Biệt ngữ xã hội là gì? Lưu ý về sử dụng biệt ngữ xã hội, Cho ví dụ

Home » Giáo DụcVăn Học

Biệt ngữ xã hội là gì? Lưu ý về sử dụng biệt ngữ xã hội, Cho ví dụ

Văn Học

Biệt ngữ xã hội là gì? Lưu ý về sử dụng biệt ngữ xã hội, Cho ví dụ

biet ngu xa hoi 2

Biệt ngữ xã hội là gì? Làm thế nào để Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem ngay

biet ngu xa hoi 2

Biệt ngữ xã hội là gì?

– Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,…).

Ví dụ:

+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…

+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…

+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…

Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp

– Biệt ngữ xã hội dùng trong một tầng lớp( tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa,…);

– Các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp: là các từ ngữ chuyên ngành thuộc về một số ngành nghề , chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Chúng là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng ngành nghề khác nhau.

Ví dụ:

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

+ Nghề mộc: bào, cưa, máy phay, máy tiện, đục, trạm trổ…

+ Nghề làm mòn: vách, lá, móc, bắt vanh…

biet ngu xa hoi

Lưu ý về sử dụng biệt ngữ xã hội

– Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh hạn chế, không được phổ biến rộng rãi trong toàn dân nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh lạm dụng gây khó hiểu cho người đọc, người nghe thông tin.

Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong các hoàn cảnh dưới đây:

+ Thứ nhất: Trong khẩu ngữ, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để giao tiếp với người cùng tầng lớp với mình để tạo sự thân mật, gần gũi.

+ Thứ hai: Trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ tầng lớp xã hội, làm nổi bật tính cách của nhân vật.

– Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là những phương ngữ và biệt ngữ chỉ sử dụng trong hoàn cảnh hẹp, không được phổ biến rộng rãi trong toàn dân nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh gây ra hiểu nhầm hoặc không hiểu. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

+ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và làm nổi bật tính cách của nhân vật.

+ Trong khẩu ngữ, việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải lưu ý sử dụng tại địa phương mình hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, tầng lớp với mình để tạo tính thân mật, gần gũi.

+ Cần phải tìm hiểu rõ từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương xem có lớp nghĩa giống nhau tương ứng hay không để sử dụng cho phù hợp, tránh lạm dụng không cần thiết.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Rate this post

Viết một bình luận