Bị chướng bụng đầy hơi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Những triệu chứng thường gặp ở người bị chướng bụng đầy hơi

Việc vô tư nạp các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan tiêu hóa và là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Vậy người bị chướng bụng đầy hơi nên ăn gì để giảm cảm giác khó chịu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi

Đầy hơi chướng bụng là hiện tượng bụng bị căng cứng, phình to ngay cả khi không ăn uống gì và tình trạng này càng khó chịu hơn sau khi ăn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do lượng khí trong hệ tiêu hóa tăng quá mức bởi sự mất cân bằng của vi khuẩn đường hoặc do các nguyên nhân khác.

Chướng bụng đầy hơi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Tình trạng này kéo dài sẽ làm đảo lộn sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị chướng bụng đầy hơi sẽ gây rối loạn tiêu hóa, sụt cân, giảm hấp thu và có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn… Vì vậy, cha mẹ cần chủ động cho bé đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi thường gặp:

Thói quen xấu trong ăn uống

Ăn quá nhanh, nhai thức ăn không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, thói quen nằm ngay sau khi ăn… đều gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến triệu chứng chướng bụng, đầy hơi thường xuyên “hỏi thăm” bạn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không lành mạnh như thường xuyên ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm tái sống, không đảm bảo, tiêu thụ đồ uống có gas, rượu bia… cũng dễ gây chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu ở cả người lớn và trẻ em.

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân này xuất phát từ một số loại khuẩn có hại trong đường ruột phát triển quá mức, làm tăng axit dịch vị, đồng thời giảm sản xuất men tiêu hóa trong dạ dày. Từ đó làm bụng bị chướng, đầy hơi, ợ chua… Bên cạnh đó, không ít người có cấu tạo cơ thể đặc thù nên khả năng hấp thụ tinh bột kém, bất dụng nạp đường lactose nên dễ bị đầy hơi, chướng bụng hơn người bình thường.

Rối loạn nhu động ruột

Rối loạn nhu động ruột làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn, cản trở quá trình tiêu hóa.

Tâm lý căng thẳng

Những áp lực trong công việc, căng thẳng học tập, thiếu ngủ kéo dài cũng liên quan trực tiếp đến quá trình co bóp của dạ dày. Từ đó khiến người bệnh gặp phải triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Các bệnh lý

  • Bệnh đại tràng co thắt, viêm đại tràng… cũng có thể gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi và kèm theo đó là một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy…
  • Dạ dày trào ngược: Đây cũng là thủ phạm gây đầy hơi chướng bụng. Khi dịch vị axit bị quá tải trong dạ dày bị đẩy lên thực quản sẽ khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, hay ợ hơi, buồn nôn, đắng miệng…

2. Những triệu chứng thường gặp ở người bị chướng bụng đầy hơi

Thông thường, các triệu chứng của chướng bụng đầy hơi dễ dàng nhận biết và khá giống với biểu hiện của nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận diện qua những triệu chứng sau:

Người bệnh có cảm giác đầy bụng, căng cứng bụng sau khi ăn;

  • Vùng thượng vị bị căng, tức;
  • Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn;
  • Bụng phình to, cảm giác ấm ách khó chịu;
  • Có cảm giác đau quặn ở dạ dày hoặc chuột rút ở bụng;
  • Xuất hiện các cơn nấc cụt một cách thường xuyên và liên tục;
  • Xuất hiện các cơn đau từ phía ngực trái không rõ nguyên nhân;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

3. Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì ?

3.1. Cháo, cơm mềm

Đây là những thực phẩm giàu tinh bột, rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Vì thế khi bị chướng bụng bạn nên ăn các thực phẩm chứa tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa.

3.2. Trái cây

  • Chuối: Loại quả này có tác dụng kích thích hoạt động của nhu động ruột. Từ đó, giúp nhuận tràng, tăng tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
  • Đu đủ: Đu đủ có chứa chất papain, đây là một loại enzyme giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, enzyme này tác dụng giúp giảm sự ì ạch, khó chịu do đầy bụng. Tuy nhiên, những người có tiền sử bệnh dạ dày cần tránh ăn đu đủ vì chúng có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
  • Trái bơ: Quả bơ có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là lipase. Enzyme này phá vỡ các chất béo khó tiêu hóa, do đó ngăn ngừa sự tích tụ khí.
  • Dứa: Dứa chứa hàm lượng lớn enzyme bromelain, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giải phóng khí bị ứ đọng và đi ngược lên thực quản, từ đó giảm cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng.
  • Lê: Trong lê có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng với kali, natri giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

3.3. Sữa chua

Sữa chua cực kì có lợi với người thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu. Trong thành phần của sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Ăn một cốc sữa chua mỗi ngày sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

3.4. Gừng, tỏi, tía tô, bạc hà

Đây là các loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài tác dụng tăng hương vị nó còn hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả.

4. Chướng bụng đầy hơi nên uống gì?

4.1. Nước chanh, mật ong, gừng tươi

Khi bị đầy bụng khó tiêu bạn chỉ cần giã nát một nhánh gừng, vắt lấy nước. Pha nước gừng vừa vắt được này với nước ấm cùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh và mật ong rồi uống.

4.2. Nước ép hoa quả

Các loại nước ép hoa quả như: chuối, cam, xoài, táo… cũng rất tốt đối với những người bị chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu.

4.3. Trà thảo dược

Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Mỗi ngày bạn hãy nhâm nhi một ly trà này sẽ tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

4.4. Trà gừng ấm

Trong gừng có chứa nhiều tinh dầu, zingiberen, curcumen… nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể uống trà gừng hòa tan hoặc hãm vài lát gừng khô với nước nóng rồi uống mỗi khi thấy bụng ấm ách, đầy hơi.

5. Chướng bụng đầy hơi nên kiêng ăn gì?

5.1. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị chướng bụng đầy hơi thì không nên sử dụng thực phẩm này bởi chúng dễ sinh hơi trong đường ruột và khiến tình trạng bệnh kéo dài hơn.

5.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Đường lactose có trong các loại sữa, pho mát… là nguyên nhân gây đầy bụng. Do đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm này ở mức vừa phải để tránh cho bụng ậm ạch, khó chịu.

Tuy nhiên, có thể thay thế các sản phẩm từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các các loại bánh kẹo, mật ong, socola… bởi chúng chứa lượng đường lớn, đây là tác nhân gây chướng bụng, tiêu chảy.

5.3. Thức ăn ăn chiên, nướng

Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, khoai tây chiên và các loại nước sốt, nước thịt cá… Đây là những thực phẩm khó tiêu và làm các triệu chứng tiêu chảy của người bệnh thêm trầm trọng.

5.4. Một số loại rau không tốt cho hệ tiêu hóa

Rau xanh là thực phẩm được khuyến khích bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên nếu bị chướng bụng, đầy hơi bạn nên hạn chế một số loại rau họ cải như súp lơ, bắp… bởi chúng chứa thành phần gây sinh hơi và làm các triệu chứng bệnh trở nặng hơn.

5.5. Các loại thức uống có ga

Khi tiêu thụ các loại đồ uống có ga như nước ngọt, bia, bạn đã “bổ sung” cho hệ tiêu hóa của mình một lượng khí từ bên ngoài vào. Do đó, bạn nên thay thế chúng bằng trà hay nước ép hoa quả để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

5.6. Thực phẩm chế biến sẵn

Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp… bởi đây là những thực phẩm gây khó tiêu và là gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

6. Cách phòng ngừa chướng bụng đầy hơi

Thực hiện ăn chín uống sôi, không dùng các thực phẩm tái sống như tiết canh, gỏi, nem chua… Tránh sử dụng thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc xuất hiện nấm mốc.

Tránh ăn quá no sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Thay vào đó nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp hệ tiêu hóa phục hồi, không phải làm việc quá sức và các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu dễ dàng hơn.

Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước trái cây để bổ sung thêm vitamin cần thiết.

Ngoài chế độ ăn uống, bạn nên kết hợp duy trì lối sống lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao để giúp đẩy các chất thải và hơi ra khỏi cơ thể đồng thời tăng cường sức khỏe. Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để tình trạng chướng bụng đầy hơi sớm cải thiện và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng các loại men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, làm giảm và phòng ngừa các triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa….

Men vi sinh chứa lợi khuẩn Probioticschất xơ Prebiotics (nguồn thức ăn của lợi khuẩn) sẽ giúp bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Các chủng vi khuẩn này giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, kích thích sản xuất acid lactic, ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở cả trẻ em và người lớn.

Không chỉ có thành phần nổi trội, men vi sinh này còn được sản xuất bằng công nghệ bao kép LAB2PRO với 2 lớp bao có tác dụng bảo vệ vi khuẩn có lợi không bị hao hụt bởi dịch axit dạ dày hay dịch mật. Các lợi khuẩn này đến đích cuối là ruột sẽ định cư và thực hiện chức năng bảo vệ đường tiêu hóa khỏe mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận