Môi được xem như là một bảng dự báo thời tiết của cơ thể. Từ màu sắc của môi, da môi cho đến những hiện tượng bệnh lý quanh môi đều có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể. Thời tiết nóng hoặc lạnh đột ngột đều có thể khiến đôi môi bạn bị khô hoặc nứt nẻ. Nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu các triệu chứng tồn tại trong thời gian dài và không rõ nguyên nhân thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Tình trạng khô môi do thiếu chất gì?
Có rất nhiều trường hợp môi khô quanh năm. Cho dù bạn có sử dụng sản phẩm dưỡng môi tốt thế nào thì môi vẫn khô và bong da thậm chí nứt nẻ chảy máu. Với những trường hợp này thì có lẽ môi khô không hẳn chỉ do môi trường bên ngoài tác động mà vấn đề đôi khi nằm ở chính cơ thể bạn đấy.
Thiếu hụt vitamin B2 là nguyên nhân hàng đầu mang đến làn môi khô nứt nẻ và bong tróc, các đường vân trên môi không rõ ràng… Lúc này, môi của bạn không chỉ bị lột da thường xuyên mà còn gây ngứa ngáy vùng môi khó chịu.
Biểu hiện khô nứt môi là khi dịch cơ thể đã tổn thương, đôi môi mất đi độ ẩm và trơn bóng, hai bên môi lở loét. Đó chính là hiện tượng thiếu chất vitamin hoặc dạ dày, tỳ quá nóng và âm hư quá nhiệt. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng hấp thụ quá nhiều vitamin A cũng có thể khiến môi nứt nẻ.
Phương pháp trị khô, nẻ môi
Muốn khắc phục tình trạng đôi môi sần sùi thì bạn nên chăm bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2 như các loại rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, đậu nành, hạnh nhân, sữa trứng, khoai lang, cà rốt… hoặc uống bổ sung viên Vitamin B và Vitamin C. Không nên ăn quá nhiều cam, quýt bởi vì cam quýt là loại hoa quả dạng ôn nhiệt, ăn quá nhiều sẽ gây nóng làm môi miệng càng khô hơn.
Vitamin B2 là vitamin tan được trong nước, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Vitamin B2 không tích tụ trong cơ thể. Vì vậy cần phải lấy thực phẩm và chất dinh dưỡng có vitamin để bổ sung. Vitamin B2 có nhiều ở gan, cật lợn, sữa, trứng, đỗ tương và men.
Ngoài phương pháp điều trị xuất phát từ nguyên nhân chính gây khô môiđó là thiếu vitamin B2 thì bạn cũng có áp dụng một trong những cách sau:
Mật ong
Cách trị khô môiphổ biến và cũng được xem là một trong những cách hiệu quả nhất chính là sử dụng mật ong. Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và chữa trị chứng nẻ môi rất tốt.
Bạn chỉ cần lấy một chút mật ong nguyên chất thoa nhẹ nhàng lên môi 3 lần/ngày. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp mật ong cùng glycerin (có thể mua tại các hiệu thuốc Tây) để tạo thành hỗn hợp dưỡng môi hiệu quả. Bôi hỗn hợp dưỡng môi trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy là được. Bạn sẽ cảm nhận ngay được kết quả tuyệt vời mà mật ong đem lại cho làn môi của mình.
Gel lô hội
Gel lô hội rất hữu ích cho một làn da khô và không ngoại trừ cả một bờ môi khô nữa. Nó không chỉ phục hồi lại độ ẩm, mà còn giúp giảm cảm giác đau do tình trạng môi khô nứt gây nên. Chỉ việc bôi trực tiếp gel lô hội lên đôi môi bạn là xong.
Hoa hồng
Ngâm những cánh hoa trong sữa khoảng một vài giờ, nghiền nhuyễn. Sau đó thoa lên môi khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Biện pháp này sẽ giúp duy trì độ ẩm cho môi cũng như giúp màu sắc đôi môi luôn hồng hào tự nhiên.
Vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô, nứt nẻ. Đơn giản chỉ cần thoa một lớp mỏng vaseline lên đôi môi khô của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi. Lưu ý nên thoa vaseline lên đôi môi khô trước khi đi ngủ để giữ cho đôi môi được nuôi dưỡng trong đêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa một ít mật ong lên môi, để khô trong vài giây và sau đó thoa vaseline. Chờ một vài phút và làm sạch bằng cách sử dụng 1 miếng bông thấm nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày cũng giúp môi mềm mịn trở lại.
Tẩy tế bào chết cho môi
Tẩy da môi bị khô bằng dầu ôliu + chanh 1-2 lần/tuần (hoặc bất cứ loại mặt nạ tẩy tế bào chết nào mà các bạn thích), sẽ loại bỏ lớp da chết sần sùi, giúp đôi môi mềm mại và dễ tiếp nhận các dưỡng chất từ nguyên liệu tốt hơn.
Ngoài ra, chỉ cần trộn hai muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê mật ong, bạn sẽ có loại kem tẩy tế bào da chết hoàn hảo mà lại an toàn cho đôi môi của mình. Bôi hỗn hợp lên môi, mát xa nhẹ nhàng và để trong khoảng 5 phút, bạn sẽ loại bỏ được những lớp tế bào chết cũng như những vảy da nứt nẻ bong tróc trên môi. Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm và bôi một chút dầu ô liu lên.
Dầu dừa
Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kì tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt, tránh bị khô. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng thay thế bằng dầu ô liu…
Son dưỡng làm từ thiên nhiên
Một thỏi son dưỡng thiên nhiên nhỏ gọn sẽ rất tiện lợi mỗi khi bạn cần đến. Son dưỡng thiên nhiên có tác dụng trị khô môi và nứt môi vô cùng tốt lại tiện lợi hơn nhiều. Son dưỡng thiên nhiên còn giảm thâm môi và về lâu dài giúp môi hồng hào bất ngờ.
Dưa leo
Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa leo lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa leo sẽ giúp tình trạngkhô môimau chóng được chữa khỏi.
Chế độ dinh dưỡng
Nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô, vì vậy cần đảm bảo lượng nước cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít/ngày. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, bưởi, táo… cũng sẽ khiến cho làn da môi trở nên mềm mại hơn.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn cũng cần hạn chế một số thức ăn có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt…
Những lưu ý giúp môi không bị khô nẻ
– Tránh đi ra ngoài khi thời tiết khô hanh và gió mùa.
– Không liếm môi hoặc bóc da môi (liếm môi sẽ khiến môi khô hơn, bóc da môi sẽ khiến môi bị chảy máu, mất đi lớp da bảo vệ).
– Chọn son môi phù hợp với làn da, ưu tiên loại son có chứa vitamin E, kem chống nắng dành cho mùa đông…
– Tô son đúng cách (thoa kem dưỡng môi lên trước 5 phút sau đó mới tô son để bảo vệ da môi).
Mỗi hoa thơm quả ngọt đều cần đến một quá trình chăm bón dài ngày và đòi hỏi phải thật kiên nhẫn. Việc bảo vệ, chăm sóc đôi môi cũng vậy. Xây dựng một thói quen chăm sóc cho đôi môi hoàn hảo có thể cải thiện nhiều hơn bạn tưởng đấy! Chúc bạn luôn có một đôi môi luôn khỏe mạnh, tươi trẻ và rạng ngời bạn nhé!