Cá ngừ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao song có một số người khi ăn cá ngừ có biểu hiện ngứa ngáy và các triệu chứng bất thường khác. Vậy đó có phải là dị ứng cá ngừ? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
I – Nguyên nhân dị ứng cá ngừ
Cá ngừ tuy rất bổ dưỡng nhưng lại không an toàn với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc người vốn có tiền sử dị ứng trước đó.
Khi ăn cá ngừ, một số vùng da trên cơ thể như tay chân, mặt hoặc toàn thân có hiện tượng nổi mề đay, đỏ, sưng tạo thành từng mảng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, gọi là dị ứng cá ngừ.
Dị ứng cá ngừ
Một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng cá ngừ đại dương là do loại cá này có chứa protein parvalbumin – đây là một dạng protein mà hệ miễn dịch của cơ thể không thể nhận dạng được, kích thích cơ thể tạo ra histamin và gây nên các phản ứng dị ứng.
Ngoài ra, một số loại ký sinh trùng sống trong ruột cá cũng có thể là nguyên nhân gây khiến người lớn và trẻ em dị ứng cá ngừ khi ăn phải. Trong ruột cá ngừ còn có chứa một số enzym tiêu hóa thức ăn.
Khi enzym này chịu sự tác động của men decarboxylase chúng sẽ tạo ra các histamin gây dị ứng cho cơ thể.
Một yếu tố nữa có thể gây ra các triệu chứng dị ứng với cá ngừ đó là thực phẩm không đảm bảo như cá ngừ bị ươn, ôi thiu,…
( → Xem thêm: Bị dị ứng thịt bò phải làm sao? Biểu hiện, cách chữa dị ứng vớ thịt bò)
II – Biểu hiện dị ứng cá ngừ
Tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như lượng cá ăn phải, dị ứng cá ngừ sẽ có một số triệu chứng biểu hiện khác nhau như:
– Triệu chứng kích ứng da: Một trong những biểu hiện dị ứng cá ngừ đầu tiên và dễ nhận biết là trên cơ thể xuất hiện những vùng da mẩn ngứa, sưng, nổi đỏ và tạo thành từng mảng lớn.
Kích ứng trên da là triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng
Đồng thời, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy và rất khó chịu.
– Triệu chứng hô hấp: Đối với những trường hợp dị ứng nặng, cơ thể sẽ có một số dấu hiệu dị ứng cá ngừ giống bệnh hen suyễn như khó thở, ho liên tục, đau tức ngực, viêm mũi,…
– Triệu chứng tiêu hóa: Khi bị dị ứng cơ thể sẽ cố gắng đẩy histamin ra bên ngoài, thế nên bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy và đau dạ dày.
– Triệu chứng sốc phản vệ: Khi triệu chứng dị ứng cá ngừ trầm trọng, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng sốc phản vệ. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, nôn ói, xỉu, đau bụng dữ dội, sưng mắt, sưng lưỡi và cổ họng,…
Đây là phản ứng dị ứng cấp tính và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu, đặc biệt là trẻ bị dị ứng cá ngừ.
III – Dị ứng cá ngừ phải làm sao? Cách chữa dị ứng với cá ngừ
Khi ăn phải cá ngừ và có biểu hiện của dị ứng cá ngừ, người bệnh nên tìm cách nôn ra hết để loại bỏ cá ngừ chưa được tiêu hóa, triệu chứng dị ứng sẽ bớt nghiêm trọng hơn.
Nôn loại bỏ thực phẩm chưa tiêu hóa
Sau đó uống nhiều nước để bù nước và đào thải histamin ra ngoài cơ thể khi bài tiết. Đồng thời hạn chế và tránh gãi, cọ xát mạnh lên da gây trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đây cũng là hướng dẫn để bạn tham khảo khi đang băn khoăn làm gì khi bị dị ứng cá ngừ?
Cách trị dị ứng cá ngừ có thể áp dụng phương pháp Tây y hoặc dùng các biện pháp xử lý tại nhà.
1. Thuốc dị ứng cá ngừ
Triệu chứng dị ứng ở mức nghiêm trọng, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán điều trị tại cơ sở y tế, đặc biệt là trường hợp bé dị ứng cá ngừ.
Phương pháp chẩn đoán dị ứng thường là: Xét nghiệm Panel dị ứng để kiểm tra kháng thể IgE, kiểm tra da, kiểm tra huyết thanh,…
Sau khi kiểm tra, chẩn đoán cho kết luận cuối cùng, bác sĩ có thể kê một số thuốc cho bệnh nhân. Trong đó có thuốc uống kháng histamin, giảm nhanh các triệu chứng tránh gây nguy hại đến sức khỏe.
Bệnh nhân có triệu chứng như hen suyễn sẽ được kê thêm thuốc xịt và thoa.
Dùng thuốc theo đơn kê của bác sỹ
Việc sử dụng thuốc trị dị ứng cá ngừ cần có chỉ định và tuân thủ đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc uống.
(→ Xem thêm cách chữa dị ứng thịt gà TẠI ĐÂY)
2. Xử lý dị ứng với cá ngừ bằng kem bôi ngoài da
Đối với tình trạng dị ứng hải sản nói chung và dị ứng cá ngừ nói riêng gây mẩn ngứa nhẹ, bị dị ứng cá ngừ làm sao? Có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện triệu chứng.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.
Ngay khi dùng kem thoa ngoài da, với chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh người dùng sẽ có cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da, giảm ngứa, khô rát da đáng kể.
Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.
Cách sử dụng rất đơn giản: Sau khi làm sạch da, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má trực tiếp lên da, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Dùng được khi trẻ sơ sinh bị dị ứng cá ngừ.
Thoa kem giảm ngứa trên da
Ngoài kem bôi ngoài da, người dùng có thể tham khảo thêm một số biện pháp xoa dịu tình trạng dị ứng nhẹ cho người lớn và các bé bị dị ứng cá ngừ bằng kinh nghiệm dân gian như:
-
Uống nước chanh tươi
Trong chanh tươi có một lượng vitamin C, hoạt chất kháng viêm và chất chống khuẩn tự nhiên lớn. Khi bị dị ứng cá ngừ bạn có thể uống một cốc nước pha chanh, thêm chút muối hoặc đường để làm dịu các cơn ngứa, giảm đỏ da và phòng ngừa nguy cơ sốc phản vệ.
-
Trà gừng
Gừng giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh và ngừa sốt. Ngoài ra loại củ này còn có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn để ức chế quá trình sản sinh histamin trong cơ thể, là cách chữa dị ứng cá ngừ giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng phát ban của da.
Giảm dị ứng với trà gừng
-
Mật ong
Mật ong có tác dụng giúp cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, kiểm soát cơ ngứa, phòng ngừa tổn thương lan rộng và chống viêm da. Cách chữa dị ứng với cá ngừ là hòa 2 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm để uống để thuyên giảm các triệu chứng khi bị dị ứng.
Có thể thấy, tuy là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng người dùng cần thận trọng khi sử dụng cá ngừ, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng.
Bởi tình trạng dị ứng ở mỗi người khác nhau, diễn biến cũng khó lường, hơn nữa dị ứng cá ngừ có thể xảy ra những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe không thể chủ quan.
Nếu ăn cá ngừ có biểu hiện phản ứng không thể tự xử lý tại nhà, người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất để có cách trị bệnh dị ứng cá ngừ hiệu quả.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
5/5 – (1 bình chọn)