Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh – Con khó chịu, mẹ lo lắng

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là nỗi lo lắng của nhiều mẹ khi những tháng hè đã chính thức “khởi động”. Vậy rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do đâu, điều trị và phòng ngừa bằng cách nào? Mời các mẹ cùng fonscare.vn tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy là hiện tượng phát ban nhiệt trên cơ thể, thường xảy ra vào mùa nắng nóng. Rôm sảy hình thành khi mồ hôi tiết ra quá nhiều khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc.

Rôm sảy có biểu hiện là những mụn nước li ti có màu đỏ, kích thước chỉ bằng đầu đinh ghim, chúng rất ngứa ngáy và khó chịu. Các nốt rôm thường tập trung thành từng mảng trên da, vị trí thường gặp nhất là trên mặt, lưng và các vùng da nhiều khe kẽ.

Mặc dù có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng rôm sảy phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy có thể tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có làn da yếu ớt, nên nếu không chăm sóc cẩn thận, rôm sảy có thể chuyển biến thành những tình trạng nghiêm trọng, gây nguy hại cho sức khỏe của bé.

Phân loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường gặp ở 3 dạng chính là:

Rôm đỏ (Miliaria Rubra): da xuất hiện những nốt mụn đỏ, em bé bị ngứa da, hay gãi và quấy khóc. Rôm đỏ nằm ở sâu trong da và hay xuất hiện khi thời tiết nóng bức kéo dài.

Rôm sâu (Miliaria Profunda): gây tổn thương sâu vào trong các tế bào biểu bì (sâu hơn loại rôm đỏ). Rôm sâu thường bắt nguồn sau khi bé bị rôm sảy kéo dài. Đây là loại rôm sảy ít gặp nhất, mức độ rôm nặng nhất.

Rôm dạng tinh thể (Miliaria Crystalina): đây là loại rôm xảy ra do sự chậm phát triển của các ống tuyến mồ hôi. Nó chỉ xuất hiện nông ngay trên bề mặt da, không có biểu hiện ngứa, viêm hoặc đau. Trẻ nhỏ thường bị rôm dạng tinh thể khi sốt cao, sau đó các vùng da bị rôm khô và bong tróc sau khi hết sốt.

Triệu chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường dễ phát hiện và có thể nhìn thấy bằng mắt thường ngay khi xảy ra. Cụ thể, một số biểu hiện thường thấy như:

Trên da em bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước bé li ti với mật độ dày (thường tạo thành một vùng đỏ trên da với những đường kính khác nhau).

Rôm sảy xuất hiện tại các vùng da không thông thoáng, khó thoát mồ hôi như: vùng da ở lưng, cổ, ngực, trán, hai bên má, vùng mặt; các vị trí nếp gấp như khuỷu tay, khủyu chân, vùng gáy… thậm chí là rải rác ở toàn thân.

Thường có cảm giác ngứa châm chích nhẹ khiến bé chỉ muốn gãi. Đây cũng là nguồn cơn khiến rôm sảy diễn biến phức tạp hơn, dễ bị viêm, nhiễm trùng da.

Bé có thể quấy khóc, chuyển mình liên tục do bị ngứa, khó chịu, dẫn tới khó ngủ, bỏ bú.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân nào?

Một số tác nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

Do ống dẫn mồ hôi chưa hoàn thiện chức năng. Vì còn quá nhỏ nên ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh (đặc biệt là các bé những tháng đầu) chưa phát triển đầy đủ.  Vào mùa hè, mồ hôi tiết ra nhiều nhưng không có đường thoát nên bị tắc lại, gây ra rôm sảy. Chính vì thế, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy ngay trong tuần đầu tiên sau khi chào đời.

Do thời tiết. Đặc trưng về khí hậu nước ta là có mùa hè kéo dài, thời tiết oi bức, nóng ẩm, mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn gây hại trên da phát triển mạnh mẽ, gây ra viêm ngứa, rôm sảy.

Bé mặc các loại quần áo không thấm hút mồ hôi khiến mồ hôi lưu lại trên da trong thời gian dài làm bít lỗ chân lông gây chứng rôm sảy.

Do đóng bỉm liên tục trong thời gian dài; đóng tã quá chặt khiến cho vùng mông, vùng sinh dục không thông thoáng cũng là nguyên nhân là bít tắc tuyến mồ hôi.

Chữa trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Không phải em bé nào cũng cần chữa trị khi bị rôm sảy. Có nhiều trường hợp em bé chỉ mắc rôm sảy ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày; hoặc da bé lành nên có thể tự hết. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều em bé sơ sinh phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy liên tục, vùng da bị rôm sảy lan rộng từng ngày, nếu gãi nhiều vùng da có thể bị nhiễm trùng và xuất hiện các mụn mủ cùng nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.

Nguyên tắc chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh khá đơn giản: chỉ cần tập trung vào việc làm mát da, sạch da, tránh để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao thì các tổn thương sẽ dần phục hồi, các mẩn đỏ dần biến mất và da bé sẽ lành lại.

Dưới đây là một số cách chữa trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo:

Dùng các lá cây tự nhiên tắm cho bé

Nhiều loại cây lá dân gian quen thuộc trong vườn nhà có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm dịu cơn mẩn ngứa, để bé nhanh khỏi rôm mụn, như là:

  • Lá kinh giới
  • Lá tía tô
  • Lá dâu tằm
  • Lá mảnh bát
  • Lá khế
  • Mướp đắng

Mẹ có thể làm như sau để tắm lá trị sảy cho bé, an toàn:

  • Chuẩn bị khoảng 500g lá tắm như tía tô, kinh giới, lá khế,…(có thể dùng riêng biệt từng loại hoặc kết hợp).
  • Đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với nước sạch.
  • Khi nước sôi thì tiếp tục đun thêm 10 phút để các tinh chất trong lá hòa vào cùng nước rồi tắt bếp.
  • Gạn bỏ lá thừa chỉ lấy nước cốt, sau đó hòa với nước mát theo tỉ lệ vừa phải để chậu nước tắm có nhiệt độ phù hợp với bé (35 – 38 độ C).
  • Đặt bé vào chậu và tắm rửa nhẹ nhàng toàn thân, chú ý các vùng da có nhiều khe kẽ.
  • Sau khi xong, mẹ nên tắm tráng lại cho bé với nước sạch để loại bỏ bột lá thừa bám trên da của bé. Lau khô cơ thể và cho bé mặc quần áo.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để rôm sảy nhanh hết.

Lưu ý: Chọn mua lá tắm tại những địa chỉ tin cậy để tránh bị lẫn dư lượng thuốc trừ sâu hay các tạp chất khác.

Điều trị bằng thuốc

Nếu bé bị rôm sảy ở mức nghiêm trọng hơn, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để giảm bớt sự khó chịu cho bé. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị rôm sảy như là Fobancort, Tramsone, Calamine, thuốc bôi chứa steroid…

Lưu ý:

Các loại thuốc steroid có thể giúp giảm cơn ngứa ngáy, khó chịu do rôm sảy nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên tránh bôi lớp dày, bôi trên diện rộng hay bôi trong thời gian dài. Để chữa rôm sảy bằng thuốc an toàn và hiệu quả, mẹ cần tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của người có chuyên môn, tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc và bôi cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Kết hợp chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh khi bị rôm sảy

Khi bé nổi sảy, vấn đề quan trọng là để làn da của con được thông thoáng. Chính vì thế, mẹ nên tắm mát cho con mỗi ngày, đồng thời cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, co giãn tốt.

Một số mẹ có thói quen thoa phấn rôm cho bé để trị hăm, giúp da con nhanh khô thoáng. Thế nhưng, với trẻ sơ sinh điều này phải hết sức cẩn trọng. Bột phấn rôm là các tinh thể siêu nhỏ, nếu bé vô tình hít phải sẽ gây ngạt đường thở, dẫn tới suy hô hấp.

Vệ sinh cơ thể bé bằng các loại sữa tắm gội có thành phần từ thảo mộc có kháng sinh tự nhiên, để làn da bé được tắm mát an toàn mà lại nhanh hết rôm mụn.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh cần thăm khám bác sĩ khi nào?

Nếu các triệu chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều cách, hoặc bé có những biểu hiện như dưới đây thì các mẹ nên cho bé tới thăm khám bác sĩ da liễu:

  • Vùng da rôm sảy bị tổn thương nặng, có dấu hiệu chảy mủ vàng (trắng đục).
  • Em bé quấy khóc nhiều (do đau, rát, ngứa kéo dài); nhìn trực quan thấy vùng da rôm sảy bị sưng phù, đỏ.
  • Sờ vào vùng da rôm sảy có cảm giác nóng rát bất thường so với các vùng da khác trên cơ thể bé.
  • Trẻ bị sốt hoặc ớn lạnh.
  • Thấy nổi các hạch bạch huyết ở vùng nách, cổ, háng.

Hướng dẫn phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa rôm sảy tái phát cũng như phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh, các mẹ thông thái có thể lưu ý một số điều sau:

Để bé vui chơi trong không gian mát, nên là trong phòng điều hòa, phòng có quạt thông khí, phòng có bóng cây che phủ bên trên…Không gian trong phòng ngủ cũng cần được thông thoáng, tránh ấp lồng cho trẻ cả ngày.

Ngoài ra, không nên để con vui chơi tại những nơi có nhiều đất, cát bẩn. Vì đó là nơi ẩn náu của nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Không mặc cho bé quá nhiều quần áo, hoặc mặc quần áo quá chật. Mẹ nên lựa chọn trang phục cho con có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton.

Tránh để bé ra ngoài thời tiết mùa hè từ khoảng 10h – 17h. Vì đây là thời điểm nắng nhất, các tia cực tím hoạt động rất mạnh nên có thể gây tổn hại cho da của bé.

Nên thường xuyên cắt gọn móng tay, móng chân cho con, bởi vì bé có thể đưa tay gãi khiến vùng da rôm sảy bị sưng hoặc nhiễm trùng, mưng mủ…

Mặc dù rôm sảy không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng lại rất dễ tái phát. Vì vậy, trong những ngày hè oi bức các mẹ nhớ chăm sóc và có các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé phù hợp, để ngăn chặn rôm sảy quay trở lại nhé. 

***

Rôm sảy khiến con khó chịu, quấy khóc vì ngứa ngáy không thôi. Mẹ lo lắng lắm. Nếu mẹ đang băn khoăn để tìm ra một giải pháp tắm mát, tắm sạch cho bé thì đừng bỏ qua sản phẩm Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby.

Dưới đây là những lí do thuyết phục mẹ nên chọn Fons Care Baby khi con bị rôm sảy:

  • Sữa tắm thảo dược an toàn: 100% dược liệu thiên nhiên, KHÔNG chất tẩy rửa, KHÔNG dưỡng da hóa chất, KHÔNG tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nhẹ nhàng làm sạch da bé bằng hoạt chất Saponin có trong bồ hòn và bồ kết.
  • Làm mát da, dưỡng ẩm da với các thảo dược như tía tô, kinh giới, mướp đắng…
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Phòng ngừa mạo cảm với chiết xuất gừng.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

Hướng dẫn sử dụng:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.

Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.

– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.

Có Fons Care Baby, bé an toàn tắm mát, mẹ tiết kiệm thời gian!

Xem tại đây

– Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm:

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và nhiều nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như  Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

mua-Modalert-200

Web Site

Đặt mua – Fons Care Baby

Ghi chú

Rate this post

Viết một bình luận