Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì? Kiêng Ăn Gì Nhanh Khỏi Nhất? Giải Đáp Chi Tiết

Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi nhất là thắc mắc của rất nhiều người. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là phương pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa căn bệnh này tái phát. Chi tiết về cách xây dựng bữa ăn cho người bị viêm lợi sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bị viêm lợi nên ăn gì?

Viêm lợi hay còn được gọi là viêm nướu răng là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm nha chu. Bệnh xuất hiện do phần nướu bị mảng bám lâu ngày gây viêm nhiễm, kích ứng. Người mắc sẽ nhanh chóng cảm thấy đau rát, sưng tấy ở vùng đường viền lợi, cùng với đó là sự thay đổi màu sắc tại các vùng bị tổn thương.

Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi nhất là thắc mắc của rất nhiều người

Viêm lợi mặc dù không gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới tính mạng hoặc sức khỏe tổng thể cho người bệnh nhưng cảm giác đau đớn kéo dài và khả năng tái phát thường xuyên có thể cản trở quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, tạo ra không ít phiền toái.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ, người mắc viêm lợi chắc chắn không thể bỏ qua tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Chính vì vậy, bị viêm lợi nên ăn gì đã trở thành chủ đề được nhiều độc giả quan tâm.

Gừng

Trong danh sách các thực phẩm nên ăn khi bị viêm lợi, chắc chắn không thể đi sự có mặt của gừng. Không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, gừng còn được đánh giá cao như một vị thuốc trong Đông y với tên gọi Sinh khương.

Bên trong thành phần của nguyên liệu này chứa các hợp chất chống viêm có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp bảo vệ các mô mềm trong miệng và giảm triệu chứng viêm lợi. Bạn có thể sử dụng gừng như một vị thuốc dân gian để loại bỏ triệu chứng nhiễm trùng, sưng, viêm nướu. Hoặc kết hợp trong các món luộc, xào, kho, dùng để hãm trà mật ong uống hằng ngày….

Bị viêm lợi nên ăn gì – Tỏi

Tỏi là nguyên liệu chứa hàm lượng cao hợp chất Allicin giúp kháng khuẩn, giảm sưng nướu rất hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp tỏi cùng với các món ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể ép nước cốt tỏi và bôi vào vị trí đau nhức. Trong lần đầu sử dụng, để ngăn ngừa tình trạng nóng rát, người bệnh nên pha nước tỏi với 2 – 3 thìa cà phê nước lọc.

Các loại trái cây chứa Vitamin C

Trẻ bị viêm lợi nên ăn gì là thắc mắc khiến không ít cha mẹ đau đầu. Trên thực tế, trẻ nhỏ chính là nhóm dễ bị viêm lợi nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu e ngại trước tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị hiện thời, phụ huynh có thể tích cực bổ sung Vitamin C trong bữa ăn để giúp con cải thiện cảm giác đau nhức nướu.

Vitamin C giúp tăng cường đề kháng

Thường xuyên sử dụng các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây, ổi, táo…giúp tăng cường đề kháng, thúc đẩy làm lành thương và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên dù ở bất cứ lứa tuổi nào, hạn chế lạm dụng quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Hàm lượng acid từ các loại trái cây có thể trở thành con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sữa của trẻ hoặc thậm chí khiến viêm lợi trở nên trầm trọng hơn.

Trà

Không chỉ chú trọng tới chế độ ăn, người bệnh đang dành sự quan tâm cho chủ đề viêm lợi ăn gì có thể tham khảo sử dụng một số loại trà. Hàm lượng dồi dào chất Polyphenols trong trà có khả năng kháng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại vùng nướu sưng nhức. Tuy nhiên, để tránh xỉn men răng, bạn cần vệ sinh răng thường xuyên.

Thực phẩm có chứa Acid Lactic

Acid Lactic sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Chính vì vậy, bạn nên tăng cường một số loại thực phẩm lên men như bánh mì, bánh bao, sữa chua…

Sử dụng mật ong

Mật ong là thực phẩm có tính sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng mật ong để pha với nước ấm uống mỗi buổi sáng hoặc bôi trực tiếp lên vùng nướu bị tổn thương.

Thực phẩm giàu vitamin K

Viêm lợi có thể ăn thịt bò hoặc gà không? đến nay vẫn luôn là một chủ đề gây tranh cãi, Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nha sĩ, trong thành phần của những loại thực phẩm này không chứa chất gây kích ứng cho lợi. Mặt khác, hàm lượng lớn protein và vitamin K bên trong thịt gà, bò còn giúp hỗ trợ ổn định tình trạng lợi.

Trường hợp sau khi ăn thịt gà hoặc bò xuất hiện triệu chứng đau nhức răng xuất phát từ quá trình vệ sinh sai cách. Phần thức ăn thừa mắc vào kẽ răng không được loại bỏ sẽ trở thành nguồn gốc cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Chính vì vậy, bạn có thể xay nhỏ hoặc làm mềm các loại thịt này để đảm bảo đầy đủ chất và hạn chế được tình trạng mắc răng.

Bị viêm lợi kiêng ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Bên cạnh danh sách các loại thực phẩm tốt cho người bị viêm lợi, bạn hoàn toàn không thể bỏ qua chủ đề viêm lợi nên kiêng gì? Chủ động tránh hấp thu các chất có hại sẽ giúp ức chế tốc độ viêm, thúc đẩy quá trình làm lành nướu.

Hạn chế đường và tinh bột

Đường và tinh bột là nguyên nhân chính gây nên các mảng bám ở răng miệng. Khi các mảng bám này tích tụ lâu ngày ở các kẽ răng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện sưng, viêm nướu, bạn nên hạn chế ăn hoặc cho con ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có gas, kẹo, bánh….

Đường và tinh bột là nguyên nhân chính gây nên các mảng bám ở răng miệng

Các thực phẩm làm khô miệng

Khô miệng là nguyên nhân giúp cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng và gây nên tình trạng nhiễm khuẩn lợi. Chính vì vậy, bạn nên tránh sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá để không làm tổn hại tới sức khỏe răng miệng.

Thực phẩm quá cứng hoặc quá lạnh/nóng

Những loại thực phẩm với nhiệt độ bất thường, quá nóng/lạnh sẽ kích thích phản ứng viêm, gây ra các cơn ê buốt, đau nhức kéo dài tại vùng nướu sưng. Trong thời gian điều trị viêm lợi, bạn cũng cần tránh sử dụng đồ ăn quá cứng, việc hoạt động hàm thường xuyên sẽ không tốt cho nướu.

Các món ăn có vị chua, cay

Dưa chua, cà muối, kim chi và những đồ ăn trải qua quá trình lên men có vị chua và cay nồng sẽ khiến vùng nướu sưng bị bỏng, rát và lở loét. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các món trong danh sách này.

Hướng dẫn chăm sóc giúp viêm lợi mau lành

Bên cạnh việc quan tâm tới các thực phẩm trong nhóm bị viêm lợi nên ăn gì, để khỏi bệnh nhanh người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày như:

  • Đánh răng ngày 2 – 3 lần sau ăn, chải răng ít nhất 3 – 4 phút bằng bàn chải có đầu lông mảnh. Tránh tác động lực quá mạnh vào nướu sẽ dẫn tới tình trạng xuất huyết, kéo dài thời gian lành vết thương.
  • Thay bàn chải mỗi 5 – 6 tháng/ lần để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Không nên lạm dụng các loại nước súc miệng quá cay, nên tham khảo một số sản phẩm dịu nhẹ từ thảo dược hoặc làm sạch lại răng miệng bằng nước muối ấm sau khi đánh.
  • Không nên cố gắng sờ tay vào vết thương, thói quen này sẽ giúp đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong lợi. Từ đó khiến bệnh tiến triển dai dẳng và lâu lành hơn.

Trên đây là danh sách các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh răng miệng, hy vọng rằng có thể giải đáp phần nào cho độc giả thắc mắc bị viêm lợi nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi. Để đảm bảo tốt nhất vẻ đẹp, sức khỏe cho răng và nướu, bạn nên chủ động tới thăm khám nha sĩ định kỳ.

Rate this post

Viết một bình luận