Bí quyết chọn mua nhẫn cưới

Nếu đang cùng người bạn đời tìm mua một đôi nhẫn vừa đẹp vừa tiết kiệm cho ngày trọng đại thì bạn không nên bỏ qua những lời khuyên hữu ích dưới đây.

Thời gian gần đây, giá vàng tăng rất cao, có lúc đã gần đạt ngưỡng 5 triệu đồng/chỉ. Vì thế, việc mua một đôi nhẫn cưới thiêng liêng sẽ càng trở nên khó khăn hơn với nhiều cặp vợ chồng trẻ.
 
Vào một cửa hàng nhẫn cưới, giá các đôi dễ tìm theo giá vàng hiện tại sẽ rơi vào khoảng 6,5 triệu trở lên. Nhưng thực tế, chúng ta vẫn có thể mua nhẫn cưới với giá thấp hơn, thậm chí thấp hơn khá nhiều nếu biết cách.
 
1. Chọn mua nhẫn vàng 14k thay vì vàng 18k
 
Nhẫn cưới sử dụng nguyên liệu là một trong hai loại vàng: 14k và 18k. 14k nghĩa là hàm lượng vàng là 58.5% và 18k thì tương đương với hàm lượng vàng là 75%. Hàm lượng vàng không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của nhẫn mà chỉ có ý nghĩa về mặt giá trị.

Nhẫn cưới không dùng để bán nên bạn cũng không cần quá quan tâm đến phần giá trị này. Vì vậy vàng 14k là lựa chọn hợp lý khi các cặp đôi muốn tiết kiệm một khoản tiền. Thông thường, cùng một đôi nhẫn với kích thước và hình dáng giống y hệt nhau, nhưng vàng 14k có thể rẻ hơn vàng 18k khoảng trên dưới 1 triệu đồng.

 
2. Càng ít đính đá trên nhẫn giá thành càng giảm

Vào các cửa hàng nhẫn, người ta vẫn có thể tìm thấy những đôi nhẫn với giá chỉ tầm hơn 3 triệu trong thời buổi “bão giá”. Đó là những đôi nhẫn mảnh mai, trơn hoàn toàn, không dùng đá. Những đôi nhẫn trơn này rất tiện lợi ở chỗ không bao giờ phải lo mất hạt đá hay vị vướng víu khi làm việc.

Nếu bạn để ý ở một số cửa hàng có bảng thông tin điện tử khi rõ giá thành và từng thành phần của nhẫn, bạn sẽ thấy có những đôi nhẫn và tiền gia công và tiền đá có giá lên tới gần 2 triệu. Đây là khoản “mập mờ” nhất trong giá thành một đôi nhẫn khi bạn không biết thật sự giá của đá là bao nhiêu và công gia công thực chất là bao nhiêu.

Chị Dung (Hai Bà Trưng – HN), một khách hàng đi mua nhẫn cưới chia sẻ:

“Tôi thật sự giật mình khi nhìn thấy giá của đá và tiền gia công. Khi hỏi nhân viên bán hàng giá một viên đá là bao nhiêu thì không nhận được câu trả lời rõ ràng. Vì vậy, tôi đã không mua đôi nhẫn đó nữa. Tôi nghĩ, gần hai triệu cho công và đá là không cần thiết. Chắc tôi sẽ lựa chọn một cặp nhẫn trơn”.

3. Đặt nhẫn gia công sẽ rẻ hơn 10 – 20% so với giá niêm yết

Chị Hương – một chủ cửa hàng chuyên gia công, buôn bán trang sức, đá quý – cho biết: “Bạn có thể ra hàng tham khảo mẫu nhẫn, hoặc vào trang web của trang nào đó tham khảo, sau đó gửi lại mẫu nhẫn cho cửa hàng, họ sẽ đánh lại cho bạn y hệt, không sai một li và quan trọng là giá thành có thể giảm được từ 10 – 20% so với giá đã niêm yết tại các cửa hàng lớn đó, nếu có gắn kim cương thì còn bớt được nhiều hơn. Còn chuyện khối lượng và tuổi tác thì đã có giấy tờ kiểm định rồi, nên khách hàng không phải lo lắng gì cả”.

 
Lý giải về chuyện tại sao giá thành lại có thể giảm nhiều như vậy, chị Hương cho biết, khi gia công những đôi nhẫn như vậy, các bạn có thể thương lượng về công thợ và thường nếu khách có quen biết, hoặc được giới thiệu, thì có thể giảm được kha khá tiền công. Thêm nữa, đối với những đôi nhẫn có kim cương, chênh lệch giữa giá mua buôn (khoảng 1000 viên) với mua lẻ (1 viên) có thể lên đến 50%.
 
Đã có nhiều cặp đôi mua nhẫn theo hình thức này. Chị Mai (Đống Đa – Hà Nội) vui vẻ nói: “Đôi nhẫn này của mình cũng là chọn mẫu trên mạng rồi ra Hàng Bạc nhờ người ta gia công đấy chứ. Nhìn chung rẻ được khá nhiều mà chất lượng nhẫn mình thấy cũng ổn, không bị xỉn nhiều”.
 
Nhẫn gia công hoàn toàn có thể đảm bảo mẫu mã và chất lượng cho bạn

Đây cũng là một lựa chọn để các cặp đôi chuẩn bị cưới tham khảo, vì nó giúp cô dâu chú rể tiết kiệm được kha khá một khoản. Địa chỉ các cửa hàng gia công, các cặp đôi có thể ra Hàng Bạc lựa chọn hoặc tham khảo trên mạng để tìm những cửa hàng kinh doanh uy tín theo kinh nghiệm của những người “đi trước”.

Chúc các bạn tìm được một chiếc nhẫn cưới thật ưng ý và phù hợp với kinh tế, để niềm hạnh phúc trong ngày cưới thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa.

Nhẫn cưới là vật quan trọng, gắn liền với các cặp vợ chồng, nó cũng là lời “công bố” với cả thế giới về tình trạng hôn nhân của mỗi người. Các cô dâu chú rể ai cũng muốn chọn một cặp nhẫn đẹp, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Tuy nhiên dù là vật sẽ theo bạn cả chục năm trời nhưng không nên nghĩ rằng nhẫn đắt tiền mới bền vững, hạnh phúc. Một chiếc nhẫn cưới phù hợp với điều kiện và sở thích của các cô dâu chú rể sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Dưới đây là một số cách để chọn nhẫn cưới tiết kiệm.

1. Dự tính trước chi phí

Trước khi đi tìm nhẫn cưới, cô dâu chú rể nên có một khoản chi phí định sẵn cho nhẫn. Hai người nên tập trung chọn các kiểu nhẫn trong giới hạn chi phí cho phép mà không đi sâu tìm hiểu những mẫu đắt tiền hơn, tránh tình trạng vì sở thích nhất thời mà chấp nhận chi nhiều tiền để mua được chiếc nhẫn ưng ý.

 

2. Thời điểm mua nhẫn cưới

Với giá vàng tăng giảm như hiện nay thì việc mua nhẫn cưới sớm nhất có thể là gợi ý tốt cho các đôi uyên ương. Các cô dâu có thể đi chọn và mua nhẫn trước 6 tháng, thậm chí 1 năm trước ngày cưới. Không nên lo lắng đến việc nhẫn mua sớm sẽ không vừa tay vì tất cả các cửa hàng nữ trang đều nhận nới rộng nhẫn miễn phí nếu cô dâu chú rể đeo chật.

3. Chất liệu nhẫn

Thông thường, nhẫn cưới thường là chất liệu vàng 14K, 18K, hoặc bạch kim, vàng 24K có giá trị cao nhưng ít được sử dụng vì mềm nhất, dễ bị biến dạng trong quá trình đeo. Một chất nhẫn bạch kim sẽ có độ bền lâu nhất nhưng giá cũng đắt nhất, có thể gấp đôi một chiếc nhẫn vàng 18K cùng loại.

Cô dâu chú rể nên chọn những chiếc nhẫn có chất liệu vàng hạng trung bình như vàng 14K, 18K màu trắng hoặc màu vàng. Ngoài ra, nhẫn cũng không cần thiết phải đính nhiều loại đá quý đắt tiền mà có thể gắn pha lê thay thế. Các hạt đính trên nhẫn cũng nên cân xứng với bản nhẫn, với những nhẫn có bản nhỏ thì nên chọn các hạt nhỏ, hạt to sẽ làm nhẫn bị lu mờ, đồng thời gây tốn kém không cần thiết.

4. Kiểu dáng nhẫn

Nên chọn những mẫu nhẫn đơn giản, để nhẫn của cô dâu và chú rể tương đồng nhau nhiều nhất. Không nên chọn các mẫu nhẫn có thiết kế cầu kỳ, dễ gây cảm giác dễ lỗi mốt, nhanh chán. Ngoài ra những mẫu nhẫn cầu kỳ cũng khó nới rộng hơn hoặc nếu nới, có thể kiểu dáng chiếc nhẫn sẽ không được nguyên vẹn như lúc ban đầu.


 

5. Thương hiệu nhẫn

Cô dâu chú rể có thể chọn cho mình những địa chỉ nữ trang uy tín, có thương hiệu. Nếu hai người có ngân sách dư dả, có thể chọn các hãng nữ trang lớn hoặc nữ trang nhập khẩu từ nước ngoài. Ưu điểm của các thương hiệu này là đa dạng về mẫu mã và phong phú về chất liệu. Tuy nhiên, thương hiệu lớn cũng đồng nghĩa với giá cả cao.

Nếu cô dâu chú rể muốn tiết kiệm ngân sách tối đa và chỉ yêu cầu các mẫu nhẫn cổ điển thì việc lựa chọn một cửa hàng trang sức nhỏ là điều hợp lý. Khi mua hàng tại các cửa hàng trang sức này, nên chú ý đến thời gian bảo hành và các chế độ sau khi mua hàng. Các địa điểm tập trung nhiều cửa hàng vàng bạc, trang sức như phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), khu vực sau chợ Bến Thành, chợ An Đông, trung tâm thương mại ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi (TP HCM).

Đôi nhẫn cưới sẽ đồng hành cùng cô dâu chú rể trong cuộc sống vợ chồng. Ảnh: Voume.

Nhẫn cưới là vật quan trọng, gắn liền với các cặp vợ chồng, nó cũng là lời “công bố” với cả thế giới về tình trạng hôn nhân của mỗi người. Các cô dâu chú rể ai cũng muốn chọn một cặp nhẫn đẹp, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Tuy nhiên dù là vật sẽ theo bạn cả chục năm trời nhưng không nên nghĩ rằng nhẫn đắt tiền mới bền vững, hạnh phúc. Một chiếc nhẫn cưới phù hợp với điều kiện và sở thích của các cô dâu chú rể sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Báo Ngôi Sao sẽ cùng bạn tìm ra một số cách để chọn nhẫn cưới tiết kiệm.

1. Dự tính trước chi phí

Trước khi đi tìm nhẫn cưới, cô dâu chú rể nên có một khoản chi phí định sẵn cho nhẫn. Hai người nên tập trung chọn các kiểu nhẫn trong giới hạn chi phí cho phép mà không đi sâu tìm hiểu những mẫu đắt tiền hơn, tránh tình trạng vì sở thích nhất thời mà chấp nhận chi nhiều tiền để mua được chiếc nhẫn ưng ý.

2. Thời điểm mua nhẫn cưới

Với giá vàng tăng giảm như hiện nay thì việc mua nhẫn cưới sớm nhất có thể là gợi ý tốt cho các đôi uyên ương. Các cô dâu có thể đi chọn và mua nhẫn trước 6 tháng, thậm chí 1 năm trước ngày cưới. Không nên lo lắng đến việc nhẫn mua sớm sẽ không vừa tay vì tất cả các cửa hàng nữ trang đều nhận nới rộng nhẫn miễn phí nếu cô dâu chú rể đeo chật.

3. Chất liệu nhẫn

Thông thường, nhẫn cưới thường là chất liệu vàng 14K, 18K, hoặc bạch kim, vàng 24K có giá trị cao nhưng ít được sử dụng vì mềm nhất, dễ bị biến dạng trong quá trình đeo. Một chất nhẫn bạch kim sẽ có độ bền lâu nhất nhưng giá cũng đắt nhất, có thể gấp đôi một chiếc nhẫn vàng 18K cùng loại.

Cô dâu chú rể nên chọn những chiếc nhẫn có chất liệu vàng hạng trung bình như vàng 14K, 18K màu trắng hoặc màu vàng. Ngoài ra, nhẫn cũng không cần thiết phải đính nhiều loại đá quý đắt tiền mà có thể gắn pha lê thay thế. Các hạt đính trên nhẫn cũng nên cân xứng với bản nhẫn, với những nhẫn có bản nhỏ thì nên chọn các hạt nhỏ, hạt to sẽ làm nhẫn bị lu mờ, đồng thời gây tốn kém không cần thiết.

Nhẫn càng đơn giản sẽ càng lâu bị lỗi mốt. Ảnh: Jame Sallen.

4. Kiểu dáng nhẫn

Nên chọn những mẫu nhẫn đơn giản, để nhẫn của cô dâu và chú rể tương đồng nhau nhiều nhất. Không nên chọn các mẫu nhẫn có thiết kế cầu kỳ, dễ gây cảm giác dễ lỗi mốt, nhanh chán. Ngoài ra những mẫu nhẫn cầu kỳ cũng khó nới rộng hơn hoặc nếu nới, có thể kiểu dáng chiếc nhẫn sẽ không được nguyên vẹn như lúc ban đầu.

5. Thương hiệu nhẫn

Cô dâu chú rể có thể chọn cho mình những địa chỉ nữ trang uy tín, có thương hiệu. Nếu hai người có ngân sách dư dả, có thể chọn các hãng nữ trang lớn hoặc nữ trang nhập khẩu từ nước ngoài. Ưu điểm của các thương hiệu này là đa dạng về mẫu mã và phong phú về chất liệu. Tuy nhiên, thương hiệu lớn cũng đồng nghĩa với giá cả cao.

Nếu cô dâu chú rể muốn tiết kiệm ngân sách tối đa và chỉ yêu cầu các mẫu nhẫn cổ điển thì việc lựa chọn một cửa hàng trang sức nhỏ là điều hợp lý. Khi mua hàng tại các cửa hàng trang sức này, nên chú ý đến thời gian bảo hành và các chế độ sau khi mua hàng. Các địa điểm tập trung nhiều cửa hàng vàng bạc, trang sức như phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), khu vực sau chợ Bến Thành, chợ An Đông, trung tâm thương mại ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi (TP HCM).

Nhẫn cưới là vật gắn liền với các cặp vợ chồng. Nhẫn trở thành yếu tố quan trọng trong hôn nhân, nó không chỉ thể hiện sự vĩnh cửu của tình yêu, sự hạnh phúc, mà còn là sự gắn kết trong hôn nhân của bạn. Vì vậy, ai cũng muốn chọn cho mình những cặp nhẫn chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Nhưng đừng đặt nặng phải mua nhẫn thật đắt tiền mới nâng cao được sự hạnh phúc trong hôn nhân Marry.vn giới thiệu cho bạn vài cách để có thể chọn nhẫn cưới một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Thời điểm mua nhẫn cưới

Tùy vào điều kiện của từng cặp vợ chồng mà có nhiều thời điểm để mua nhẫn cưới. Bạn có thể mua trước đám hỏi để dùng ngay trong hôm đám hỏi. Nhưng cách tốt nhất hiệu quả và được cho là tiết kiệm là bạn có thể sử dụng nhẫn vàng tây bình thường vào hôm đám hỏi. Sau đó ra hiệu vàng đổi một cặp nhẫn kiểu để đeo vào hôm cưới. Bằng cách này, bạn sẽ có một cặp nhẫn đeo hôm đám hỏi và cũng có tiền để đổi một cặp nhẫn kiểu vừa ý khác cho đám cưới mà không phải mang vào tháo ra cặp nhẫn cưới hai lần. Sự thật là hôm cưới, bạn đeo cặp nhẫn cưới, cảm giác sẽ hạnh phúc hơn so với lúc đeo đám hỏi. Vì đám hỏi được cho là lễ đính hôn, thường thì chỉ có cô dâu đeo nhẫn. Bớt được nhẫn đính hôn, bạn sẽ có tiền cho việc khác đám cưới. Còn với nhiều cặp không có điều kiện, bạn vẫn có thể đeo nhẫn vàng tây bình thường vào hôm cưới, tùy vào khả năng kinh tế mà lựa chọn mua nhẫn kiểu sau đó.

Bạn có thể sử dụng nhẫn vàng tây bình thường vào hôm đám hỏi.
chon-nhan

Ảnh minh họa: PNJ

Nếu bạn định được ngày cưới chính xác, một cách tiết kiệm khác là mua nhẫn trước vào các dịp ngày lễ hoặc đợt khuyến mãi như ngày 8-3, dịp lễ tình nhân Valentine, mùa cưới vào các tháng cuối năm…Đừng xem thường những vấn đề này, vì mỗi khâu trong đám cưới bạn giảm được một ít sẽ giúp bạn giảm rất nhiều chi phí không cần thiết và hỗ trợ thêm cho cuộc sống hôn nhân của bạn.

Chọn nhẫn cưới tiết kiệm

Bạn có thể chọn cho mình nhiều địa chỉ bán nhẫn có uy tín, có thương hiệu. Nếu bạn có khả năng về kinh tế thì có thể chọn một số địa chỉ như SJC, PNJ , SBJ, Cửu Long Jewelry…Những nơi này tập trung đa dạng mẫu mã và phong phú về chất liệu. Tuy nhiên những thương hiệu lớn thì cũng đồng nghĩa với giá thành cao hơn, để vẫn chọn được cặp nhẫn vừa ý và giá thấp hơn, bạn có thể chọn mua tại các khu tập trung nhiều các cửa hàng vàng như An Đông, Bến Thành, khu thương mại ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi…Ở những địa điểm này, bạn sẽ chọn được nhiều mẫu nhẫn vừa ý và vừa túi tiền mình hơn.

Thực tế, đừng nên chọn những chiếc nhẫn quá cầu kỳ, vì khi bạn tăng cân, bạn khó có thể đeo lại được nhẫn. Bạn phải mang ra tiệm nhờ nới rộng hơn và khi nới, khả năng nhẫn không còn được nguyên như lúc đầu là rất cao. Nhẫn cưới càng đơn giản càng không bị lỗi mốt. Khi bạn thích gắn đá quý vào nhẫn cưới, thì nên chọn kim cương vì có khả năng chịu mài mòn cao hơn tất cả các loại đá quý khác. Bạn cũng không nên chọn hạt to quá vì còn phải tính đến độ cân xứng và phù hợp với kiểu nhẫn. Nếu chọn viên quá 1 carat ( bằng 6,5 ly) thì chỉ thấy hạt kim cương chứ không thấy được cái nhẫn, mà chi phí lại quá cao. Vì kim cương chỉ cần chênh vài ly giá thành đã khác nhau nhiều.

Đừng nên chọn những chiếc nhẫn quá cầu kỳ.

chon-nhan-cuoi

Ảnh minh họa: Internet

Nhẫn vàng là loại cổ điển mà đa số các cặp vợ chồng chọn lựa. Với vàng tây, bạn sẽ chọn được nhiều mẫu mã lạ mắt và cầu kỳ hơn so với nhẫn vàng ta. Ngoài ra còn có nhẫn vàng trắng hay platium. Với loại chất liệu này, khoảng 1-2 năm thì nên mang đi đánh bóng lại để nhẫn được đẹp. Bên cạnh những ưu điểm cứng và thời trang thì platinum thường có giá thành cao hơn vàng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc, nếu không có nhiều thời gian để đi đánh bóng thường xuyên và đảm bảo suốt đời, bạn nên chọn nhẫn vàng. Giá thành của nhẫn vàng còn phụ thuộc vào chỉ số vàng nhé. Bạn thử nhìn bên trong chiếc nhẫn để kiểm tra chất lượng của vàng – chỉ số ấy thường là 14k, 18k và 24k. Loại 24k là vàng nguyên chất những cũng mềm nhất. Nếu bạn thường làm các công việc bằng tay nhiều, bạn nên chọn loại 14k hoặc 18k để tránh trầy xước.

Bạn phải đeo nhẫn cưới hàng ngày, do đó bạn nên chọn cặp nhẫn bạn thực sự thích, bền, đẹp, có ý nghĩa, giá cả hợp lý. Suy nghĩ thoáng hơn, bạn sẽ dễ dàng chọn được những mẫu nhẫn đơn giản, ưng ý và tiết kiệm được 1 khoản chi phí cho đám cưới. Đừng đặt nặng vấn đề nhẫn cưới phải đắt tiền hay quá cầu kỳ, nó chỉ có ý nghĩa khi hai bạn hạnh phúc mà thôi.

Giá vàng hiện tại dao động trong khoảng 4,5 triệu – 4,8 triệu/chỉ, và trong tình hình kinh tế thị trường suy thoái hiện nay giá vàng được dự đoán sẽ còn nhiều xáo trộn trong năm tới. Tương ứng, giá trung bình của một cặp nhẫn cưới hiện trong tầm 8-9 triệu/ đôi nhẫn, con số không nhỏ đối với một số cô dâu chú rể, vốn đang bộn bề trong hàng thứ lo toan. Marry xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau để có thể giúp bạn tìm được một đôi nhẫn cưới tiết kiệm mà vẫn giá trị và có tính lưu giữ cao.

Bí quyết 1: Nhẫn vàng 14K thay cho vàng 18K, 24K hay bạch Kim

14K nghĩa là hàm lượng vàng 58.5%, 18K tương đương với hàm lượng vàng 75%, các chỉ số tạo nên sự khác biệt về màu sắc và giá trị kinh tế. Nhẫn cưới mang ý nghĩa tinh thần gắn bó với bạn cả cuộc đời, không phải là vật để mua bán nên xét về chất liệu cấu thành, 14K hay 18K, 24K hoặc bạch kim thật sự không là vấn đề. Vàng 14K với giá thành tiết kiệm hơn là lời khuyên đầu tiên dành cho các cặp đôi chuẩn bị mua nhẫn. Thông thường với cùng một mẫu thiết kế, cùng một định lượng, chất liệu 14K sẽ rẻ hơn vàng 18K khoảng từ 1 triệu đồng.

Lưu ý: Màu sắc của chất liệu vàng có thể sẽ ảnh hưởng đến phối hợp tone màu cho mẫu nhẫn cưới bạn chọn, cần cân nhắc cẩn trọng và có thêm tư vấn của nhân viên bán hàng để chọn kiểu dáng phù hợp.

Bí quyết 2: Chọn nhẫn cưới thương hiệu vừa phải

Độ nổi tiếng và rộng khắp của một thương hiệu nhẫn cưới/ trang sức cưới ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, xem như giá trị thương hiệu cộng thêm vào. Để cắt giảm được phần chi phí vô hình được cộng dồn này, bạn có thể chọn những đôi nhẫn cưới của một nhẫn hiệu kim hoàn bình thường, không đi kèm mác thương hiệu lớn.

Lưu ý: Nên chọn một tiệm kim hoàn đáng tin cậy để tránh những tình huống nhầm lẫn hay rủi ro không đáng có.

Bí quyết 3: Đặt nhẫn cưới tại một tiệm kim hoàn

Bạn có thể tìm cho mình những mẫu nhẫn cưới yêu thích từ internet hoặc từ website của các thương hiệu lớn, và mang đến các xưởng gia công vàng để đặt làm giống hệt về kiểu dáng, với giá thành giảm từ 10-20% so với giá niêm yết. Lý do: khi đặt làm, giá thành phân ra làm 2 phần: phần tiền vàng, hạt đá và tiền công. Bạn hoàn toàn có thể thương lượng phần công thợ (tốt hơn nữa nếu tận dụng mối quan hệ với chủ tiệm hoặc chủ xưởng). Chưa kể giá hạt đá, kim cương trong xưởng đặt mua với giá sỉ sẽ khác đi so với giá thành tại các thương hiệu lớn.

Lưu ý: Bạn cần cam kết chặt chẽ với tiệm kim hoàn về thành phần, số lượng, kiểu dáng và ngày tháng giao hàng, để tránh những thay đổi không như ý muốn khi giao nhẫn cưới thành phẩm.

Bí quyết 4: Ít gia công, ít hạt đá, ít họa tiết, giá càng giảm

Cái đẹp đôi khi đồng nghĩa với sự đơn giản, đơn giản mà tinh xảo và sắc nét, chưa kể các mẫu nhẫn cưới đơn giản thường đòi hỏi ít gia công, ít hạt đá, ít họa tiết dẫn đến giá thành giảm đáng kể. Lựa chọn cho mình một đôi nhẫn trơn, hoặc chỉ có đi kèm vài họa tiết đơn giản, không hạt đá, sẽ giúp bạn giảm thiểu phần tiền công không rõ ràng được nêu trong bảng giá, và giảm thiểu những bất tiện khi đeo nhẫn mỗi ngày về sau.

Bí quyết 5: Tận dụng những đợt siêu khuyến mãi

Trước và sau mùa cưới thường là lúc các thương hiệu trang sức cưới tung ra hàng loạt những đợt siêu khuyến mãi. Trong thời gian này đôi khi bạn có thể “săn” được một đôi nhẫn cưới với giá chỉ từ 2-4 triệu, tiết kiệm 40%-50% so với giá gốc ban đầu. Nhẫn cưới không nhất thiết phải được mua khi cận ngày hay ngay trong mùa cưới. Tận dụng những “thời điểm vàng” để tiết kiệm, tại sao không nhỉ?

Một số mẫu nhẫn cưới có giá từ 5-10 triệu đồng thương hiệu Việt:

Lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Nhẫn cưới ton sur ton

Nhẫn cưới kim cương

Giữ tay đẹp để đeo nhẫn cưới

Nhẫn cưới ưa chuộng

Mẹo tiết kiệm tiền cho đám cưới

Chọn trang sức cưới như thế nào cho đẹp và đủ

Ý nghĩa của việc đeo nhẫn trên tay

(ST).

Rate this post

Viết một bình luận