192
Views
5/5 – (1 bình chọn)
Bỏng hay còn gọi là phỏng là một loại chấn thương, tai nạn liên quan đến da hoặc các khối mô khác do tác dụng của nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Vậy khi Bị bỏng bôi thuốc gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Hãy cùng Thẩm mỹ quốc tế Diva tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các cấp độ của bỏng
Bỏng được chia làm 3 cấp độ nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bỏng gây ra cho cơ thể:
Cấp độ thứ 1
Bỏng nhẹ cấp độ 1 tương đương với mức độ tổn thương ít nhất, độ bỏng này còn được gọi là siêu bỏng đốt sống, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng.
Dấu hiệu nhận biết: Vùng da bị bỏng cấp độ 1 sẽ tấy nhẹ, hơi đau và sưng. Sau khi lành vết bỏng sẽ bị khô và bong tróc. Thường sẽ lành sau khoảng 7 – 10 ngày và ít để lại di chứng do sẹo
Cấp độ thứ 2
Nghiêm trọng hơn bỏng độ 1 là bỏng cấp độ 2. Bề mặt da lúc này sẽ phồng rộp lên, đỏ rát và đau nhức. Sau vài ngày mụn nước sẽ nổi trên phần bị bỏng, mô da sẽ trở nên dày và nhìn giống lớp vảy. Vì bỏng rất dễ bị nhiễm trùng nên cần được sơ cứu đúng cách và vệ sinh sạch sẽ.
Nhiều mụn nước sẽ hình thành trên vùng da tổn thương càng cho thấy mức độ nghiêm trọng, nếu vết thương bị nhiễm trùng hãy đến gặp bác sĩ, có thể sẽ được chỉ định ghép da. Vết bỏng ở cấp độ 2 sẽ lành sau 3 tuần hoặc dài hơn.
Cấp độ thứ 3
Đây là độ bỏng được đánh giá là nghiêm trọng nhất và thương gây ra tổn thương và thiệt hại nặng. Không chỉ tổn thương tại bề mặt da, mà các mô thần kinh ở vết thương này đã chết hẳn nên nạ nhận thường không thể cảm nhận được bất cứ đau đớn nào.
Đối với bỏng độ 3, diện tích của vết bỏng rất quan trọng. Diện tích bỏng càng lớn tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong cao hơn. Vết bỏng được đánh giá là nghiêm trọng ở người lớn là 15% và trẻ em là 8%.
Dấu hiệu của bỏng cấp độ 3 chính là : Vùng da bỏng sáp, và chuyển sang màu trắng, những vùng da lân cận bị xém và có màu nâu sẫm. Trường hợp này không còn xuất hiện các nốt mụn nước nữa và cần được chữa trị và khắc phục nhanh bằng phẫu thuật.
Bỏng độ 3 không thể điều trị dứt điểm và thường để lại những di chứng nặng nề như gây rút cơ.Tuyệt đối không nên điều trị tại nhà khi bỏng độ 3, cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị đúng cách để phòng ngừa các biến chứng hoặc nguy cơ tử vong.
Hướng dẫn sơ cứu vết bỏng đúng cách
Do đó dù nạn nhân bị bỏng nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu là rất cần thiết. Bởi vì nhiều trường hợp không sơ cứu kịp thời hoặc xử lý sai vết bỏng nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
Các bước cần biết để sơ cứu vết bỏng đúng cách:
-
Tách người bỏng ra khỏi nguồn gây bỏng
-
Xả nước có nhiệt độ thường vào vết bỏng trong vòng 20 – 30 phút
-
Sử dụng băng gạc hoặc khăn thấm nước đắp vào vết bỏng để giảm đau
Lưu ý khi sơ cứu vết bỏng:
-
Không sử dụng nước đá
-
Nếu vết bỏng không nghiêm trọng, có thể sử dụng các loại thuốc trị bỏng tại các nhà thuốc để vết bỏng nhanh hồi phục
-
Không chọc vỡ các bong bóng nước trên vết bỏng vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng
-
Không sử dụng các cách trị bỏng dân gian như: bôi nước mắm, kem đánh răng, nước củ ráy, củ chuối,… lên vết bỏng.
Các trường hợp gây bỏng thường gặp:
-
Bỏng điện
-
Bỏng hóa chất (axit, kiềm,…)
-
Bỏng lửa
-
Bỏng chất lỏng (dầu, nước,…)
Hướng dẫn cách chăm sóc vết bỏng
-
Thường xuyên thay băng gạc và rửa sạch vết thương
-
Trước khi thay băng gạc mới nên sử dụng kem trị bỏng hoặc thuốc mỡ kháng sinh
-
Không được gãi hay động vào vết thương
-
Vết thương nên được giữ khô ráo
-
Không mặc quần áo quá chật gây ma sát lên vết bỏng
-
Nên đến gặp bác sĩ khi vết bỏng nặng hoặc có những biến chứng bất thường
Cách trị sẹo bỏng
Sau khi vết thương do bỏng gây ra lành hẳn, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng mà sẽ để lại sẹo. Các vết sẹo này thường gây mất thẩm mỹ khi nằm ở vị trí dễ nhìn thấy hoặc tệ hơn khi hình thành các vùng sẹo co rút gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Trị sẹo bỏng bằng thuốc
Bạn nên tìm các thuốc trị bỏng tốt và được kiểm định chất lượng phù hợp cho mình tại các nhà thuốc uy tín. Nên thường xuyên bôi thuốc trị bỏng vào giai đoạn vết bỏng đang hồi phục, kem trị bỏng sẽ không có tác dụng đáng kể khi sẹo đã hình thành. Vậy bị bỏng bôi thuốc gì?
Bị bỏng bôi thuốc gì?
Bạn đang băn khoăn và không biết bị bỏng bôi thuốc gì? Sau đây là những gợi ý về các loại thuốc hỗ trợ làm lành và ngăn ngừa sẹo bỏng được đánh giá cao nhất hiện nay.
-
Thuốc trị sẹo Dermatix
-
Thuốc trị sẹo Mederma
-
Thuốc trị sẹo Klirvin
-
Thuốc trị sẹo Scar Rejuvasil
-
Gel trị sẹo Scar Esthetique
Trị sẹo bỏng bằng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài cách trị sẹo bỏng bằng các loại kem chuyên dụng, bạn cũng có thể sử dụng các các trị sẹo bỏng ngay tại nhà đơn giản bằng các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm mua với giá rẻ như:
-
Lô hội
-
Nghệ
-
Vitamin E
-
Đu đủ xanh
-
Cây lá bỏng
-
Rau má
FAQs: Bị bỏng bao lâu thì khỏi
Tùy thuộc vào nguyên nhân bỏng, mức độ nghiêm trọng của vết bỏng và diện tích bỏng mà sẽ có khoảng thời gian hồi phục khác nhau. Nhưng phần lớn các vết bỏng thông thường sẽ lành và hình thành sẹo sau khoảng từ 18 – 45 ngày phụ thuộc vào cách điều trị và sự tổn thương của các mô da.
Bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về bỏng và khi bị bỏng bôi thuốc gì hiệu quả. Nếu bạn gặp các vấn đề về sẹo sau bỏng, hãy liên hệ ngay đến tổng đài hotline 0983552934
để được Thẩm mỹ quốc tế Diva tư vấn miễn phí về dịch vụ trị sẹo công nghệ cao.