Khoa học đã chứng minh ăn sáng còn quan trọng hơn cả các bữa ăn chính khác và đối với người bệnh tiểu đường điều này lại càng ảnh hưởng nhiều tới kết quả điều trị. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng và những cách để giúp bạn có thể xây dựng một khẩu phần ăn sáng khoa học, lành mạnh cho riêng mình.
Những lưu ý lựa chọn bữa sáng cho người tiểu đường
Đối với những người bình thường thì việc lựa chọn bữa sáng cho mình rất đơn giản. Nhưng đối với người bệnh tiểu đường cần hết sức thận trọng. Người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc tau để hỗ trợ điều trị tiểu đường được tốt hơn.
– Cần tối đa hóa lượng chất đạm: Protein có thể giúp chúng ta cảm thấy nhanh no hơn. Nó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của mô và cơ khỏe mạnh. Các sản phẩm từ động vật như sữa, thịt và các loại hạt có võ cứng. Ví dụ như đậu là những nguồn prptein tốt.
– Chất xơ có tác dụng chống lại sự tăng vọt đường huyết. Hỗ trợ cảm giác no và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Các loại giàu chất xơ như: các loại rau, củ, quả, hạt có vỏ cứng, yến mạch
– Nên ăn điểm tâm vào buổi sáng trong cùng một giờ cố định sẽ giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu được tốt hơn.
– Thời gian bữa sáng: Nên ăn sớm. Nên ăn hai bữa sáng nhỏ cách nhau 2-3 giờ có thể làm giảm sự thay đổi của mức đường huyết.
– Cần hạn chế sử dụng đường. Nên uống nhiều nước lọc hơn là nước ép trái cây. Soda, cà phê, trà có đường cũng có thể gây tăng đường huyết. Lựa chọn các loại trái cây có hàm lượng đường thấp.
– Chế độ ăn nhiều muối có thể làm suy yếu sức khỏe tim và tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tiểu đường cần phải đặc biệt thận trọng về lượng muối. Các loại thực phẩm giàu kali như rau lá xanh sẫm, củ cải đường, khoai lang, chuối sẽ giúp bù đắp ảnh hưởng của natri đối với sức khỏe.
– Cần hạn chế lượng tinh bột trong các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe
– Ăn uống vừa đủ: Nên ăn lượng thức ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều vào bữa sáng.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng là tốt
Để xây dựng chế độ ăn sáng tại nhà, hãy giữ cho nhà bếp của bạn chứa đầy đủ một số món chính. Chọn một vài loại thực phẩm bạn yêu thích từ danh sách dưới đây.
Trái cây
Trái cây được xem là một sự lựa chọn thú vị vào buổi sáng cho người bệnh tiểu đường. Nhưng một lượng lớn trái cây đặc biệt là những loại trái cây có hàm lượng đường cao cũng có thể gây tăng đường huyết đột biến. Và trái cây thì khó cho người bệnh có được cảm giác no.
Các loại ngũ cốc
– Yến mạch, ngũ cốc nguyên cám hoặc ngũ cốc không đường
– Yến mạch: Giàu chất xơ và protein. Làm chậm hấp thụ đường huyết, dễ tiêu hóa, chống đói. Làm giảm tính kháng insulin ở một số người. Yến mạch không nên ăn cùng với mật ong hoặc đường nâu.
anh đào,…
+ Yến mạch cũng là sự lựa chọn không tồi trong thực đơn giảm cân hàng ngày.
– Quả hạch nhân
– Các loại hạt như: óc chó rang, hạnh nhân, đậu phộng hoặc một hỗn hợp
Trứng và sữa
– Trứng là thực phẩm được nấu nhanh và có thể sẵn sàng bữa ăn chỉ trong vài phút. Một quả trứng luộc to có chưa khoảng 6g protein. Những người bị bệnh tiểu đường ăn trứng hàng ngày có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và BMI mà không tăng mức HbA1c. Trúng luộng và trứng cuộn là hai lựa chọn hoàn hản cho bữa sáng của bạn
– Số lượng nên dùng: Nên ăn dưới 6 quả trứng/ 1 tuần. Không gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể mà còn đem lại nhiều lợi ích.
– Sữa bột, sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân cũng là lựa chọn tốt, đặc biệt là đối với những người không dung nạp được lactose.
– Sữa chua không béo, không đường được xem là bữa sáng lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường. Cứ 100g sữa chua lại có 10g protein. Đối với những người thích ngọt có thể thêm một số loại quả mọng vào sữa chua không đường như mâm xôi, việt quất.
– Phô mai ít béo
Rau
– Ớt và hành tây đông lạnh – bạn có thể thêm chúng vào bánh mì trứng, món tráng miệng hoặc trứng tráng
– Cà chua
Những sai lầm về bữa sáng mà người bị hay mắc phải.
Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị mắc một số quan điểm sai lầm như kiêng khem quá mức cần thiết, nên luôn chọn lựa biện pháp là giảm ăn, hoặc không ăn một số thực phẩm. Đặc biệt là các bữa sáng. Chính điều này làm cho tình trạng bệnh của bạn càng trở lên nghiêm trọng. Những sai lầm đó là:
Không ăn chất béo: Đây là quan điểm sai lầm. Chất béo rất có lợi cho sức khỏe. Nó làm giảm quá trình đốt cháy carbohydrat. Bạn nên ăn vừa vừa phải và lành mạnh lượng chất béo thì nó rất an toàn đối với người bệnh.
Nên ăn đầu đủ lượng chất xơ cần thiết: Ăn nhiều chất xơ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ có thể giúp bạn làm giảm cholesterol trong máu.
Bỏ qua Protein (chất đạm)
Khi bạn chỉ ăn carbohydrate (chất bột, đường), chúng được tiêu hóa nhanh chóng gây ra tình trạng tăng nhanh đường huyết trong máu. Khi kết hợp với một protein, chúng liên kết với nhau và mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, tránh được hiện tượng này.
Bạn có thể phối hợp ăn như sau: Một bát ngũ cốc và bánh mì nướng, ăn cùng với một quả trứng.
Trái cây với sữa chua.
Bánh mỳ với xúc xích.
Đậu phộng vào bánh mì nướng