Bí quyết làm mứt dừa non không bị chảy nước bạn đã biết chưa?

Bí quyết làm mứt dừa non không bị chảy nước là từ khóa dẫn đầu bảng tìm kiếm vào mỗi độ Xuân về. Bởi có quá nhiều chị em “cay cú” vì những lần làm mứt dừa thất bại của mình. Sau đây, Yeutre.vn sẽ mang đến cho bạn những “mẹo vặt hay” giúp “lật kèo” vào năm 2022 này. Cùng tìm hiểu để thực hiện thành công món ăn “quốc dân” ngày Tết này nhé!

1. Cách phân biệt cơm dừa non với các loại cơm dừa làm mứt khác

Nếu đã từng thưởng thức qua món mứt dừa non , chắc hẳn bạn sẽ thích thú và muốn ăn thêm lần nữa. Bởi mứt dừa rất mềm dẻo, thơm dịu, ngọt thanh và không bị xơ như mứt dừa sợi làm từ dừa già. Để làm mứt dừa non ngon, bạn cần phải biết cách chọn nguyên liệu. Sau đây, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn sẽ gửi đến bạn 3 cách phân biệt cơm dừa: cơm dừa non, cơm dừa rám (cơm dừa bánh tẻ) và cơm dừa khô.

1.1. Cách nhận biết cơm dừa non

Cơm dừa non còn được gọi là cái dừa (cùi dừa). Chúng có màu trắng sữa, mềm mịn và còn ẩm ướt. Để nhận biết cơm dừa non, bạn có thể dùng tay ấn vào cùi dừa. Nếu phần cùi dừa có tiết ra nước sữa đục thì đó là dừa non. Ngoài ra, độ dày của cơm dừa non chỉ khoảng 5mm đổ lại. Phần dừa này vẫn còn mềm, khi ăn bạn sẽ không cảm thấy xơ. 

com dua nonCơm dừa non là phần cùi dừa có màu trắng sữa, mềm mịn và còn ẩm ướt. Ảnh Internet

1.2. Cách nhận biết dừa rám (dừa bánh tẻ)

Theo tìm hiểu, dừa rám là loại dừa không quá non, cũng không quá già. Khi chưa tách cơm, quả dừa có màu nhạt, không bị loang màu và lớp vỏ vẫn còn mềm, dễ tách. Phần cơm dừa rám sẽ không còn mềm như dừa non, nhưng không quá dai và hơi giòn giòn. Đây là loại dừa thích hợp dùng để làm mứt dừa sợi. 

com dua ramCơm dừa rám là là loại dừa có phần cơm không quá non, cũng không quá già, thường được chọn để làm mứt dừa. Ảnh Internet

1.3. Cách nhận biết dừa già (dừa khô)

Dừa già (dừa khô) là những quả dừa có màu vàng đậm, lớp vỏ khô và bám dính lại. Nếu dừa khô để lâu ngày, chúng sẽ lên mầm và bên trong có mộng dừa. Phần cơm dừa thường rất dày, màu trắng ngà và rất cứng. Đặc biệt, khi tách đôi quả dừa, phần cơm có thể tự rơi ra ngoài mà không cần dùng dụng cụ để lấy ra. Nhiều người cũng chọn dừa này để làm mứt dừa sợi thì dễ thành công, khô và để được lâu hơn dừa bánh tẻ hay dừa non. Tuy nhiên, dừa này rất xơ nên làm mứt thì không ngon. 

com dua khoDừa khô có phần cơm dày và xơ. Ảnh Internet

2. Bí quyết làm mứt dừa non không bị chảy nước

Mứt dừa non thơm dẻo đã chinh phục được khẩu vị của rất nhiều người. Tuy nhiên, chúng cũng mang đến nhiều phiền toái cho các chị em nội trợ khi quyết định tự làm mứt tại nhà. Theo nhiều người, món ăn này rất đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên, nếu không khéo trong cách thực hiện, phần mứt sẽ bị chảy nước, không còn ngon, không để được lâu và có thể dễ bị mốc khi bảo quản lâu ngày. Sau đây, Chuyên mục Món ngon sẽ sẽ gửi đến bạn mẹo làm mứt dừa non thơm ngon, đúng chuẩn, không bị chảy nước. Bạn hãy tham khảo để áp dụng thử nhé.  

bi quyet lam mut dua non khong bi chay nuocBí quyết làm mứt dừa non không bị chảy nước rất đơn giản. Ảnh Internet

2.1. Thái sợi phần cơm dừa non

Bạn có thể chọn dừa non nguyên trái hoặc mua phần cơm dừa loại rám nhưng hãy còn non đều được. Tại các điểm bán dừa, họ sẽ giúp bạn chọn loại phù hợp để làm mứt. Sau khi mua cơm dừa về, bạn cần ngâm dừa trong nước, rửa sạch lại vài lần để loại bỏ hết các vết bẩn hoặc phần vỏ nâu. Sau đó, vớt dừa ra rổ để ráo và tiến hành thái sợi. Nhiều chị em cho rằng, thái sợi mỏng sẽ giúp quá trình sên mứt diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng với công thức làm mứt dừa rám. Đối với dừa non, bạn cần thái sợi dày khoảng 4 – 6mm. Điều này, giúp dừa không bị teo lại khi sên. Thái đến đâu bạn cho vào thau nước đến đó. Hoặc thái xong bạn bỏ dừa vào thau nước, rửa qua lần nữa cho sạch dầu rồi để ráo. 

Tiếp theo, chuẩn bị một nồi nước sôi đã cho thêm chút muối và chần sơ dừa từ 1 – 3 phút thì vớt ra để ráo. Điều này, giúp giảm lượng dầu có trong cơm dừa non, khi làm mứt dừa sẽ ngon hơn. 

dua non thai soiThái sợi cơm dừa non. Ảnh Internet

2.2. Điều chỉnh tỉ lệ giữa đường và dừa

Theo kinh nghiệm làm mứt dừa non của nhiều bạn nội trợ, việc cân chỉnh tỷ lệ đường với dừa sẽ giúp món ăn thơm, dẻo và ngọt vừa phải. Đồng thời, không làm mứt dừa bị chảy nước hoặc bị bở sau khi hoàn thiện. Tỷ lệ đường và dừa hợp lý thường là 1kg dừa non thái sợ kết hợp cùng 0.5 – 0.6kg đường. Bạn chỉ cần cân chỉnh theo tỷ lệ trên là được. 

dieu chinh ty le duong va duaĐiều chỉnh tỷ lệ đường và cơm dừa non hợp lý là mẹo làm mứt dừa non không bị chảy nước. Ảnh Internet

2.3. Chú ý thời gian ướp đường với dừa

Sau khi cân chỉnh và pha trộn tỷ lệ đường với dừa, bạn cần ướp trộn 2 nguyên liệu này trong vòng 4 tiếng. Đây được xem là công đoạn quyết định mứt dừa có bị chảy nước hay không. Bởi cơm dừa non chứa rất nhiều nước, ngâm trong thời gian lâu nước sẽ tiết ra. Từ đó, việc sên khô mứt sẽ nhanh hơn và tiện lợi hơn khi bảo quản. 

uop dua non voi duongThời gian ướp đường với cơm dừa non là khoảng 4 tiếng. Ảnh Internet

Để mứt dừa dẻo hơn và không bị lại đường, bạn nên cho thêm một chút nước cốt chanh vào dừa khi ướp. Chỉ khoảng 1 – 2 muỗng cà phê nước cốt chanh thôi nhé! 

2.4. Tạo màu cho mứt dừa

Nhiều người cảm thấy mứt dừa non màu trắng thì quá đơn điệu, mong muốn có thêm màu khác để tăng khẩu cảm. Để mứt dừa lên màu tự nhiên và bắt mắt hơn bạn có thể dùng ống màu thực phẩm hoặc màu rau củ quả.

Sau khi pha màu, bạn cần chia phần màu ra thành 2 phần đều nhau. Một phần cho vào cơm dừa non đã ướp đường 4 tiếng và tiếp tục ướp thêm 2 tiếng để màu thấm đều vào cơm dừa. Phần tiếp theo cho vào trong lúc sên dừa. Việc này, sẽ giúp mứt dừa lên màu chuẩn và đẹp hơn. 

tao mau cho mut duaTạo màu cho mứt dừa. Ảnh Internet

2.5. Công đoạn sên mứt dừa

Công đoạn quyết định của cả quá trình làm mứt, đó chính là sên mứt. Bí quyết làm mứt dừa non không bị chảy nước chính là phải sên mứt ở lửa nhỏ và đủ thời gian. Trong quá trình sên, không nên đảo dừa quá nhiều lần (chỉ cần cách 5 phút dùng đũa đảo nhẹ 1 lần là được). Khi đường bắt đầu sánh lại, nên vặn lửa nhỏ nhất và dùng đũa đảo đều tay liên tục. Nếu thấy đường kết tinh và bám đều quanh các miếng mứt, dừa khô thì tắt bếp. Lúc này, bạn vẫn tiếp tục dùng đũa đảo đến khi mứt nguội và tách rời nhau ra. 

sen mut duaDùng muỗng hoặc đũa đảo mứt dừa liên tục dù quá trình sên đã kết thúc. Ảnh Internet

Để mứt không bị chảy nước, bạn cần đổ đều mứt ra khay và hông khô trước quạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem mứt đi phơi nắng hoặc cho vào lò sấy (ở nhiệt độ 100 độ C). Sau đó, để mứt ra ngoài cho thật nguội. 

3. Cách bảo quản mứt dừa non

Mặc dù, mứt dừa non sau khi hoàn thiện rất khô, tơi, dẻo và thơm ngọt. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách mứt dừa sẽ rất nhanh bị chảy nước và không còn ngon như lúc đầu. Để mứt dừa luôn khô ngon, bạn cần cho mứt vào túi ni lông cột kín hoặc hũ có nắp đậy kín, để nơi thoáng mát. Mỗi lần ăn, nên dùng đũa khô để lấy mứt. Không nên lấy mứt bằng tay vì như vậy mứt sẽ dễ bị ướt và mốc. Sau khi lấy mứt ra khỏi túi hay hũ, bạn đậy kín lại và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. 

hu mut dua nonCho mứt dừa non vào hủ để bảo quản. Ảnh Internet

Trên đây là các chia sẻ cơ bản về vấn đề làm mứt dừa không bị chảy nước. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp bạn đã có thêm thông tin và kinh nghiệm để thực hiện thành công món mứt Tết ngon này. Từ đó, trổ tài thực hiện để gia đình có thêm món ăn thú vị dịp Xuân về. Chúc các bạn thực hiện thành công theo bí quyết mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn đã đề cập nhé!

Liên Tiểu Di

Rate this post

Viết một bình luận