Biết cá nóc có độc, tại sao người dân vẫn ăn?

An toàn thực phẩm

Biết cá nóc có độc, tại sao người dân vẫn ăn?

Mặc dù cá nóc bị khuyến cáo là một trong những loại hải sản có tính độc mạnh, nhưng hiện nay nhiều người vẫn ăn cá nóc dẫn đến tình trạng ngộ độc phổ biến. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự việc này là gì?

Ngày 7/3 vừa qua, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận điều trị 5 bệnh nhân bị ngộ độc. Nguyên nhân gây ra ngộ độc là do cả nhóm tổ chức nhậu tại nhà và ăn cá nóc.

Các bệnh nhân bị ngộ độc cá nóc được điều trị ở bệnh viện Trung ương Cần Thơ. (Ảnh: Người đưa tin)
Trong 5 bệnh nhân, có 3 người nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở. Bác sĩ đã cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch nhưng tiên lượng xấu. Hai bệnh nhân còn lại nhẹ hơn, bị tê tay chân, cứng hàm, đau bụng.

Đây không phải trường hợp đầu tiên người dân bị ngộ độc do ăn cá nóc. Vấn đề ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc cá nóc gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng là vấn đề mà cả xã hội đã quan tâm đến trong thời gian dài. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Đôi điều về loại “cá độc”

Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Đây là loài cá sống ở khu vực nước mặn, quanh các khu vực bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới. Loại cá này có tính độc mạnh, gây chết người khi ăn nếu không được chế biến đúng cách.

Cá có chiều dài từ 4-40cm, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt cá màu trắng trong. (Ảnh: Infonet)

Về đặc điểm hình dạng, cá có chiều dài từ 4-40cm, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt cá màu trắng trong.

Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Thông thường, thịt cá nóc thường được chế biến bằng cách lọc thịt cá nóc còn tươi nguyên. Chọn phần thịt cá không có độc, thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi. Cách chế biến cá nóc vô cùng khó khăn, và chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế biến món ăn này.

Cá lóc được thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi. (Ảnh: Món Nhật Bản)

Khi ăn cá nóc chưa được chế biến đúng cách, con người sẽ bị nhiễm độc và có những triệu chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Tuy vậy thịt cá nóc lại được xem là một món ăn hải sản trứ danh, nên vẫn được nhiều người ưa chuộng chọn ăn thường xuyên.

Chất độc tetrodotoxin trong cá

Tetrodotoxin còn có tên gọi tắt là TTX. Tetrodotoxin là chất độc thần kinh vô cùng độc hại, được phân lập từ các loại vi khuẩn có ở trong da, nội tạng của một số loài như kỳ nhông, sa guông, bạch tuộc vòng xanh, cóc và cá nóc.

Tetrodotoxin –TTX trong cá nóc tập trung nhiều ở các phần ruột, gan, thịt bụng, túi tinh và đặc biệt là trứng cá. TTX là loại độc tố thần kinh vô cùng nguy hiểm, có độc tính gấp 1000 Xyanua – một trong những loại độc tố mạnh nhất. Tuy vậy khi ở trong bụng cá TTX chỉ đang ở dạng tiền TTX (Tetrodomin) nên không gây hại. Trường hợp cá bị ươn hoặc va đập tác động lên chất độc ở trong cá, tetrodomin sẽ biến đổi thành TTX và phát độc.

Được biết, đối với cá nóc có độc, nếu đun sôi thịt cá trong hơn 6 giờ với nhiệt độ 1.000 độ C, hoặc đun sôi trong 10 phút ở nhiệt độ 2.000 độ C độc tố chỉ mới giảm được một nửa, cho thấy độc trong cá không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn.

Cá nóc không được chế biến đúng cách sẽ gây ra ngộ độc. (Ảnh: Món Nhật Bản)

Triệu chứng ngộ độc cá nóc

Khi ăn cá nóc trúng phần có độc, chất tetrodotoxin sẽ được hấp thu qua đường ruột và dạ dày từ 10-15 phút. Ngay khi được hấp thu, độc tố bắt đầu phát tác với những triệu chứng:

Tê cứng chân, tay hoặc tê cứng một số bộ phận trên cơ thể, tùy theo độc tố bị hấp thu.
Cơ thể mệt mỏi, vã nhiều mồ hôi, buồn nôn, đau bụng.
Nước bọt tiết nhiều, có triệu chứng sùi bọt mép, nói nhảm, cơ yếu, chân tay khó cử động như mong muốn, đồng tử giãn to, mắt mờ.
Cơ thể liệt dần, mạch chậm, huyết áp hạ, da chuyển màu tím và co giật rồi ngưng hô hấp và hôn mê.
Sau thời gian phát tác các triệu chứng, có thể kéo dài từ 4-24 giờ sau khi ngộ độc và tử vong do hạ huyết áp và hô hấp bị ngưng trệ.

Sơ cứu người bị ngộ độc cá nóc

– Ngay khi thấy dấu hiệu ngộ độc đầu tiên như tê lưỡi, tê môi, tê ngón tay nhưng người bệnh vẫn còn tỉnh táo, hãy tìm mọi cách gây nôn cho người bệnh. Đơn giản nhất là hình thức móc họng, ngoáy họng bằng lông gà hoặc cho uống mùn thớt theo kinh nghiệm dân gian.

– Cho bệnh nhân uống than hoạt khi bệnh nhân còn tỉnh, chưa hôn mê. Người lớn uống 30g than hoạt pha với 250ml nước sạch quấy đều. Trẻ nhỏ từ 1 – 12 tuổi cho uống 25g pha với 100 – 200ml nước sạch quấy đều. Trẻ nhỏ dưới một năm cho uống theo liều lượng 1g than hoạt/1kg cân nặng cơ thể pha với 50ml nước sạch quấy đều. Than hoạt có tác dụng hấp thụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hóa. Nếu cho bệnh nhân uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả cao.

– Trường hợp người bệnh đã rối loạn ý thức, hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở phải khẩn trương thổi ngạt đường miệng – miệng hay miệng – mũi.

Sau khi đã sơ cứu, cần nhanh chóng tìm cách đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Khả năng giải độc cá nóc càng cao nếu người nhà đưa bệnh nhân chữa trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng cơ thể và mức độc tố đã hấp thu mà tác hại của độc cá nóc cũng sẽ khác nhau.

Biện pháp phòng tránh ngộ độc

Đến nay, ngô độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người bị ngộ độc cá nóc bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc cá nóc, biện pháp hữu hiệu nhất là không ăn bất cứ thực phẩm nào được chế biến từ cá nóc.

Để đề phòng ngộ độc cá nóc, cách tốt nhất là hãy “nói không với cá nóc”.

Rate this post

Viết một bình luận