Biện Pháp Tu Từ Là Gì? 10 Biện Pháp Tu Từ Trong Văn Học

Biện pháp tu từ là biện pháp được sử dụng phổ biến ở trong văn học cũng như đời sống. Vậy biện pháp tu từ là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp được sử dụng hàng ngày trong cả văn nói và văn viết. Vậy biện pháp tu từ là gì? Hãy dõi theo chân BachkhoaWiki để tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một câu chuyện, một cảm xúc trong tác phẩm văn học.

Advertisement

cac bien phap tu tu duoc hoc trong chuong trinh van hoccac bien phap tu tu duoc hoc trong chuong trinh van hoc

Ví dụ về biện pháp tu từ

Có rất nhiều ví dụ về biện pháp tu từ. Dưới đây là một số ví dụ về biện pháp tu từ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé:

Advertisement

  •  “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”
  • “Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
  • Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.
  • Giọng hát của nữ ca sĩ Uyên Linh rất giống giọng hát của nữ ca sĩ Adele, giọng hát trong trẻo, dày và quãng giọng rộng rất đặc trưng…

Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng

Biện pháp tu từ so sánh

Là biện pháp được dùng để so sánh, đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác dựa trên một điểm tương đồng nào đó.

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

Advertisement

  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong quá trình diễn đạt.
  • Gợi trí tưởng tượng phong phú cho người đọc, người nghe. Mục đích của so sánh đôi khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà được diễn tả giúp người đọc, người nghe có thể hình dung sự vật một cách cụ thể và sinh động hơn.

bien phap tu tu so sanh la gibien phap tu tu so sanh la gi

Biện pháp tu từ nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng hoặc gọi để mô tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, động vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:

  •  Giúp loài vật, cây cối, trở nên sinh động, gần gũi với con người.
  • Các loài vật, cây cối, con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Là gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật hoặc hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm khi diễn đạt.

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

  • Ẩn dụ hình thức: Là cách chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức. Tuy nhiên với cách ẩn dụ này, người viết đã giấu đi một phần ý nghĩa.
  • Ẩn dụ cách thức: Là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng với nhau dựa trên nét tương đồng về cách thức. Với hình thức này, người viết có thể đưa nhiều hàm ý ẩn chứa vào trong câu nói.
  • Ẩn dụ phẩm chất: Là sự chuyển đổi về tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng nào đó dựa trên những nét tương đồng về phẩm chất và tính chất.

Ẩn dụ có một tầm quan trọng vô cùng trong câu văn. Biện pháp tu từ ẩn dụ giúp câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt tạo nên một ấn tượng tốt trong lòng người đọc.

Biện pháp tu từ hoán dụ

hoan du la gihoan du la giLà biện pháp dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác có quan hệ gần gũi (mối quan hệ tương cận, chứ không phải tương đồng như ẩn dụ) với nhau nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 4 hình thức hoán dụ phổ biến:

  • Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể.
  • Lấy vật chứa đựng để gọi tên cho vật bị chứa đựng,
  • Sử dụng dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để gọi tên cho sự vật, hiện tượng đó.
  • Lấy cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng.

Tác dụng của biện pháp hoán dụ gồm:

  • Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.
  • Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

Biện pháp tu từ nói quá

Là cách nói phóng đại về tính chất, mức độ của sự vật hoặc hiện tượng đang được miêu tả.

Nói quá còn được gọi là ngoa ngữ, phóng đại, khoa trương, cường điệu,… và được sử dụng phổ biến trong văn chương.

Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng được dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc và tăng sức gợi cảm khi diễn đạt.

Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

noi giam noi tranhnoi giam noi tranh

Là cách diễn đạt tế uyển chuyển, tế nhị nhằm tránh gây cảm giác nặng nề, ghê sợ, đau buồn; tránh sự thô tục hay thiếu lịch sự.

Đồng thời cũng thể hiện thái độ lịch sử, nhã nhặn của người nói, thể hiện sự tôn trọng của người nói đối với người nghe.

Dùng biện pháp nói giảm nói tránh có tác dụng:

  • Cách sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng người nghe.

Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Là cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng và tạo nhịp điệu trong cách diễn đạt.

Có 3 dạng điệp ngữ thường gặp là:

  • Điệp ngắt quãng: Là lặp đi lặp lại các từ, cụm từ ngắt quãng với nhau, không có sự liên tiếp.
  • Điệp chuyển tiếp (còn được gọi là điệp vòng).
  • Điệp nối tiếp: Lặp đi lặp lại các từ, cụm từ nối tiếp với nhau.

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ:

  • Tạo sự nhấn mạnh.
  • Tạo sự liệt kê.
  • Tạo sự khẳng định.

Biện pháp tu từ chơi chữ

Đây là một trong các biện pháp tu từ ngữ âm được sử dụng phổ biến để đả kích, châm biếm hoặc dùng để vui đùa.

Chơi chữ vận dụng linh hoạt những đặc điểm về chữ viết, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng để tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm giúp cho cách diễn đạt trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

Có 4 hình thức chơi chữ thường gặp:

  • Dùng cách từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa.
  • Dùng cách nói lái.
  • Dùng cách từ đồng âm.
  • Dùng từ trái nghĩa.

Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.

choi chu la gichoi chu la gi

Biện pháp tu từ liệt kê

Là sự tiếp nối hoặc sắp xếp các từ/ cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc một khía cạnh, tư tưởng hay tình cảm nào đó.

Phép liệt kê được sử dụng trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết được phép liệt kê, chúng ta có thể quan sát xem trong bài viết có xuất hiện các từ, cụm từ nối tiếp nhau hoặc được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, dấu phẩy.

Trong tiếng Việt, phép liệt kê được chia thành 4 loại như sau:

  • Theo cấu tạo: Gồm có liệt kê theo cặp và không theo cặp.
  • Theo ý nghĩa: Gồm có liệt kê tăng tiến và không tăng tiến.

Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả.

Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

Biện pháp tu từ Tương phản

Biện pháp tu từ tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.

Là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ đối lập nhau nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Biện pháp tu từ Tương phản có tác dụng:

  • Gợi sự phong phú, đa dạng.
  • Tạo nên sự hài hòa về âm thanh.
  • Phép tương phản trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhấn mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Xem thêm:

Trên là những kiến thức quan trọng liên quan đến biện pháp tu từ. BachkhoaWiki hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn có thể hiểu được biện pháp tu từ là gì. Hãy Like, share để lan tỏa kiến thức hữu ích này nhé.

Rate this post

Viết một bình luận