Bí ẩn Tượng thần Vệ nữ, kiệt tác điêu khắc trường tồn với thời gian

Là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại, Tượng thần Vệ nữ vẫn luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.

milo-1Ảnh: Nan Palmero (CC BY 2.0)

Tương tự các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng vẫn là một bí ẩn kể từ khi nó được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Mặc dù ngày nay, các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy và cũng đã đưa ra một số giả thiết, nguồn gốc của bức tượng vẫn là một điều bí ẩn.

Tượng thần Vệ nữ là gì?

Tượng thần Vệ nữ, hay còn được biết đến với tên gọi Aphrodite of Milos là một tác phẩm điêu khắc cẩm thạch có nhiều khả năng được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc.

Theo như Bảo tàng Lourve phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái, và bàn chân đều được khắc độc lập. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng ban đầu, bức tượng có thể được sơn màu và trang trí với trang sức, tuy rằng hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.

Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán cho rằng bức tượng mô phỏng nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp, bởi đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo mà bức tượng được phát hiện.

VENUS (APHRODITE)
AMPHITRITE
Khám phá

Vào năm 1820, bức tượng được phát hiện bởi một người nông dân trên hòn đảo Aegean của Milos.

Milo-10Ảnh: Kurzon qua Wikimedia Commons (CC BY-SA 4.0)

Bức tượng được tìm thấy trong tình trạng rời rạc và sau đó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên, chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của được coi là không phải nguyên bản, bởi vậy, nó đã không được gắn vào tác phẩm.

Ngoài ra, bức phác thảo của Jean-Baptiste-Joseph Debay đã chỉ ra rằng bức tượng được đặt trên một chiếc bệ có khắc chữ, tuy nhiên sau đó, chiếc bệ được coi chỉ là chi tiết bổ sung và đã được di dời.

Mặc dù vẫn còn dang dở, Tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp, người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng, họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. “Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng” là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay.

Không thể đi đến một quyết định thống nhất, Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.

Bức tượng ngày nay

Đã hơn 200 năm trôi qua, Tượng thần Venus vẫn giữ một vị trí quan trọng tại Bảo tàng Lourve. Bên cạnh các tác phẩm như Nàng Mona Lisa Dying Slave của Michelangelo, Tượng thần Venus được coi là một trong những tác phẩm giá trị và nổi tiếng nhất tại Lourve.

Tượng thần Venus xứng đáng là một “kiệt tác trường tồn với thời gian” (Bảo tàng Lourve)

Milo-11Bức tượng được trưng bày tại Bảo tàng Lourve, Pháp (Ảnh: Ed Latawiec)

MAI ANH/DESIGNS.VN

Rate this post

Viết một bình luận