Bị bỏng bôi gì để nhanh khỏi mà không để lại sẹo?

Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Người bị bỏng không chỉ bị đau rát, khó chịu mà còn tự ti với những vết sẹo, thâm do bỏng để lại. Vậy, khi bị bỏng bôi gì để hạn chế được những vấn đề đó? Nội dung hôm nay sẽ thông tin chi tiết đến bạn.

Bỏng là gì? Các cấp độ bị bỏng

Bỏng là một cấp cứu ngoại khoa xảy ra khi cấu trúc cơ thể bị tổn thương bởi các nguyên nhân như: nhiệt, hóa chất và các tác nhân vật lý. Bên cạnh các tổn thương khu trú, người bị bỏng có thể phải chịu những tác động toàn thân như: rối loạn chuyển hóa, suy tuần hoàn và nhiều biến chứng nguy hiểm.

bong-la-gi

Bỏng được chia làm 5 cấp độ dựa trên diện tích và độ sâu của các vết bỏng như sau:

  • Bỏng cấp độ I: Khi nạn nhân bị viêm da cấp vô khuẩn.
  • Bỏng cấp độ II: Bỏng gây tổn thương ở lớp biểu bì của da.
  • Bỏng cấp độ III: Tổn thương ăn sâu đến lớp trung bì.
  • Bỏng cấp độ IV: Toàn bộ cấu trúc da bị tổn thương.
  • Bỏng cấp độ V: Bỏng vượt qua cấu trúc da gây tổn thương đến lớp gân, cơ và hệ thần kinh.

Bỏng độ I, độ II và độ III được xếp vào nhóm bỏng nông, bệnh nhân có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trường hợp bỏng từ cấp độ IV trở lên được xếp vào nhóm bỏng sâu. Nhóm này cần được tiến hành điều trị dưới sự giám sát của các y, bác sĩ.

➤ Chi tiết hơn trong bài viết: “Tổng quan về Bỏng!”

Chăm sóc vết bỏng tại chỗ quan trọng như thế nào?

Về bản chất, vết bỏng là vết thương hở và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Những di chứng nặng nề do bỏng gây ra phải kể đến như:

  • Sẹo: Đây là di chứng thường gặp nhất ở người bị bỏng. Sẹo thường xuất hiện ở những bệnh nhân bỏng cấp độ III trở lên. Tùy vào mức độ của vết thương và chế độ chăm sóc mà người bệnh có thể bị sẹo phì đại, sẹo lõm, sẹo lồi hoặc sẹo co kéo. Ảnh hưởng chủ yếu của sẹo bỏng là tính thẩm mỹ. Ngoài ra, sẹo co kéo có thể khiến người bệnh vận động khó khăn hơn.
  • Loét thiểu dưỡng: Những phần mô bị tổn thương nặng nề do bỏng không được nhận đủ dinh dưỡng dẫn đến lở loét và hoại tử. Người bệnh có thể phải lọc bỏ hoàn toàn phần mô này mà không thể điều trị phục hồi.
  • Nhiễm độc bỏng: Tại các vết bỏng, các sản phẩm của mô hoại tử như: histamin, proteinase da, tế bào chết, dịch viêm, nội độc tố vi khuẩn,… có thể bị hấp thụ ngược vào cơ thể qua hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết gây nhiễm độc bỏng.
  • Suy giảm miễn dịch: Tại những vết bỏng nặng, hàng loạt chất ức chế miễn dịch được sản xuất như: Các peptid, prostaglandin, nội độc tố vi khuẩn, sản phẩm chuyển hóa của acid arachidonic,… Suy giảm miễn dịch làm tăng nặng tình trạng nhiễm khuẩn ở các vết tổn thương.
  • Nhiễm trùng vết bỏng: Vết bỏng không được chăm sóc đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Khi số lượng vi khuẩn đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và hoại tử mô.
  • Nhiễm trùng huyết: Sau khi xâm nhập vào vết bỏng, vi khuẩn không chỉ phát triển và phá hủy mô. Chúng có thể xâm nhập vào các mạch máu đang bị tổn thương và gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Ung thư hóa trên nền sẹo: Vết bỏng nặng khiến tế bào vùng tổn thương biến đổi thành tế bào ác tính gây ung thư.

Thực tế cho thấy, chế độ chăm sóc càng kém thì nguy cơ gặp phải di chứng càng cao. Vì vậy, người bệnh cần chú ý bảo vệ và điều trị vết bỏng kỹ lưỡng để tránh gặp phải di chứng nguy hiểm.

cham-soc-vet-bong-tai-cho

☛ Tìm hiểu thêm thông tin: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!

Khi bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi mau lành?

Bạn cần phải nhớ, bất kỳ thứ gì đắp lên vết bỏng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của nó. Người quyết định bị bỏng bôi gì phải là người có kiến thức chuyên môn như: bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế.

Dưới đây là danh sách sản phẩm, thuốc có thể được dùng để giúp vết bỏng nhanh lành:

Nước sạch

Nước sạch, mát là thứ đầu tiên cần sử dụng cho nạn nhân ngay khi bị bỏng. Nước sạch giúp hạ nhiệt tại vết bỏng và rửa trôi bụi bẩn bám trên mặt vết thương. Người bệnh cần được xối rửa nước sạch trong ít nhất 15 – 20 phút cho đến khi được di chuyển tới cơ sở y tế.

Những trường hợp bỏng nhẹ có thể xử lý tại nhà, bạn có thể đắp khăn sạch, mát lên vết bỏng 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần đắp vài phút kết hợp với thuốc bôi để giúp vết bỏng phục hồi nhanh hơn.

nuoc-sach

Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Dung dịch này được sử dụng để vệ sinh vết bỏng trong suốt thời gian điều trị. Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn nhẹ giúp rửa trôi vi khuẩn, bụi bẩn và rất lành tính với những tế bào đang bị tổn thương.

Người bệnh có thể rửa vết thương với nước muối sinh lý từ 1 – 2 lần một ngày. Khi rửa lưu ý xối nước nhẹ nhàng theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để bụi bẩn và vi khuẩn không bị cuốn vào trong.

Bề mặt vết thương được làm sạch sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng đồng thời giúp quá trình hấp thu thuốc điều trị sau đó tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể pha loãng một số dung dịch sát trùng thay thế cho nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng.

Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh)

Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo – dung dịch rửa đã được kiểm định an toàn để làm sạch vết thương hàng ngày. Với thành phần hầu hết chiết xuất từ tự nhiên nên tương đối an toàn cho vùng da bị bỏng.

Khác biệt so với các dung dịch làm sạch truyền thống chỉ có tác dụng làm sạch bụi bẩn bám tại vết thương, dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn của Nacurgo có chứa các thành phần chiết xuất từ trà xanh, trầu không, tràm trà,… đã rất nổi tiếng về khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Tinh dầu bạc hàlô hội có tác dụng làm ẩm vùng da đang bị kéo căng, giúp da dịu nhẹ, mịn màng hơn. Ngoài ra, chúng còn tạo ra mùi thơm vô cùng dễ chịu và thoải mái. Đặc biệt trong dung dịch làm sạch Nacurgo có chứa tinh chất nghệ trắng được bào chế dưới dạng nano giúp vết thương được khôi phục và tái tạo một cách tự nhiên, hạn chế thâm sẹo, cân bằng màu da, làm da đều màu sau hồi phục.

Cùng với sự kết hợp với công nghệ điện hóa tiên tiến Dung dịch rửa, làm sạch da tổn thương Nacurgo đem lại tác dụng kháng khuẩn nhanh, mạnh mà lại vô cùng an toàn.

☛ Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm trong bài viết: Nacurgo chai xanh – dung dịch làm sạch vùng da tổn thương

Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo

Đây là sản phẩm được bào chế từ Polyesteramide, tinh chất trà xanh và tinh chất nghệ nano curcumin. Sản phẩm là ứng dụng của công nghệ Novaskin, được chuyển giao từ tập đoàn dược phẩm PolymerPharm.

Nacurgo được sử dụng như một phương pháp che đậy, băng và bảo vệ vết bỏng, sát khuẩn, chống viêm nhẹ và giúp tổn thương mau lành hơn.

nacurgo-mang-bao-ve

Thành phần Polyesteramide giúp tạo ra màng phủ mỏng ngay trên bề mặt vết thương giúp chống nước, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành hệ thống mao mạch và tái tạo tế bào làm lành tổn thương.

Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh và tinh chất nghệ được phân tán đồng đều trong dung dịch giúp tạo ra tác dụng sát khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm sạch vết thương hiệu quả. Người bệnh chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết bỏng sau khi vệ sinh với nước muối sinh lý. Sau khoảng 2 – 3 phút, lớp màng Polyesteramide được hình thành là vết thương đã được bảo vệ.

Một ưu điểm khác của Nacurgo là không cần phải dùng băng gạc che đậy vì vậy người bị bỏng không cần lo lắng việc thay băng gây đau đớn. Màng Polyesteramide tạo ra từ lớp phun hơi sương rất nhẹ nhàng, không tạo lực gây đau khi sử dụng. Lớp Polyesteramide sẽ tự phân hủy sau khoảng 4 – 5 tiếng. Lúc này, bạn chỉ cần xịt một lớp mới bao phủ lên là được!

Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm Nacurgo vui lòng xem tại bài viết: “Nacurgo trị bỏng như thế nào?“

Để tìm nhà thuốc phân phối sản phẩm gần bạn nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Thuốc sát trùng Cream Silver sulfadiazine 1%

Đây là kem bôi được bào chế từ phân từ bạc và sulfamid với nồng độ 1%. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp bỏng nông và có nhiễm khuẩn như: S.aureus, Klebsiella, E.coli, P.aeruginosa, Enterobacteriaceae, Proteus và C.albicans.

Cream Silver sulfadiazine 1% chống chỉ định với những trường hợp mổ ghép da, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và người dị ứng với thành phần thuốc. Lưu ý: Không sử dụng thuốc trên diện rộng vì có thể làm giảm bạch cầu.

Người bệnh cũng có thể thay thế sản phẩm này bằng các loại thuốc khác như: Dung dịch acid boric 3%, dung dịch Nitrat bạc 0,5% hoặc 0,25%,  thuốc mỡ Maduxin,…

cream-silver-sulfadiazine-1

Thuốc làm rụng hoại tử Axit salicylic 40%

Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng gel bôi và chỉ sử dụng khi vết bỏng đã đóng vảy khô. Những trường hợp có diện tích vết bỏng vượt quá 10% cơ thể không nên sử dụng gel bôi này.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế thuốc bằng các thuốc khác có chứa các thành phần như: Trypsin, pepsin, chymotrypsin, papain, bromelain, Streptokinase, Subtilis,…

Trong suốt thời gian sử dụng những loại thuốc bôi trên, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tiến triển của vết bỏng. Trường hợp phát hiện vết bỏng có dấu hiệu bất thường như: sưng, nóng, đau, đỏ, mưng mủ, ngứa ngáy,… hoặc không cải thiện sau nhiều ngày, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp xử trí phù hợp.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị bỏng bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

Tuyệt đối không nên bôi khi bị bỏng những thứ nào?

Chăm sóc vết bỏng sai cách là nguyên nhân khiến tổn thương trở nên nặng nề và khó điều trị. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi quyết định “đắp” bất cứ thứ gì lên vết thương của mình.

Dưới đây là danh sách những thứ “tuyệt đối không bôi” khi bị bỏng:

Các loại dầu, bơ (dầu dừa, dầu gấc,…)

Chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh những sản phẩm này có tác dụng hạ nhiệt vết bỏng hay kích thích vết thương nhanh lành. Mặt khác, các tạp chất trong bơ hay dầu có thể trở thành nguyên nhân gây nhiễm trùng vết bỏng khiến tổn thương ăn sâu và khó điều trị hơn.

Lòng trắng trứng gà

Trong trứng gà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ký sinh trùng, vi khuẩn, dư lượng kháng sinh hoặc hóa chất công nghiệp. Vì vậy, việc đắp lòng trắng trứng gà chỉ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng và dị ứng cho vết bỏng mà thôi.

Các loại “thảo dược”

Như hành tây, cây chuối, củ chuối,… Tất cả những loại cây, rau, củ này đều tiềm ẩn nguy cơ về nhiễm trùng khiến vết thương nặng hơn.

Kem đánh răng: Nhiều người lý luận rằng kem đánh răng chứa kẽm nên giúp sát khuẩn và làm lành vết thương tốt hơn. Tuy nhiên, kem đánh răng còn chứa hóa chất rất dễ gây kích ứng cho vết thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng, đau rát, tăng loét khi đắp sản phẩm này lên vết bỏng.

Đá lạnh

Hạ nhiệt cho vết bỏng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng đá lạnh để hạ nhiệt là một sai lầm. Nhiệt độ quá thấp của đá gây có thể làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, khiến vết thương bị bỏng lạnh, gây đông cứng tế bào và dẫn đến hoại tử. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được đắp đá lạnh khi sơ cứu vết bỏng.

nhung-thu-khong-duoc-boi

Ngoài ra không nên bôi các thứ như kem đánh răng, nước mắm,…. theo các cách dân gian vì có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.

☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng bôi kem đánh răng – Sai lầm tai hại của nhiều người

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi: Bị bỏng bôi gì thì nhanh khỏi? Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho độc giả hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc vết bỏng là lựa chọn được cách chăm sóc phù hợp với bản thân. Những trường hợp có cơ địa đặc biệt, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Nguồn tham khảo

https://sites.google.com/site/yhocbachkhoatoanthu/bong/thuoc-dieu-tri-tai-cho-vat-lieu-che-phu-tam-thoi-vet-bong

https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/art-20056649

Rate this post

Viết một bình luận