Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng và những điều cần lưu ý? || Kienthuctieuduong.vn

Bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng không chỉ đối với người bình thường, người bị bệnh tiểu đường cũng cần phải lựa chọn bữa ăn sáng sao cho phù hợp với quá trình điều trị và tình hình bệnh. 

1. Những lưu ý quan trọng cho người tiểu đường khi ăn sáng

 Tuyệt đối không được bỏ ăn sáng

Việc bỏ ăn sáng là một lý do khiến cơ thể bị béo phì và là nguy cơ cao dẫn đến tình trạng kháng insulin. Cho dù lượng đường huyết cao, mỗi người cũng không nên bỏ bữa sáng vì bữa ăn này có tác dụng cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, giúp giảm cholesterol máu, cơ thể sẽ sảng khoái và đầy đủ năng lượng. 

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng và những điều cần lưu ý? 1

Hạn chế ăn các món ăn nhanh ngoài hàng

Tốt nhất nên tự nấu ăn ở nhà, đó là một phương pháp giúp người bị tiểu đường kiểm soát được các chế độ ăn của bản thân và có khả năng điều chỉnh cho phù hợp không làm tăng đường huyết. Đặc biệt các món ăn ngoài hàng thường có sự chênh lệch gia vị nhiều so với các món ăn tự nấu. Thay vì đi ăn sáng ngoài hàng, hãy tích cực nấu ăn ở nhà, đây là thói quen tốt không chỉ đối với bệnh nhân tiểu đường mà còn là đối với các bệnh nhân mắc các bệnh khác. 

Các thành phần quan trọng trong bữa ăn sáng của bệnh nhân tiểu đường

– Protein là chất cần thiết cho cơ thể và cả bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, trong bữa ăn sáng cho người tiểu đường nên bổ sung lượng protein từ các loại đậu đỗ, hạt vỏ cứng, sữa, thịt.  

– Chất xơ rất tốt cho người tiểu đường: Chất xơ là một trong những chất có lợi cho người bị đường huyết cao. Không những thế, chất xơ còn có lợi cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Một bữa ăn sáng bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả, cám yến mạch nên được ưu tiên.

– Nên sử dụng sữa tách béo hoặc sữa chua không đường: Các bữa ăn có nhiều canxi, vitamin D rất có lợi cho sức khỏe. Vì vậy hạn chế các loại sữa có đường hay các loại có chứa chất béo, việc này hỗ trợ tốt cho lượng đường trong máu cao, giảm cholesterol, tăng cường insulin.

Hạn chế dùng các thực phẩm đóng gói thực phẩm ăn liền

Các thực phẩm chế biến sẵn được nghiên cứu là có chứa nhiều chất phụ gia, chất béo có ảnh hưởng không tốt đến việc kiểm soát đường huyết. Chưa kể đến việc trong các thực phẩm này có nhiều đường, muối – hai loại gia vị gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường.

Phải có rau xanh

Rau xanh chứa nhiều chất xơ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, với chức năng hòa tan sẽ ngăn ngừa cholesterol tốt. Một số loại rau xanh tốt cho người tiểu đường gồm súp lơ, mướp đắng, cải bó xôi, đậu, bắp cải.

Nên chia nhỏ bữa ăn

Ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khó kiểm soát lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể cũng như gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. 

2. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì vào bữa sáng?

Trái cây

Việc ăn trái cây còn tùy thuộc vào giai đoạn nào của bệnh tiểu đường và đối tượng mắc bệnh có sức khỏe như thế nào.

– Nên ưu tiên các loại trái cây như táo chuối, cam, lê, đào

– Các loại trái cây đông lạnh nên ăn dần, không nên để quá lâu, nên kết hợp với các loại sữa hoặc làm sinh tố

– Các loại trái cây đóng hộp nên ăn các loại họ cam quýt, đào..

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng và những điều cần lưu ý? 0

Ngũ cốc

Theo nghiên cứu, các loại ngũ cốc có tác dụng làm giảm lượng insulin trong máu, bột ngũ cốc cho người tiểu đường không chỉ làm giảm, cân bằng lượng đường huyết trong máu cung cấp các chất chống oxy hóa, chống viêm và ngăn ngừa tổn thương mạch máu. Nhờ vào các tác dụng này, có rất nhiều loại sản phẩm này ngũ cốc ra đời. Người bệnh cần lựa chọn kỹ lưỡng các loại ngũ cốc hợp lý:

– Yến mạch, ngũ cốc nguyên cám hoặc ngũ cốc không đường

– Quả hạch nhân

– Các loại hạt như: óc chó rang, hạnh nhân, đậu phộng hoặc một hỗn hợp

Trứng và sữa

Đây là hai loại thực phẩm có nhiều protein, đây là chất cơ bản giúp cơ thể người bị ung thư làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Trứng cần được nấu nhanh và ăn luôn, không được ăn đồ trứng đã nấu quá lâu hoặc để qua đêm. 

Còn đối với các loại sữa nên ưu tiên sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, đặc biệt là đối với những người không dung nạp được lactose.

Đại học Sydney đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn trứng mỗi ngày cũng sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, cholesterol và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Những sai lầm thường thấy khi lựa chọn đồ ăn sáng

Không ăn chất béo

Bệnh nhân tiểu đường thường lo sợ chất béo, tuy nhiên như đã khuyến cáo chỉ hạn chế, không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn. Bởi vì chất béo cũng là một loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có chức năng giúp làm chậm quá trình đốt cháy carbohydrate giống như protein. Bác sĩ khuyên rằng nên ăn ở lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. 

Có một số loại chất béo có thể ăn được như: phô mai ít chất béo, sữa chua ít chất béo, kem ít chất béo…

Không ăn đủ chất xơ

Vai trò của chất xơ đối với cơ thể là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy ăn đủ chất xơ cần thiết, không được áp dụng chế độ ăn một cách hời hợt, ăn cho có. Chất xơ sẽ làm cho bạn cảm thấy no hơn, không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, và có thể làm giảm cholesterol của bạn.

Bỏ qua Protein (chất đạm)

Khi bạn chỉ ăn carbohydrate (chất bột, đường), chúng được tiêu hóa nhanh chóng gây ra tình trạng tăng nhanh đường huyết trong máu. Khi kết hợp với một protein, chúng liên kết với nhau và mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, tránh được hiện tượng này. 

https://kienthuctieuduong.vn

Tổng hợp

5.0

Chia sẻ

Rate this post

Viết một bình luận