sốt mayonnaise, tương cà
- Đồ ăn sẵn, đóng hộp
- Dưa cà muối
- Giò chả, xúc xích, lạp xưởng
- Thịt khô, mắm tép.
Riêng với người đặt stent mạch vành đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K như warfarin, coumarin, nên hạn chế thêm các loại rau củ quả giàu vitamin K. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc chống đông này. Các loại rau củ giàu vitamin K bao gồm loại rau họ cải, rau có lá màu xanh thẫm (hành tươi, bông cải xanh, cải bắp, rau mùi tây, rau chân vịt, củ cải tươi, rau cải xoong).
Trường hợp đang dùng thuốc hạ mỡ máu statin, bạn nên kiêng uống nước bưởi chùm để tránh làm tăng độc tính của thuốc.
Ngoài ra, người bị động mạch vành nên kiêng các đồ uống có cồn như rượu bia. Những thức uống này sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, từ đó gián tiếp làm thay đổi quá trình chuyển hóa của các thuốc điều trị bệnh mạch vành (có thể giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ).
- Người bệnh động mạch vành nên kiêng rượu bia
Xem thêm
4. Lưu ý khi chế biến món ăn cho người bệnh mạch vành
Cách sử dụng, chế biến không tốt cũng có thể biến một thực phẩm có lợi thành có hại. Hãy ghi lại ngay những lời khuyên dưới đây để tránh mắc phải sai lầm này nhé.
- Nên chế biến các món ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên xào.
- Không sử dụng mì chính và giảm dần lượng muối khi nấu ăn.
- Hạn chế dùng nước chấm trong mỗi bữa ăn.
- Không dùng bơ và các loại sốt cùng lúc khi chế biến món ăn.
- Không sử dụng lại dầu thực vật đã chiên qua.
5. Gợi ý một số món ăn hỗ trợ chữa bệnh mạch vành
Dưới đây là một số món ăn được chứng minh tốt cho người bệnh tim mạch vành, hãy thử bổ sung vào thực đơn hàng ngày để kiểm soát mảng xơ vữa tốt hơn.
- Chuối tiêu chấm vừng đen: Chuối tiêu có công dụng điều tiết đường ruột, khi kết hợp với vừng đen sẽ giúp hạ huyết áp, ổn định đường huyết ở người bệnh mạch vành.
- Rau cần nấu táo tàu: Sự kết hợp lạ miệng này có tác dụng an thần, hạ huyết áp lại bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh xơ vữa động mạch.
- Cháo bột ngô gạo tẻ: Thành phần chính trong bột ngô và gạo tẻ là tinh bột. Điều này sẽ giúp trung hòa lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho người bệnh mạch vành.
- Cá trắm nấu bí đao: Thịt cá chứa nhiều omega -3 cùng lượng protein lành tính khi kết hợp với bí đao chứa nhiều vitamin và chất xơ rất phù hợp cho người bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành nên ăn gì kiêng gì chắc chắn không còn là câu hỏi làm khó được bạn. Khoa học đã chứng minh dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của mạch máu và trái tim. Hy vọng rằng với những lời khuyên cụ thể trên đây, bạn sẽ kiểm soát tốt bệnh mạch vành và sớm ngày khỏe mạnh như mong muốn.
BS. Nguyễn Thị Nga
Tham khảo: aafp.org