Bị trầy xước da nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Cách xử lý vết thương hở tại nhà

Da là hàng rào bảo vệ trước tiên của cơ thể, điều hòa thân nhiệt thông qua bài tiết mồ hôi, bài tiết chất bã nhờn và đặc biệt chống lại các tác nhân xấu từ môi trường xung quanh. Tuy vậy làn da lại rất mỏng manh, dễ trầy xước, rất dễ để lại sẹo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết trong chăm sóc da khi bị trầy xước, giữ cho làn da luôn mịn màng. 

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi các tổn thương trên da, nên khi da bị trầy xước bạn cần đặc biệt chú ý.

Bị trầy xước da thì nên kiêng ăn gì?

Rau muống

Rau muống là món rau thông dụng trong bữa ăn gia đình, vì cung cấp chất xơ cũng như lượng lớn vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn rau muống khi bị trầy xước da, thành phần Madecassol trong rau thúc đẩy tăng sinh xơ, tăng số lượng biểu mô nhanh chóng dẫn đến hình thành sẹo lồi. Hiện tượng này càng thể hiện rõ hơn ở người có cơ địa sẹo lồi. 

Vì vậy, khi da trầy xước hay bất cứ khi nào da bị tổn thương, bạn nên tránh ăn rau muống để hạn chế sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. 

Thịt gà

Những người có vết thương hở hoặc vết thương đang lên da non không nên ăn thịt gà. Da gà có thể gây ngứa tại vị trí vết xước, nếu thường xuyên gãi vết thương có thể nhiễm trùng, da càng tổn thương và lâu liền lại hơn. 

Đồ nếp

Những món ăn hấp dẫn từ đồ nếp như xôi, bánh chưng được khuyên hạn chế ăn, hoặc không nên ăn khi vết thương trên da chưa lành. Bởi đồ nếp có tính nóng, thường gây mưng mủ tại vết thương. Tình trạng viêm nhiễm này có thể kéo dài, gây ra sẹo lồi, bạn nên phòng tránh. 

Trứng

 

Trứng cũng được cho là một thực phẩm không nên ăn khi bị trầy xước da. Bởi trứng có thể giúp tăng sinh collagen, nhưng khi tăng quá mức, dễ hình thành sẹo lồi. Do đó để tránh xuất hiện sẹo, bạn nên loại trứng ra khỏi chế độ ăn thường ngày nhé. 

Thịt bò

Bị trầy xước nên kiêng ăn thịt bò

Chắc hẳn ai cũng biết những người bị mụn không nên ăn thịt bò vì sẽ làm vị trí bị mụn màu sậm hơn, lâu khỏi và có thể để lại sẹo lồi. Với vết trầy xước xa cũng vậy, ăn thịt bò sẽ khiến vết xước thâm hơn, hình thành những vết sẹo tối màu ảnh hưởng xấu đến làn da. Bạn nên kiêng ăn thịt bò đến khi vết xước khỏi hẳn. 

Hải sản

Các loại hải sản sẽ không còn bổ dưỡng trong khi da bạn đang có những vết trầy xước. Bởi cũng giống thịt gà, ăn hải sản khiến vết thương ngứa ngáy, càng gãi càng khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành và nguy cơ cao để lại sẹo.

Kiêng gia vị cay nóng

Gia vị cay nóng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương có mủ. Vì vậy, khi bị trầy xước da, bạn nên hạn chế ăn các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, để nhanh hồi phục da. 

Kiêng thực phẩm ngọt

Theo một nghiên cứu, đường hóa học trong đồ ngọt chứa các thành phần có hại, làm hạn chế sự phát triển của lợi khuẩn trong cơ thể đồng thời tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Cũng vì lẽ đó, ăn các thực phẩm ngọt : bánh kẹo, trà sữa, bơ, sữa khi bị trầy xước, vết thương càng khó lành lại. 

Khi bị trầy xước da nên ăn gì?

Các loại rau cải

Các loại rau họ cải đều chứa nhiều chất xơ và vitamin, các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà lại rất lành tính. Các dưỡng chất này hỗ trợ làm lành vết thương, nên rau cải được ưu tiên đối với người đang bị trầy xước da. 

Nghệ tươi

Trong nghệ có chứa hàm lượng lớn curcumin – kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp vết thương nhanh lành mà không để lại sẹo. 

Do đó khi bị trầy xước da, ăn các món ăn chứa nghệ tươi, hay dùng trực tiếp nghệ tươi để giữ được làn da như ý. 

Rau diếp cá

Loại rau này hay được sử dụng trong trường hợp nóng trong người bởi công dụng làm mát của nó. Diếp cá còn có tính kháng khuẩn mạnh, hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn, chống viêm giúp da nhanh liền. Vì vậy diếp cá cũng được khuyên dùng để chăm sóc làn da khi bị trầy xước. 

Thịt lợn nạc

Thịt lợn nạc bổ sung protein – chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, vết trầy xước nhanh chóng được loại bỏ. Thực phẩm này còn rất lành tính, không hề gây tác động xấu đến các vết thương hở. 

Thay vì ăn thịt bò, bạn nên chọn các món ăn chế biến từ thịt lợn, rất tốt cho các vết thương đang trong quá trình lành lại. 

Hoa quả

Nên kiêng ăn hoa quả chứa các vitamin C,A,E,B

Các vitamin C, A, E, B trong hoa quả đều có tác dụng nhanh làm lành vết xước. Ăn hoa quả còn rất tốt cho sức đề kháng mà bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm này, nhất là khi da đang tổn thương. 

Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà

Vết thương hở thông thường sẽ tự lành, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà thời gian hồi phục cũng khác nhau. Bạn nên tham khảo cách chăm sóc vết thương hở tại nhà dưới đây để có thể rút ngắn thời gian nhất có thể mà không để lại hậu quả gì. 

Rửa tay sạch sẽ

Tay luôn là nguồn cung cấp trực tiếp vi khuẩn cho vết thương khi tiếp xúc chạm, sờ vào. Từ đó vi khuẩn phát triển, gây ra viêm nhiễm. Vì vậy luôn nhớ trước khi chạm vào vết thương, phải rửa tay sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. 

Làm sạch sơ bộ vết thương

Có khá nhiều người bỏ qua bước này mà sát khuẩn vết thương luôn. Cách làm đó có thể đưa bụi bẩn hay vi khuẩn từ xung quanh vào vết xước, càng làm nhiễm trùng nặng hơn. 

Bạn nên làm sạch sơ bộ vết thương bằng cách dùng một chiếc khăn ướt, nhẹ nhàng lau sạch quanh vị trí bị trầy xước. Nếu có mảnh hoại tử hay mảnh vụn tại vết xước phải dùng nhíp để lấy ra. 

Sát khuẩn vết thương

Cuối cùng, bạn dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn vết thương. Dùng nước muối sinh lý 0,9% (được bán tại các nhà thuốc) đổ trực tiếp vào vết xước một lượng vừa đủ. Có người sợ dùng muối, vết thương sẽ càng xót, nhưng hoàn toàn không phải như thế. Đây là một dung dịch đẳng trương với dịch cơ thể, không hề gây xót, mà lại có tác dụng diệt khuẩn tốt, an toàn cho người sử dụng. 

Với các vết thương nặng, sử dụng thêm dung dịch sát khuẩn chuyên dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 

Lặp lại quy trình trên mỗi ngày 2-3 lần, đảm bảo các vị trí trầy xước trên da luôn được sạch sẽ thì chúng sẽ nhanh chóng biến mất.

Lưu ý khi bị trầy xước da

Khi bị trầy xước, ngoài việc sát khuẩn vết thương mỗi ngày, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để quá trình chăm sóc da được hiệu quả: 

Giữ sạch sẽ vùng da bị tổn thương

Rửa vết xước bằng nước muối sinh lý thường xuyên

Vết thương hở là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, bội nhiễm, do đó luôn phải chú ý giữ sạch sẽ vùng da tổn thương. Bạn nên:

  • Rửa bằng nước muối sinh lý thường xuyên 

  • Không sờ, chạm tay vào vết thương 

  • Không gãi, bóc vảy khi vết xước lên da non 

  • Không đến những nơi có nhiều bụi bẩn, môi trường ô nhiễm

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da có thời gian hồi phục lại sau tổn thương. Ngoài ra vận động mạnh cũng có thể tác động lên da, làm vết xước rộng hơn và khó lành hơn. 

Kiểm tra vết thương thường xuyên

Kiếm tra vết thương thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường như mưng mủ, nhiễm trùng để điều trị thích hợp, tránh để lại hậu quả cho da. Tuy nhiên trong khi kiểm tra lưu ý không chạm tay vào vết thương. 

Nếu sau một thời gian, vết xước không được cải thiện bạn nên tham khảo điều trị của nhân viên y tế. 

Xử lý vết trầy xước trên da khá dễ dàng và đơn giản. Bạn cũng không nên vì thế mà chủ quan mà phải luôn chăm sóc đúng cách để giữ cho mình một làn da đẹp. 

Tìm hiểu thêm: Sẹo rỗ chữa được không? 9 cách điều trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay

Ngày viết:

21 Tháng Chín, 2020

Rate this post

Viết một bình luận