Bị mụn viêm uống thuốc gì là hiệu quả nhất? | Decumar

Đối với những trường hợp bị mụn nghiêm trọng, người bị mụn thường được khuyên nên uống thêm thuốc. Nhưng bị mụn viêm uống thuốc gì thì không nhiều người biết chắc. Đừng tin vào những lời truyền miệng vô cớ, hãy theo dõi những thông tin chính xác dưới đây để trang bị đầy đủ kiến thức chăm sóc da cho mình nhé.

1. Có nên uống thuốc trị mụn viêm hay không?

Khi trên da của bạn chỉ có một số mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá nhẹ… bạn có thể tự mình áp dụng các phương chữa trị thông thường. Tuy nhiên, khi mụn chuyển biến nặng, dần hình thành mụn viêm thì bạn nên kết hợp uống thêm thuốc để việc điều trị mụn hiệu quả và giảm khả năng hình thành sẹo thâm sau mụn. 

Uống thuốc để trị mụn viêm sẽ giúp bạn cái thiện tình trạng da chỉ trong thời gian ngắn

Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Từ đó hiểu rõ về tình trạng da của bản thân từ bên trong và bên ngoài để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn loại thuốc phù hợp, có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc bạn còn cần đặc biệt phải lưu ý:

  • Luôn tuân thủ chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa da liễu về các loại thuốc uống. Không uống thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng.

  • Đảm bảo việc kiêng khem một số đồ ăn, thức uống và thay đổi chế độ sinh hoat để thuốc phát huy hiệu quả trị mụn viêm

  • Uống thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã kê ra. Dừng uống thuốc quá sớm hoặc tự ý kéo dài đơn thuốc đều có thể sẽ khiến tình trạng mụn của bạn bị mất kiểm soát và rất khó để điều chỉnh lại. 

2. Bị mụn viêm nên uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh chính là một đáp án cho câu hỏi bị mụn viêm uống thuốc gì?

Trong trị mụn, có khá nhiều loại kháng sinh mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc này để bớt hoang mang khi nhận đơn thuốc từ bác sĩ nhé. 

2.1. Thuốc Tetracycline

Tetracycline là loại thuốc được sử dụng dưới dạng viêm uống, có khả năng điều trị da bị nhiễm khuẩn nặng. Đây là thuốc kháng sinh có tác dụng với tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân và đặc biệt hiệu quả với mụn viêm trên da. Vì vậy, Tetracycline được sử dụng phổ biến để diệt khuẩn trên da mụn, giúp giảm tình trạng mụn viêm hiệu quả.

2.2. Thuốc Minocycline

Minocycline là kháng sinh bán tổng hợp, được chỉ định sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế được quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn và được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá.

So với Tetracycline, Minocycline có khả năng hấp thụ nhanh hơn, đồng thời khả năng hấp thụ của nó cũng không cần phụ thuộc vào thức ăn. Kháng sinh Minocycline có khả năng diệt cả những vi khuẩn đã kháng lại các vi khuẩn cùng nhóm.

2.3. Thuốc Clindamycin

Clindamycin là loại thuốc dạng viên nén, có khả năng ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn gây mụn trên da. Sử dụng Clindamycin giúp da hết viêm, sạch dầu nhờn, làm chậm sự phát triển của mụn và dần làm mụn viêm biến mất. Ngoài ra, Clindamycin còn giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp da luôn căng bóng và sáng mịn. Vì vậy Clindamycin trở thành một trong những loại thuốc kháng sinh được các bác sĩ da liễu kê đơn nhiều nhất.

2.4. Thuốc Sulfonamid

Sulfonamid có khả năng loại bỏ tận gốc các vi khuẩn gây mụn và làm mụn viêm xẹp nhanh chóng. Tuy nhiên, nên sử dụng kết hợp Sulfonamid với một số loại kháng sinh khác để đạt hiệu quả trị mụn viêm tốt nhất.

2.5. Thuốc Doxycycline

Doxycycline là loại thuốc thích hợp sử dụng cho tình trạng mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng. Doxycycline có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn gây mụn một cách hiệu quả, giúp tình trạng viêm, nhiễm khuẩn trên da được cải thiện, mụn giảm rõ rệt.

2.6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn viêm

Khi sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn, cần lưu ý phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời tuân thủ hoàn toàn theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Không nên uống thuốc kháng sinh bừa bãi, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da của bạn

Điều trị mụn là quá trình kích thích để da tái tạo lại, nó cần 1 thời gian nhất định để tái tạo. Vì vậy cần kiên trì sử dụng thuốc, nhanh nhất sau 6 đến 8 tuần bạn mới có thể thấy được hiệu quả. Trung bình sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm để trị mụn viêm và loại bỏ tận gốc nguyên nhân bị mụn viêm trên da.

Nếu sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể gặp phải một số phản ứng phụ.

  • Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể diệt đi cả những vi khuẩn có lợi. Từ đó gây ảnh hưởng đến cơ thể và làn da của bạn.

  • Thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng rất có hại với gan. Nếu sử dụng kháng sinh bừa bãi rất dễ làm gan của bạn bị tổn thương.

  • Thuốc kháng sinh có thể làm phá vỡ sự cân bằng miễn dịch trong cơ thể. Gây rối loạn tự miễn và phát sinh các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh mãn tính.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách làm tăng nguy cơ hen suyễn, viêm màng mũi.

  • Sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng là nguyên nhân gây suy tủy, suy thận và gây điếc.

  • Không sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dẫn đến hiện tượng siêu vi khuẩn kháng thuốc rất nguy hiểm.

3. Sử dụng thuốc cân bằng nội tiết

Một trong những nguyên nhân gây ra mụn, mụn viêm đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể. Sự thay đổi của hormone dẫn đến việc tuyến nhờn hoạt động quá mạnh mẽ, tiết ra lượng dầu nhờn nhiều quá mức cho phép, chúng tích tụ và kết hợp với vi khuẩn gây ra mụn. Vì vậy, để giảm mụn cần làm cho nội tiết tố được cân bằng.

Sử dụng thuốc cân bằng nội tiết sẽ giảm thiểu đi nguy cơ bị mụn viêm trên da

Để cân bằng nội tiết tố, lựa chọn tốt nhất là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có khả năng cân bằng nội tiết tố, đồng thời giúp trị mụn và chăm sóc da mà bạn nên sử dụng đó là:

  • Viên uống trị mụn nội tiết tố Murad

  • Thuốc uống trị mụn nội tiết Dexamethasone

  • Thuốc tránh thai

4. Thuốc Isotretinoin

Isotretinoin là loại thuốc thuộc nhóm Retinoid, thẩm thấu thuốc vào sâu trong da. Từ đó ngăn chặn tiết dầu, loại bỏ bã nhờn trên da mặt. Isotretinoin là phương pháp đặc trị mụn trứng cá. Nó được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả cho làn da bị mụn, mụn viêm.

Isotretinoin

Do đây là loại thuốc đặc trị, khi sử dụng cần phải rất thận trọng để không gặp phải những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định hoặc có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Isotretinoin:

  • Ảnh hưởng đến thần kinh: chán nản, khó tập trung, ảo giác, kích động, gặp các vấn đề về giấc ngủ, động kinh

  • Cơ thể mệt mỏi, chân tay không có sức

  • Đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, nhịp tim nhanh, đau dạ dày

  • Gặp các vấn đề về thính giác

  • Chán ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng da.

  • Phát ban, trầy da, khô da

  • Xương giòn, co cứng khớp.

5. Sử dụng thêm các loại thuốc bôi ngoài da

Ngoài việc uống thuốc, bạn nên kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để thấy được hiệu quả trị mụn sớm nhất. Tuy nhiên, các hoạt chất trong thuốc bôi có thể khiến bạn bị kích ứng nếu dùng sai. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé. 

5.1. Thuốc Clindamycin

Clindamycin có dạng gel để bôi ngoài da, nó có tác dụng tương tự dạng viên. Giúp chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa hình thành protein của vi khuẩn. Đồng thời làm giảm lượng dầu thừa và giúp dưỡng ẩm, làm sạch mụn viêm cho làn da.

5.2. Thuốc Erythromycin

Erythromycin dạng bôi ngoài da có khả năng diệt vi khuẩn gây mụn, làm giảm mụn viêm và ngăn mụn mới hình thành hiệu quả. Tuy nhiên Erythromycin dễ gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm.

5.3. Thuốc Benzoyl peroxide

Benzoyl peroxide là thuốc bôi ngoài da được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng. Nó có khả năng làm giảm lượng axit béo tự do có trong tuyến bã nhờn. Từ đó làm giảm nguy cơ hình thành mụn. Đồng thời giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm tiêu nhân mụn viêm nhanh chóng và hiệu quả.

5.4. Thuốc Dapsone

Dapsone là một loại Sulfone tổng hợp, có khả năng kháng viêm và chống viêm. Với khả năng kháng viêm, Dapsone có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, khử đi các phản ứng oxygen. Khả năng chống viêm giúp các vi sinh vật không thể tổng hợp Acid Folic của riêng chúng, giúp nguy cơ hình thành mụn giảm đi đáng kể.

5.5. Thuốc Acid Azelaic

Cũng giống với các thuốc kháng sinh trên, Acid Azelaic có khả năng kháng khuẩn, chống viêm cho làn da giúp điều trị mụn rất tốt. Ngoài ra, Acid Azelaic còn giúp kích thích sản xuất các tế bào da mới, giảm tiết bã nhờn làm da không bị bít tắc.

6. Kết hợp chăm sóc da một cách hiệu quả

  • Trong quá trình điều trị mụn viêm cùng với thuốc kháng sinh cần vệ sinh da thường xuyên, giữ cho da luôn sạch và thông thoáng.

  • bị mụn viêm nên ăn gì cũng rất quan trọng. Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau quả để da trở nên khỏe mạnh hơn

    Bên cạnh việc dùng thuốc, thì biết đượccũng rất quan trọng. Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau quả để da trở nên khỏe mạnh hơn

  • Sinh hoạt hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc, giảm stress để giữ sức đề kháng tốt cho cơ thể, cũng là giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da.

  • Cố gắng bảo vệ da khỏi các tác động môi trường, đặc biệt là khói bụi và ánh nắng mặt trời.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi bị mụn viêm uống thuốc gì? hi vọng các bạn có thể điều trị sạch mụn viêm trên da mà không để lại sẹo và sớm lấy lại được làn da sáng mịn, khỏe mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận