Ăn gì để không bị sẹo?
Đồ ăn chứa nhiều chất có lợi cho sự tạo máu
Các chất tạo máu cần thiết có chứa nhiều trong các loại huyết heo, bò, gà, vịt, thịt, trứng sữa… Máu là thành phần cần chú trọng không thể thiếu đầu tiên khi cơ thể bị thương, máu giúp mang các nguyên liệu cần thiết như protein, oxy đến làm lành sẹo.
Ngoài ra, các bạch cầu, đại thực bào trong máu còn có vai trò hàng đầu trong việc tiêu diệt vi khuẩn, dọn dẹp các chất thải ở miệng vết thương để vết thương không bị viêm nhiễm. Bệnh nhân cần chú ý bổ sung nhiều các đồ ăn loại này, nhất là khi vết thương bị mất máu nhiều và bị tổn thương phần mềm nghiêm trọng.
Thức ăn chứa nhiều Protein
Protein có nhiều trong thịt cá, trứng, sữa, đậu, đỗ… Nó có vai trò chuyển hóa giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến việc làm lành vết thương, hình thành trạng thái sẹo như collagen, elastin, fibronetic.
Những bệnh nhân thể trạng suy dinh dưỡng, hoặc mắc bệnh lý như hội chứng thận hư, rối loạn chuyển hóa Protein, thường nằm trong tình trạng thiếu protein quá nặng, dẫn đến vết thương chậm lành, có khi không lành nên nhất thiết các bệnh nhân này bắt buộc cần phải ăn ít nhất 200gr các loại thức ăn cung cấp Protein.
Tham khảo: Kiêng ăn gì để không bị sẹo?
Thực phẩm nhiều vitamin nhóm B, vitamin C
Các vitamin này có nhiều trong các loại quả họ Cam và các loại thực phẩm như súp lơ, nấm, bắp, các loại hạt, bánh mì nguyên hạt, hải sản.. Vitamin nhóm B và C có vai trò tạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein của cơ thể, tăng chuyển hóa dinh dưỡng làm lành vết thương, nhất là vitamin C.
Có quan niệm cho rằng khi vết thương đang lành sẹo không nên ăn hải sản, thịt bò, không ăn trứng. Thực ra chế độ dinh dưỡng tốt nhất khi cơ thể bị thương chính là chế độ ăn hàng ngày với sự chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, trừ những thực phẩm vẫn gây ra dị ứng cho bệnh nhân và những thực phẩm chế biến công nghiệp như mục dưới mà thôi.
Những thực phẩm cần lưu ý hạn chế sử dụng khi bị thương
Khi có các vết thương hở bệnh nhân không nên ăn hoặc uống các đồ ăn có quá nhiều đường và các đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói… Trong hai loại đồ ăn thông dụng này có chứa các chất tổng hợp và chất Nitrate làm tổn hại mạch máu, giảm chất lượng collagen và elastin cần thiết cho quá trình da tạo ra một vết sẹo bình thường, mà có nguy cơ gây sẹo xấu.
Người bệnh cũng cần tránh hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn, những loại đồ ăn thức uống chứa chất kích thích này làm giảm sự hấp thụ Protein, và làm suy yếu chức năng chuyển hóa của cơ thể chuyển hóa Protein sang các chất cần thiết làm lành da như collagen, elastin.
Người cao tuổi cần chú ý ăn thêm các thức ăn nhiều năng lượng tự nhiên như đậu, lạc, vừng, cá, uống nhiều nước, ăn nhiều rau tươi quả chín. Vì các chức năng chuyển hóa, khả năng tăng trưởng tế bào đều bị suy giảm do cơ thể bị lão hóa dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, vậy nên khi bị thương nhất thiết phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu năng lượng.
Những người bị bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, rối loạn đường huyết, bệnh nhân thận, bệnh nhân trị xạ ung thư… khi có vết thương đều rất khó lành, các trường hợp này cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn hợp lý khi bị thương.
Tham khảo: Những đồ ăn nên kiêng để tránh sẹo
Đối với từng trường hợp thể trạng khác nhau người bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của mình để vết thương nhanh lành và không bị sẹo. Nên lựa chọn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng và tránh những món ăn gây sẹo để vết thương nhanh lành và không bị sẹo.