Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

Thứ Ba ngày 02/08/2022

“Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì?” là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc phải bệnh lý này. Cùng tìm lời giải đáp thông qua những thông tin cơ bản về bệnh thiếu máu thừa sắt dưới bài viết này.

Không ít bệnh nhân vẫn chưa biết bị thiếu máu thừa sắt thì nên ăn gì để cải thiện sức khỏe. Điều này càng gây nguy hiểm hơn vì không kiểm soát được lượng sắt đưa vào cơ thể, nguy cơ khiến bệnh trở nặng hơn. Dưới đây là một số món ăn cần bổ sung dành cho những người bị thiếu máu thừa sắt. Lưu lại ngay nhé!

Thiếu máu thừa sắt là gì?

Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì để cải thiện sức khỏe? 1 Thiếu máu thừa sắt là gì?

Thiếu máu thừa sắt là gì?

Sắt là một khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra hồng cầu. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại không thể tự sản sinh ra sắt, mà phải bổ sung từ bên ngoài vào. Đây cũng là lý do nhiều người bị thừa sắt do đưa quá nhiều hàm lượng sắt vào cơ thể, gây nên tình trạng quá tải. Bệnh thừa chất sắt là rối loạn liên quan đến việc lượng sắt bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Cụ thể là hiện tượng ruột mất đi khả năng điều hòa lượng sắt trong cơ thể, dẫn đến sắt dư thừa ở các cơ quan như gan, tim, tuyến tụy và làm tổn thương những cơ quan này.

Thừa sắt được chia làm 2 loại:

  • Thừa sắt nguyên phát: Do di truyền từ gia đình.

  • Thừa sắt thứ phát: Do các bệnh lý khác gây nên như thiếu máu, bệnh gan hoặc do được truyền máu nhiều.

Đây cũng là những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu thừa sắt

Người bệnh bị thừa sắt có thể biểu hiện các triệu chứng thông qua 2 giai đoạn là: triệu chứng sớm và triệu chứng muộn. Cụ thể:

  • Triệu chứng sớm: Mệt mỏi, yếu người, đau bụng, rụng tóc, suy nhược cơ thể, giảm cân, da đậm màu hoặc có màu đồng, đau khớp.

  • Triệu chứng muộn: Mất ham muốn tình dục, tiểu đường, suy tim.

Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì để cải thiện sức khỏe? 2 Triệu chứng của bệnh thiếu máu thừa sắt

Triệu chứng của bệnh thiếu máu thừa sắt

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh thừa sắt cao

Bệnh thừa sắt thường xuất hiện nhiều ở những đối tượng như:

  • Người có 2 bản sao của gen HFE đột biến. Đây là đột biến gen kiểm soát lượng sắt mà cơ thể đã hấp thu được và đột biến này được di truyền từ bố hoặc mẹ sang con.

  • Tiền sử gia đình có người bị thừa sắt.

  • Người gốc Bắc Âu có tỉ lệ bị thừa sắt do di truyền cao.

  • Nam giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nữ giới ở những độ tuổi dưới 60.

Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì?

Như đã nói, sắt thường được bổ sung và cơ thể từ bên ngoài, thông qua thực phẩm hàng ngày hoặc các loại thuốc. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể được hỗ trợ điều trị bằng việc ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong đó có các nhóm thực phẩm như:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Rau có chất xơ làm giảm hấp thu sắt tương đối hiệu quả như bông cải xanh, rau chân vịt, quả sung, táo, quả bơ.

  • Các loại thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu, các loại ngũ cốc.

  • Các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu để nhanh đào thải sắt ra ngoài như: Rau cải, bí, bầu, rau sam, uống nước chè xanh, uống cà phê, rau má, nước râu ngô. 

  • Nên kết hợp các sản phẩm ngăn cản sự hấp thu sắt như sữa, phô mai, sữa chua.

  • Các thực phẩm có chứa: Canxi (sữa, rau lá xanh, đậu nành và cá có dầu), Phosvitin (trứng), Oxalat (rau bina, cải xoăn, củ cải đường, quả hạch, sô cô la, trà, cám lúa mì, dâu tây), Phytate (quả óc chó, hạnh nhân, đậu khô, đậu lăng, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt), Polyphenol (cà phê, cacao, bạc hà và táo), Tanin (trà đen, nho, lúa mạch, nam việt quất và trái cây khô).

Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì để cải thiện sức khỏe? 3 Các loại thức ăn giàu sắt

Các loại thức ăn giàu sắt

Nhìn chung, thừa sắt vẫn là một bệnh lý ít gặp hơn so với thiếu sắt. Bởi lẽ sắt luôn bị thải ra ngoài, trong khi cơ thể lại không tự tổng hợp được nên cơ thể luôn có nguy cơ thiếu. Mặt khác, cơ thể của chúng ta biến động không ngừng. Sử dụng sắt nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu nên tình trạng thiếu sắt là có thể xảy ra. Ví dụ như người ốm, người bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, thì nguy cơ mắc các bệnh thiếu sắt, thừa sắt sẽ giảm đáng kể.

“Bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì?” thực ra là một vấn đề khá khó phân biệt. Bởi có nhiều loại thực phẩm bản chất của nó có chứa hàm lượng sắt cao. Nhưng khi đưa vào cơ thể lại có tác dụng ức chế việc hấp thụ sắt. Do đó, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm đã được liệt kê trên đây để dễ dàng lên thực đơn hàng ngày khi bị thiếu máu thừa sắt.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận