Bị lác đồng tiền ở háng có nguy hiểm không?
Bị lác đồng tiền ở háng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
5/5 – (10 bình chọn)
Lác đồng tiền ở háng là hiện tượng da bị nấm vi sinh phát triển quá mức gây nhiễm trùng và hình thành hình tròn giống đồng xu tại vùng da này. Do ở háng có sự ẩm thấp. bí bách nên dễ tạo điều kiện cho các loại vi nấm sinh sôi nảy nở. Vậy cần làm gì để điều trị bệnh an toàn và đảm bảo khỏi hoàn toàn? Chủ đề bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Bị lác đồng tiền ở háng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Lác đồng tiền còn có tên khác là bệnh hắc lào – một bệnh lý ngoài da phổ biến, gây ra bởi các chủng nấm da. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường khởi phát ở những khu vực có nếp gấp trên cơ thể.
Bị lác đồng tiền ở háng là tình trạng bệnh thường gặp ở nhiều người. Nếu không có biện pháp điều trị và ngăn ngừa kịp thời, các biểu hiện ngoài da có thể lan nhanh đến vùng da lành lặn khác (đùi, lưng, bụng,…)
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và nguyên nhân chính là do các chủng nấm tồn tại trên da. Ở điều kiện môi trường thuận lợi các chủng nấm này có thể ăn sâu vào da và gây bệnh.
Các yếu tố đó phải kể đến như:
- Giới tính người bệnh:
Theo nhiều nghiên cứu có chỉ ra rằng, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở háng và nhanh chóng lan sang bộ phận sinh dục, vùng đùi,… có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người ra nhiều mồ hôi:
Lượng mồ hôi tiết ra nhiều khiến các vùng có nếp gấp trên cơ thể luôn bị bí bách và trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển
- Mặc quần áo bó sát:
Quần áo bó sát cũng tác động đến sự thoát khí của làn da, khiến da bí bách tạo “môi trường” cho vi nấm sinh trưởng và gây bệnh.
- Suy yếu hệ miễn dịch:
Những người có sức đề kháng kém như: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người nhiều bệnh lý nền,… có nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền cao hơn.
- Ảnh hưởng của yếu tố cân nặng:
Người có tình trạng thừa cân, béo phì, lượng nếp gấp trên cơ thể, đặc biệt ở vùng háng nhiều hơn hẳn. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh ở người thừa cân sẽ cao hơn người bình thường
- Môi trường sống ô nhiễm:
Ảnh hưởng của môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt khiến người bệnh dễ dàng mắc các bệnh lý ngoài da, trong đó có lác đồng tiền
- Lây từ người khác:
Bệnh lác đồng tiền có thể lây lan ở khu vực công cộng, giữa người và người hoặc lây từ động vật mang nguồn bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua đường tình dục nếu người bệnh bị lác đồng tiền ở háng và lan tới bộ phận sinh dục
Các triệu chứng bệnh lác đồng tiền ở háng điển hình
Bị lác đồng tiền ở háng có các triệu chứng tương tự bệnh lác đồng tiền thông thường. Tuy nhiên, do bệnh gây ra ở vùng có nếp gấp và tương đối kín đáo nên có thêm một vài biểu hiện đi kèm.
Cụ thể, người bệnh có thể nhận biết bệnh dựa vào các triệu chứng sau:
-
Các vết nấm da tròn như đồng xu bắt đầu xuất hiện ở háng. Vết nấm da bắt đầu ửng đỏ, có ranh giới bao quanh, phân biệt rõ ràng vùng da bị bệnh và vùng da lành
-
Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, đặc biệt là khu vực bẹn và xung quanh háng
-
Vết nấm da sần sùi, sờ thấy rõ trên da
-
Có thể sờ thấy mụn nước nổi li ti tập trung ở viền vết nấm. Nếu mụn nước vỡ có nguy cơ lây lan ra khu vực xung quanh
-
Nếu bệnh xuất hiện ở nam giới có thể ảnh hưởng đến vùng da bìu
Các triệu chứng của bệnh gây kích ứng ngoài da và thường diễn tiến nghiêm trọng hơn vào mùa hè khi thời tiết nóng bức, mặc quần áo quá chật, vận động quá nhiều và không vệ sinh sạch sẽ,….
Bị lác đồng tiền ở háng có nguy hiểm không?
Bị lác đồng tiền ở háng có phải là bệnh lý ngoài da nguy hiểm không? Theo các chuyên gia da liễu, bệnh lý này KHÔNG QUÁ NGUY HIỂM và chủ yếu gây biểu hiện khó chịu, viêm nhiễm ngoài da.
Tuy nhiên, vị trí gây vết hắc lào tương đối đặc biệt – ở háng và gần bộ phận sinh dục. Do đó, một trong những ảnh hưởng lớn nhất của bệnh là gây suy giảm ham muốn tình dục, tâm lý tự ti ngại gần gũi bạn tình của người bệnh.
Cụ thể là do các biểu hiện ngứa ngáy ngoài da, ảnh hưởng tâm lý của người bệnh và có thể lây lan sang bộ phận sinh dục.
Hơn nữa, háng là vùng da kín, thường bị bí và ẩm ướt, tạo “môi trường” thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn bội nhiễm sẽ khó chữa và phức tạp hơn nhiều.
Ở nam giới, tính trạng này tiềm ẩn một số nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục như: viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu,… và ở nữ giới là bệnh lý viêm âm đạo ở nữ giới.
Thêm nữa, hắc lào ở háng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý tình dục do đó, cần tránh quan hệ trong thời gian mắc bệnh.
Giải pháp chữa trị lác đồng tiền ở háng triệt để
Vùng da háng là môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm gây bệnh ngoài da. Do đó, khi bị lác đồng tiền ở háng, người bệnh nên đi khám ngay từ khi các biểu hiện mới bắt đầu khởi phát, tránh bệnh lan rộng và tăng nguy cơ biến chứng.
Tùy thuộc mức độ và thể trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Dù là phương pháp nào, người bệnh cũng phải kiên trì trong quá trình điều trị để dứt điểm bệnh lác đồng tiền
Mẹo dân gian chữa hắc lào ở háng tại nhà
Với chứng lác đồng tiền ở háng thể nhẹ, chưa xuất hiện tình trạng bội nhiễm hoặc lan rộng ra khu vực xung quanh, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
Các mẹo chữa hắc lào dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng, an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Một số mẹo đơn giản, người bệnh có thể tham khảo, sử dụng như:
- Chữa lác đồng tiền với chuối xanh:
Ngâm chuối xanh trước với nước muối khoảng 15 phút. Sau đó, thái lát và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị lác đồng tiền. Lưu ý làm sạch da trước khi thực hiện bài thuốc này (rửa với nước và thấm khô bằng khăn mềm)
- Bài thuốc với nghệ tươi:
Nghệ tươi vừa giúp kìm hãm sự phát triển của nấm da vừa ngăn ngừa hình thành sẹo. Giã nát nghệ tươi và 1 nắm muối hạt. Dùng khăn mềm vắt kiệt lấy phần nước cốt. Thoa phần nước cốt đó lên vùng da bị lác đồng tiền, bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Mẹo điều trị bằng lá trầu không:
Lựa chọn loại lá trầu không to, già (nhiều tinh dầu), rửa sạch và giã nát. Ép lấy phần nước cốt, dùng tăm bông thấm ướt và thoa đều lên vùng da bị nấm. Có thể để khô tự nhiên khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước sạch
Bị lác đồng tiền ở háng dùng thuốc gì?
Trong các trường hợp bị lác đồng tiền nặng, có nguy cơ bội nhiễm, người bệnh bắt buộc phải đi khám để được chỉ định điều trị triệt để.
Thông thường, trong phác đồ điều trị lác đồng tiền, bác sĩ cần chú trọng cả nhóm thuốc diệt nấm, trị nguyên nhân và nhóm thuốc thuyên giảm triệu chứng.
Tùy thuộc mức độ, có thể kê dạng bôi hoặc dạng uống cho phù hợp nhất
- Thuốc kháng nấm:
Kê với mục đích kìm hãm và ngăn chặn sự phát triển của vi nấm trên da. Có thể dùng dạng bôi ngoài (trường hợp nhẹ) hoặc dạng uống (với tình trạng nặng, khi nấm đã ăn sâu vào da)
- Thuốc kháng sinh:
Kê với mục đích ngăn ngừa bội nhiễm hoặc điều trị bội nhiễm (khi đã xảy ra). Phải tuân thủ đúng liều, không tự ý ngừng dùng thuốc tránh gây “nhờn kháng sinh” ảnh hưởng đến việc điều trị sau này.
- Thuốc bôi trị ngứa:
Thuốc dùng ngoài da ở dạng bôi tại chỗ. Thông thường, các thuốc nhóm này có khả năng cải thiện nhanh các biểu hiện kích ứng ngoài da, như ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Đồng thời, tạo lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa vi nấm lây lan sang vùng da lành xung quanh
- Thuốc khác:
Tùy từng trường hợp của người bệnh, bác sĩ có thể kê thêm một số nhóm thuốc hỗ trợ khác (ví dụ như thuốc an thần, thuốc bổ,…)
Với các nhóm thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý dùng thuốc đúng theo đơn chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi hoặc thêm bớt các loại thuốc.
Điều trị bằng phương pháp Đông y với bệnh lác đồng tiền
Chứng bệnh lác đồng tiền trong Đông y được nhận định rằng xuất phát từ sự tấn công của các yếu tố ngoại sinh.
Cơ thể mất cân bằng trong điều hòa khí huyết, gan thận bị tác động dẫn đến mất đi khả năng đào thải độc tố ra bên ngoài. Đó là cơ hội cho các chứng bệnh ngoài da phát tác và xuất hiện triệu chứng
Lưu ý: Mỗi một vị thuốc trong bài thuốc Đông y đều có một tác dụng riêng. Sử dụng riêng biệt chúng không thể đem lại hiệu quả mà phải kết hợp với các thành phần khác trong đúng bài thuốc ấy.
Các vị thuốc có tác dụng tương trợ nhau, nâng cao hiệu quả điều trị trong cả bài thuốc.
Để được kê đúng thuốc phù hợp với tính trạng bệnh, tốt nhất người bệnh nên đi khám tại các cơ sở Đông y. Bác sĩ có chuyên môn sẽ trực tiếp bắt mạch và đưa ra bài thuốc với các vị thuốc phù hợp với cơ địa mỗi người.
Trong quá trình sử dụng, không được tự ý tăng giảm liều lượng các vị thuốc, tránh phá hỏng sự liên kết và hỗ trợ nhau trong bài thuốc.
Ngăn ngừa lác đồng tiền ở háng tái phát như thế nào?
Bị lác đồng tiền ở háng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lan rộng ra những vùng khác trên cơ thể. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, cần lưu ý như sau:
-
Giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa hàng ngày. Lau khô người trước khi mặc quần áo
-
Mang mặc quần áo thoáng mát, đặc biệt là vùng bẹn. Tránh mặc đồ lót bó sát hoặc kích cỡ không phù hợp.
-
Hạn chế gãi vùng háng có vết nấm da, tránh gây trầy xước và lan rộng ra vùng da khác
-
Không dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn tắm,…) với người có biểu hiện mắc bệnh lác đồng tiền
-
Vệ sinh nơi ở, thay ga trải giường, giặt giũ chăn gối thường xuyên. Khi phơi nên lựa chọn khu vực nhiều ánh nắng, tránh phơi ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng
-
Tốt nhất nên đi khám từ sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Để sớm dứt điểm các biểu hiện ngoài da, người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ, dùng thuốc theo liều lượng bác sĩ đã chỉ định
Bị lác đồng tiền ở háng là tình trạng bệnh lý ngoài da, gây các biểu hiện ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ sống để tình trạng này nhanh chóng dứt điểm và ngăn ngừa tái phát