Uống nhiều nước rất tốt cho người bị sỏi thận. Nước giúp giảm khả năng hình thành sỏi, tiêu sỏi với những trường hợp sỏi nhỏ.
Sỏi có thể hình thành và di chuyển ở bất kể vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể là sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu quản . Trong quá trình hình thành và phát triển sỏi, người bệnh không có những biểu hiện rõ rệt. Chỉ khi sỏi lớn gây đau đớn, đái ra máu, đái ra mủ hay vô tình đi khám thì người bệnh mới phát hiện.
Chức năng của thận là lọc và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhiều chất độc không thể hòa tan vào nước tiểu đã lắng đọng lại ở thận và hình thành sỏi thận . Tùy từng vị trí, mức độ lắng đọng và thời gian hình thành sỏi mà kích thước sỏi thận ở mỗi người, mỗi thời điểm là khác nhau.
3.1. Uống nhiều nước
Sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5mm có thể thoát ra ngoài cùng với nước tiểu. Do đó, người bệnh nên uống thật nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi ra ngoài và ngăn ngừa sỏi phát triển.
Với những viên sỏi có kích thước lớn hơn thì khả năng theo nước tiểu ra ngoài là rất thấp. Những viên sỏi này cũng gây đau đớn cho người bệnh và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như: đau buốt, đái rắt, nhiễm trùng…
3.2. Tán sỏi
Trường hợp viên sỏi có kích thước lớn, sỏi đã ảnh hưởng đến thận như gây ứ nước thì cần phải điều trị bằng cách tán sỏi. Bác sĩ sẽ dùng máy tán sỏi bằng sóng để gây sức ép, làm vỡ viêm sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Khi đó, những mảnh sỏi nhỏ này có thể thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Nếu viên sỏi đã đi xuống thấp hơn thì bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng vào trong đường tiểu của người bệnh để tán vỡ sỏi và gắp những mảnh sỏi nhỏ ra ngoài. Đây là phương pháp nội tán sỏi ngược dòng.
Do đó, dù điều trị sỏi thận bằng cách nào thì người bệnh cũng nên uống nhiều nước, đảm bảo mỗi ngày thải ra lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít và nước tiểu trong; nên uống nước đun sôi để nguội. Nếu làm việc trong môi trường nắng nóng, thời tiết oi bức, ra nhiều mồ hôi thì cần tăng lượng nước uống hàng ngày.