Nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân như thế nào?
Bệnh phong thấp là cái tên được dân gian gọi cho tình trạng đổ mồ hôi ở tay, chân. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến những công việc thường ngày và gây mất tự tin cho những người mắc phải.
Nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân như thế nào?
Cho đến nay, bệnh phong thấp ra mồ hôi đã được cả Y học dân gian lẫn Tây y nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về cơ chế gây bệnh. Dù vậy, nhiều người mắc bệnh vẫn thường chủ quan bởi các triệu chứng ban đầu và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Triệu chứng của bệnh phong thấp ra mồ hôi
Triệu chứng mang tính điển hình của bệnh chính là tình trạng ra mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số những biểu hiện như:
- Phần đầu ngón tay và chân thường bị rộp, bong tróc
- Tình trạng ra mồ hôi có xu hướng thường xuyên và nhiều hơn khi người bệnh gặp điều kiện khí hậu lạnh, trong trạng thái làm việc căng thẳng, tâm trạng hay lo lắng, xúc động,…
- Da bàn tay có màu nhợt nhạt, lòng bàn tay lạnh dù thời tiết bình thường
- Nhiều trường hợp mồ hôi chảy thành giọt
- Khi có những biểu hiện nặng, mồ hôi sẽ liên tục ra không tự chủ. Một vài trường hợp mồ hôi ra nhiều ở phần da đầu hoặc thậm chí là toàn thân.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân không bao gồm chứng ra mồ hồi thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Đối với những trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của chúng chưa được phát triển toàn diện, chính vì vậy, trẻ sẽ bị ra mồ hôi cả vào ban đêm. Trong dân gian gọi là chứng đổ mồ hôi trộm. Khi trẻ lớn hơn, tình trạng này sẽ thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn.
Các biểu hiện của bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến cuộc sống hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.
Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT tại Việt Nam
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Bệnh phong thấp ra mồ hôi theo quan điểm của Đông y
Tình trạng phong thấp ra mồ hôi tay và chân xuất hiện do cơ chế thoát dương khí ra ngoài. Do những đường dẫn khí ra hệ thống thần kinh ở phần tay và chân bị rối loạn hoặc bị tắt nghẽn, dẫn đến mồ hôi thoát ra khỏi tay và chân.
Theo y học cổ truyền, phong thấp thực chất là bệnh xuất hiện với 2 triệu chứng khác nhau là phong thấp chạy (Đau nhức xương khớp) và phong thấp ra mồ hôi tay chân. khi hàn khí xâm nhập vào cơ thể vốn đang bị suy yếu, xương khớp và các bộ phận khác trong cơ thể sẽ bị tổn thương. Lúc này, khí dương bị hư dẫn đến gan bàn tay, chân bị lạnh và ra mồ hôi tay, chân.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi theo quan điểm của Tây y
Quan điểm của Tây y cho rằng chứng ra mồ hôi tay, chân xuất hiện do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể gặp tình trạng rối loạn. Từ đó dẫn đến các chứng bệnh như tăng tiết mồ hôi, bệnh cường giáp, thiếu hụt Vitamin hoặc do cơ thể bị nhiễm độc.
Những chuyên gia Tây y cho rằng triệu chứng ra mồ hôi tay, chân có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau. Với mỗi loại bệnh, chứng ra mồ hôi có thể xuất hiện kèm theo hàng loạt các triệu chứng khác trên cơ thể.
Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân như thế nào?
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay có những triệu chứng tương đối đơn giản và hầu như không có biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, dù vậy, việc điều trị bệnh thật sự là điều không dễ dàng.
Giải pháp điều trị từ Tây y
Đối với Tây y, việc chỉ điều trị bệnh ra mồ hôi tay, chân bằng thuốc sẽ không giúp chữa khỏi bệnh. Thêm vào đó, người bệnh cũng cần tiến hành khám, chẩn đoán để biết tình trạng cụ thể của mình, sau đó mới có thể đưa ra được phương án điều trị thích hợp.
Gần đây, phương pháp phẫu thuật nhằm cắt hoặc đốt phần hạch giao cảm để triệt để cắt bỏ đi việc sản xuất ra mồ hôi đã được ứng dụng để điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, nếu quá trình cắt bỏ diễn ra chính xác, kết quả mà người bệnh đạt được lên đến 90%.
Dù vậy, nhiều quan điểm lại cho rằng, không nên cắt bỏ hoàn toàn chức năng sản xuất mồ hôi của cơ thể. Chính vì vậy, đây vẫn là phương pháp gây nhiều tranh cãi.
Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay, chân bằng y học cổ truyền
Việc điều trị bệnh bằng phương pháp cổ truyền có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu trường hợp bệnh nhân mới ra mồ hôi trong từ một đến hai năm, việc điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng hơn. Còn trường hợp đã mắc bệnh từ 5 – 10 năm trở lên, chỉ có thể điều trị giảm được 60% triệu chứng bệnh.
Y học cổ truyền sử dụng những bài thuốc từ lá dâu tằm, ngũ vị tử, ma hoàng căn, mẫu lệ hay đậu đen để điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau.
Điều trị bệnh bằng các thảo dược thiên nhiên trong dân gian
Dân gian thường sử dụng các phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay hoặc chân bằng cách dùng lá dâu tằm để nấu nước và uống đều đặn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể ngâm bằng chân vào hỗn hợp nước ấm pha với muối (có thể cho thêm một ít xác trà), ngâm mỗi ngày từ 10 – 15 phút để tăng khả năng điều trị bệnh.
Một cách đơn giản thường được áp dụng là sử dụng mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bộ quế) và xoa đều lên lòng bàn tay từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần xoa bàn tay, bàn chân khoảng 10 phút.
Hơ nóng bàn tay và bàn chân bằng cây ngải cứu cũng là cách làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả vào mùa lạnh. Người bệnh cho ngải cứu vào chén, sau đó đốt và tiến hành hơ.
Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi bằng các bài tập
Bấm huyệt là phương pháp giúp giảm tình trạng lạnh gang bàn tay, chân, giảm ra mồ hôi hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện việc bấm huyệt ở vùng cổ hoặc cột sống, có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ Đông y về những huyết ở vùng dẫn truyền ra hai bàn tay. Hoặc có thể bấm cục bộ ở các huyệt ngay bàn tay như huyệt hợp cốc, hậu khuê, lao cung,… hoặc các huyệt ở bàn chân như huyệt phục lưu, thái khê, dũng truyền,…
Một phương pháp cơ bản và dễ thực hiện hơn đó là tập các bài tập giúp dẫn khí ra lòng bàn tay, bàn chân. Người bệnh chắp hai tai lại và để trước ngực, sau đó thở bằng bụng. Để hai bàn tay cách ngực từ 3 – 4cm sao cho lòng bàn tay đối diện nhau, tập trung đầu óc đến các phần đầu ngón tay và lòng bàn tay. Một lúc sau, bàn tay sẽ trở nên ấm và xuất hiện cảm giác tay.
Thực hiện tương tự ở hai lòng bàn chân. Lưu ý đến hơi thở và tinh thần trong quá trình tập luyện.
Một vài lưu ý khi chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân
- Giữ ấm cho lòng bàn tay và chân là điều đặc biệt cần thiết đối với những người chưa mắc bệnh, đang mắc bệnh hoặc đã chữa khỏi bệnh.
- Những trạng thái cảm xúc hàng ngày như lo lắng, căng thẳng, run rẩy, mệt mỏi,.. đều là tác nhân khiến mồ hôi tay, chân ra nhiều hơn. Chính vì vậy, việc kiểm soát cảm xúc đóng vai trò quan trọng khi điều trị bệnh.
- Lựa chọn những lại thực phẩm giàu khoáng chất và Vitamin. Điển hình như ngũ cốc, đậu phộng, hạt bí ngô, thịt cừu hay thịt bò đều giúp cơ thể giảm thiểu được tình trạng ra nhiều mồ hôi.
- Lưu ý khi lựa chọn các loại mỹ phẩm, sữa dưỡng da tay, chân. Nên dùng phấn bột thay vì các loại kem dưỡng da.
- Người bệnh ngoài triệu chứng đổ mồ hôi tay, còn xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng khác thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp không có giá trị thay thế những tư vấn từ phía các bác sĩ có chuyên môn.