Mắt cá bàn chân là tình trạng khá hay gặp ở nhiều người. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau đớn và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh mắt cá chân là gì? Cách điều trị bệnh mắt cá chân hiệu quả.
1. Bệnh mắt cá chân là gì?
Bệnh mắt cá chân là một tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân. Vị trí bệnh gặp ở những chỗ tỳ đè dễ bị sang chấn như mười đầu ngón chân, gót chân, mặt lưng của các đốt 1, khớp 1 các ngón chân. Ngoài ra mắt cá còn gặp ở ô mô cái của 2 bàn tay.
Số lượng thường là một cho đến hai cái, đôi khi gặp nhiều hơn. Mắt cá thường không mang tính chất đối xứng bởi vì phần lớn là do sang chấn.
Mắt cá bàn chân
Biểu hiện là trung tâm tròn chứa chất sừng; da xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong, ấn vào thì đau. Mắt cá có khi phẳng, có khi lồi lên khỏi mặt da, bề mặt láng hay có vảy.
Mắt cá gây nên đau khi đi lại hoặc va chạm và đặc biệt khi ấn vào có một điểm đau chói rõ.
Giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất là nguyên nhân gây mắt cá là do dị vật dẫm phải. Dị vật tiến sâu dần vào lớp da của bàn chân hình thành “nhân” mắt cá; tổ chức xung quanh dị vật bị xơ hóa, dần dần hình thành mắt cá.
Bệnh không lây lan nhưng mắt cá chân có khả năng bị nhiễm trùng, vỡ mủ và gây viêm đường bạch mạch. Mắt cá chân rất hay tái phát nếu không xử lý triệt để.
2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh khác
Mụn cóc lòng bàn chân
Mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm, hạt cơm) lòng bàn chân thường ở sâu hơn, ít đau, khô hơn; xuất hiện thường có nhiều cái, nhìn kỹ có những gai nhỏ và thường có những chấm đen. Vị trí không nhất thiết phải ở vùng tỳ ép.
Mụn cóc lòng bàn chân có thể lây lan sang những vùng khác trên cơ thể và có thể lây lan cho người khác.
Chai chân
Chai chân vốn là tổn thương dày sừng thường xuất hiện do sự ma sát, tỳ đè kéo dài. Tổn thương là đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, hình trong hay bầu dục, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể, không có nhân ở giữa.
3. Nguyên tắc điều trị bệnh mắt cá chân
Cần phải lấy được hoàn toàn tổ chức bệnh ở nhân mắt cá thì điều trị mới đạt hiệu quả. Nếu để sót, khả năng tái phát rất cao. Khi có nhiễm khuẩn tại chỗ, nên dùng các thuốc sát khuẩn; có thể dùng kháng sinh toàn thân nếu cần.
4. Các phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân
4.1 Dùng thuốc lột mạnh Acid Salicylic
Khi mắt cá nhỏ, thường dưới 0,5 cm, sử dụng Acid Salicylic sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể dùng những chế phẩm này tại nhà; nhưng để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng.
Không được sử dụng phương pháp này khi có các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim – mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mắt cá bị nhiễm trùng…
– Chấm Acid:
Dung dịch Acid Salicylic và Lactic
Cọ sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… để loại bỏ lớp tế bào chết (do lần thoa thuốc ngày hôm trước); thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống (mụn cóc hình dây) của mụn. Hạn chế tối đa việc để thuốc dính ra vùng xung quanh. Thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng. Đậy kín nắp chai thuốc ngay sau khi thoa và để chỗ mát, vì thuốc dễ bay hơi, thoa mỗi ngày 1 lần sau khi tắm.
– Miếng dán Acid:
Miếng dán Acid Salicylic và Phenol
Lần dán đầu tiên, axit ngay lập tức thẩm thấu vào mắt cá gây tê liệt vi trùng, làm mềm da sừng hóa. Tiếp theo, da bên ngoài bắt đầu cứng hơn trước; cồi mắt cá có dấu hiệu nhô dần lên, bạn sẽ cảm thấy hơi nhức 1 chút.
Cồi mắt cá nhô theo cùng da sừng đã thành tế bào chết đã sắp bong. Giai đoạn này đang hình thành da non nên hơi ngứa. Nhiều bạn dùng tay bóc hoặc cắt cồi ra; như vậy đã làm gián đoạn quá trình,’ cồi cá không hết được chân. Hãy để mặc cho nó tự bong.
Cuối cùng, sau khoảng 2 lần bong đẩy hết chân mắt cá ra ngoài; vùng da sẽ mềm hơn (chính là da non).
Tiếp tục dán thêm 1-2 miếng dán để đảm bảo sạch chân và bảo vệ lớp da non đang hình thành.
4.2 Chấm Nitơ lỏng
Thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tuần sẽ cho kết quả tốt. Thuốc được sử dụng là khí Nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C). Thuốc ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu khi chấm; có thể gây phồng nước và gây đau nhiều ngày sau khi thực hiện.
4.3 Tiểu phẫu cắt mắt cá chân
Áp dụng cho mọi loại mắt cá và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…).
Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện; chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn do vết thương kín.
Nhược điểm chi phí cao, bệnh dễ bị tái phát vì không lấy hết nhân mắt cá và có thể để lại sẹo.
Cắt mắt cá bàn chân
4.4 Đốt điện mắt cá
Đốt điện là phương pháp điều trị mắt cá hiệu quả và triệt để nhất. Phương pháp này áp dụng cho mọi loại mắt cá và cả các mắt cá ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ, ở kẽ ngón chân, tay). Tổ chức bệnh sẽ được lấy đi bằng dòng điện cao tần.
Ưu điểm của việc đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết hoàn toàn nhân mắt cá.
Nhược điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn (cắt tiểu phẩu); chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, rỉ máu ở những vết thương to và không được khâu cầm máu.
Đốt điện được thực hiện như thế nào?
Ban đầu người bệnh được gây tê tại chỗ, bệnh nhân vẫn tỉnh táo hoàn toàn trong mổ. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò của máy đốt điện làm cháy các mô bệnh ở mắt cá. Mắt cá được khoét sâu và lấy bỏ hoàn toàn nhân tránh nguy cơ tái phát.
Đốt điện mắt cá thường nhanh chóng, nhẹ nhàng. Thời gian trung bình kéo dài chỉ khoảng 10-15 phút cho một nốt mắt cá. Người bệnh có thể về nhà ngay sau mổ, không cần phải nằm lại viện.
Chăm sóc vết thương sau đốt điện:
Vết thương sau đốt điện có hình giống miệng núi lửa và không cần phải khâu lại. Khi thực hiện, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ là nóng vết thương để đảm bảo hiện tượng rỉ máu diễn ra ít nhất.
Cần thay băng hằng ngày. Khi thay băng nên bôi thuốc mỡ Tertacyclin lên miệng vết thương để tránh hiện tượng bám dính băng gạc.
Vết thương sau đốt mắt cá thường cần 2 đến 4 tuần để liền hoàn toàn.
Đốt điện có đau không?
Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ nên hoàn toàn không có cảm giác đau. Sau đốt điện, để giảm bớt khó chịu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau về uống. Tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày nên người bệnh không cần quá lo lắng.
Sau đốt điện mắt cá có bị tái phát lại không?
Đây là phương pháp điều trị duy nhất có thể đảm bảo lấy hết được nhân mắt cá. Khi mắt cá đã lấy hết được nhân thì 100% sẽ không tái phát.
Chi phí đốt điện mắt cá hết bao nhiêu?
Tùy theo độ khó, kích thước mắt cá mà các cơ sở có mức chi phí khác nhau phù hợp cho từng bệnh nhân.
Thông thường chi phí ca đốt điện chỉ khoảng từ 300.000 đến 700.000 VNĐ. Tuy vậy bạn vẫn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám trực tiếp; từ đó có thể đưa ra kết luận điều trị và chi phí hợp lý.
5. Đốt điện mắt cá ở đâu uy tín, an toàn?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện đốt điện mắt cá. Tuy nhiên bạn nên chọn các bác sĩ có chuyên môn cao, bệnh viện, phòng khám uy tín để được đảm bảo điều trị tốt nhất.
Bác Sĩ Luân có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các tiểu phẫu thuật ngoại khoa khác nhau, trong đó có đốt mắt cá. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi điều trị bệnh tại phòng khám của Bác sĩ Luân, địa chỉ: Đối diện UBNN xã Bình Định, Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
Quy trình khám và đốt điện mắt cá tại phòng khám Bác Sĩ Luân:
1. Trước hết khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ để xác định có chỉ định đốt điện hay chưa.
2. Thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết cho thủ thuật.
3. Tiến hành thủ thuật đốt điện trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn.
4. Hoàn thành đốt điện, bệnh nhân được theo dõi và tư vấn sau thủ thuật.
5. Kết thúc dịch vụ, tất toán ra viện.
Ưu điểm khi đốt điện tại Phòng khám
⇒ Phẫu thuật với đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn sẽ xử lý khối mắt cá triệt để
⇒ Thực hiện tại hệ thống phòng mổ vô khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và thuận lợi cho ca thủ thuật.
⇒ Sắp xếp lịch mổ nhanh chóng, ngay sau khi bệnh nhân đồng ý thực hiện.
⇒ Chi phí hợp lý, phòng khám áp dụng mức giá mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn và điều trị bệnh lý mắt cá, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân