Bị bỏng nước sôi phải làm gì? Bôi thuốc gì cho mau khỏi?

Một trong những tai nạn thường gặp khiến người gặp nạn hết sức khó chịu và đau đớn đó là bỏng nước sôi. Tuy nhiên khi gặp phải nhiều người thường lóng ngóng không biết xử lý ra sao? Vậy bị bỏng nước sôi nên làm gì? Tất cả thông tin sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay dưới đây.

Bỏng nước sôi nên làm gì?

 

Những đối tượng dễ bị bỏng nước sôi

Trẻ nhỏ, người già, những người hay bất cẩn là một trong những đối tượng rất dễ bị bỏng nước sôi. Bỏng nước sôi có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, trường hợp nặng có thể hoại tử da.

Tai nạn do thương tích bỏng nếu xảy ra ở trẻ em thường rất nguy hiểm và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Bỏng ở trẻ em chỉ cần diện tích nhỏ nhưng cũng có thể gây ra những tổn thương như bong tróc mất một phần da bên ngoài, gây bỏng rát khó chịu… 

Với trẻ em, khối lượng da được liên kết còn quá mỏng, không  thể bảo vệ khỏi những tác nhân chấn đông mạnh như tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh… 

Những trường hợp trẻ em bị bỏng nước sôi tại các vị trí như mặt, tay sẽ dẫn đến những biến chứng cực kì nguy hiểm như nhiễm trùng, da co rút lột thành mảng lớn, ảnh hưởng đến chức năng cơ quan, trường hợp xấu có thể gây tàn phế…

cách trị bỏng nước sôi

Cách xử lý khi bị bỏng nước sôi

Đối với trẻ em cũng như người lớn, khi bị bỏng cần thực hiện một số điều sau:

Đây là bước đầu tiên khi bị bỏng nước sôi. Người gặp nạn hoặc thấy người thân bị bỏng nên tiến hành những bước như sau:

Ngâm vào nước lạnh là bước đầu tiên các mẹ cần làm để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó rửa qua với nước mát trong khoảng thời gian tối thiểu 15 phút. 

Đây là bước có tác dụng cực tốt trong việc  điều trị cũng như giảm nhiệt độ vùng da bỏng. 

!!! Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng nước mát, tuyệt đối không ngâm, rửa trực tiếp với nước đá quá lạnh vì nó sẽ làm máu không lưu thông, vết thương bị tím tái, ngăn cản quá trình tự hồi phục của da.

Các chuyên gia khuyến cáo bắt buộc phải dùng khăn vải sạch vô khuẩn hoặc miếng vải cotton mỏng để băng hờ vùng da bị bỏng, không nên buộc chặt để hạn chế tối đa bụi bẩn, hóa chất dính lên vết thương.

Bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà với những trường hợp gia bỏng nhẹ hoặc vết thương nhỏ, lượng đau rát không nhiều. Bởi lẽ cơ thể có khả năng tự lành vết thương nên bạn chỉ cần chăm sóc và bôi thuốc đối với những trường hợp vết bỏng nhỏ, nhẹ.

Trường hợp vết bỏng có diện tích lớn,vết bỏng ăn sâu vào da, bạn chỉ nên sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.

bỏng nước sôi phải làm gì

Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì cho mau khỏi

Sau khi sơ cứu vết thương do nước sôi đổ vào, bạn cần kết hợp thêm một số loại thuốc chuyên sâu chữa bỏng để vết thương nhanh hồi phục.

Tùy thuộc vào mức độ vết bỏng, sẽ có dòng thuốc phù hợp riêng. Cụ thể, như sau:

  • Bỏng cấp độ 1: Vết thương bỏng nhẹ, diện tích nhỏ. Bạn nên dùng thuốc dạng gel lô hội – Aloe Vera để sử dụng.

  • Bỏng cấp độ 2: Vết thương nặng, ăn sâu tế bào da, diện tích bị thương lớn. Trường hợp này bạn nên bôi kem Silver Su

    lfadiazine 1% để hong khô vết bỏng.

Cách dùng như sau:

  • Vệ sinh sát trùng vết thương bỏng

  • Dùng dụng cụ que bôi vô trùng được bán sẵn tại hiệu thuốc.

  • Nặn 1 lượng vừa đủ thuốc và bôi trực tiếp lên vết thương. Lưu ý một chút đó là không nên bôi thuốc quá dày hoặc quá mỏng.

  • Ngoài ra, bạn nên dùng băng gạc Tulle Gras để bảo vệ vết thương. Không nên dùng bông y tế thông thường vì nó sẽ kết dính với dịch bỏng làm nhiễm trùng, rất khó để lấy ra.

  • Bôi đều 2-3 lần trong ngày kem chữa bỏng để hiệu quả đạt mức cao nhất.

Một số lưu ý khi bị bỏng nước sôi

  • Khi bạn bị bỏng, trước hết phải cần tìm cách loại trừ các tác nhân gây bỏng, nếu như trong trường hợp này bạn nên nhanh chóng cách ly người bệnh khỏi nước sôi càng nhanh càng tốt.(lưu ý: trong trường hợp vùng bỏng lớn tuyệt đối không cởi bỏ quần áo mà thay vào đó cắt xé để hạn chế tối đa lột da vùng bị bỏng)

  • Lập tức lấy lại nhiệt độ bình thường cho vùng da bỏng. Thông thường, nếu chúng ta sau khi bị bỏng nước sôi cần để vùng bị bỏng dưới vòi nước chảy trong thời gian ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng da bỏng nước sôi vào nước lạnh khoảng (16-20 độ C) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt. Qua đó, làm thay đổi nhiệt độ bề mặt của da, giảm sưng, giảm cấp độ ăn sâu của nước sôi bỏng và làm sạch các hóa chất dính trên vết bỏng. Hơn nữa, những hành động này khiến cho vết bỏng cũng bớt đau rát, giảm nguy cơ gây ra sốc cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt lưu ý rằng là quá trình ngâm nước sẽ chỉ dùng nước lạnh hoặc nước mát, tuyệt đối bạn không được sử dụng nước đá, hoặc dùng những viên đá cục, điều này chỉ khiến cho vết bỏng trở nên trầm trọng hơn.

thuốc bôi trị bỏng nước sôi

Với những thông tin được cung cấp ở trên, câu hỏi bị bỏng nước sôi nên làm gì đã giúp bạn đọc có câu trả lời chi tiết nhất. Hãy luôn bảo vệ bạn và gia đình để tránh việc bỏng có thể xảy ra.

TÌM HIỂU THÊM:

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận