Mọi người thường biết đến bồ kết thông qua việc sử dụng để gội sạch đầu, làm đen tóc. Nhưng ít ai biết rằng bồ kết còn có công dụng khác như sát trùng, trị sâu răng, chữa ho, tiêu đờm. Vậy Bồ kết có công dụng gì? Cách dùng như thế nào? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Danh pháp
Tên khoa học
Gleditsia fera
Tên tiếng việt
Bồ kếp, Chùm kết, Tạo giáp, Tạo giác, Co kết (Thái), Man khét (Campuchia).
Phân loại khoa học
Họ Đậu (Fabaceae)
Mô tả cây
Bồ kết là một cây gỗ to cao khoảng 5 – 7 m. Thân thẳng có vỏ nhẵn và gai to cứng, phân nhánh, dài khoảng 10 – 15 cm. Cành mảnh có hình trụ, khúc khuỷu, đoạn đầu có lông, sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá kép mọc so le, hai lần lông chim, cuống chung dài khoảng 10 – 12cm, có lông nhỏ và có rãnh. Lá chét 6 – 8 đôi, thuôn, mọc so le, bóng và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn hơn ở mặt dưới, đầu lá chét tròn, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ, lá kèm nhỏ, rụng sớm.
Cụm hoa tụ thành chùm ở ngoài kẻ lá, dài 10 – 15cm. Hoa màu trắng tụ họp 2 đến 7 cái trên những cành ngắn; đài hình ống; tràng 5 cánh; hoa đực có 10 nhị và không có bầu, hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu có nhiều ô chứa tới 12 noãn.
Quả đậu mỏng có độ dài 10 – 12cm, rộng 1,5 – 2cm, thẳng hoặc hơi cong, dày lên ở các hạt, khi còn tươi mặt ngoài có một lớp phấn màu lam, chứa 10 – 12 hạt bao bọc bởi một lớp cơm màu vàng, để lâu chuyển sang đen.
Sinh thái
Bồ kết là loại cây gỗ lớn mọc nhanh, cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, đôi khi thấy cả ở ven rừng núi đá vôi. Cây ra hoa và quả nhiều hàng năm, nhưng tỷ lệ phụ thuộc vào thời tiết. Trong thời kỳ ra hoa mà mưa nhiều thì thu được ít quả. Bồ kết rụng lá vào mùa đông. Lá non mọc lại vào cuối mùa xuân năm sau. Cây trồng bằng hạt sau 4 năm ra hoa quả lứa đầu tiên, các năm sau càng nhiêu hơn. Bồ kết có khả năng mọc lại chồi sau khi chặt.
Mùa hoa nở vào tháng 5 – 7, mùa quả nở vào tháng 8 – 10.
Phân bố
Trên thế giới
Phân bố ở vùng nhiệt đới. Chủ yếu tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam
Cây Bồ kết mọc hoang và được trồng tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
Riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) có tới 40.000 cây, hằng năm cho tới 40 tấn Bồ kết.
Bộ phận dùng
Quả Bồ kết (Tạo giác – Fructus Gleditsiae), là quả Bồ kết chín khô.
Gai Bồ kết (Tạo giác thích, Tạo thích, Thiên đình, Tạo trâm – Spina Gleditsiae), là gai hái ở thân và cành cây Bồ kết.
Hạt Bồ kết (Tạo giác tử – Semen Gleditsiae).
Thu hái, chế biến
Quả Bồ kết thu hái khi quả chín vào tháng 10 – 11, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô có màu đen bóng, khi dùng giã nát.
Gai Bồ kết thu hái quanh năm tốt nhất là tháng 9 đến tháng 3 năm sau, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.
Hạt Bồ kết: lấy hạt ở quả Bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Quả Bồ kết đã chiết được chất saponin tinh khiết với hiệu suất 10%, chất saponin này không mùi, vị nhạt, gây hắt hơi mạnh, tan trong rượu và nước. Trong đó có hai sapogenin là axit oleanic và axit echynocystic. Ngoài ra còn chứa các flavonoid như luteolin, vitexin, saponaretin, homoorientin và orientin.
Từ quả Bồ kết ở Việt Nam, đã chiết được chất saponin tinh khiết với hiệu suất 10%, chất saponin này không mùi, vị nhạt, gây hắt hơi mạnh, tan trong rượu và nước. Trong đó có hai sapogenin là axit oleanic và axit echynocystic.
Phần aglycon của hợp chất tritecpen là axit oleanolic và echinoxystic. Phần đường là xyloza, arabinoza, glucoza và galatoza. Ngoài ra còn chiết được một saponin mới là australozit.
Tác dụng dược lý
Quả Bồ kết
Tác dụng kháng khuẩn: quả Bồ kết có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn nhưn tràng cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ shigella, trực khuẩn thương hàn, phó thương thàn; trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả. Dịch chiết bằng dầu hỏa – ether với phương pháp khuếch tán thuốc trong môi trường nuôi cấy, ở nồng độ 0,343g/ml có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn B, dịch chiết bằng chloroform với nồng độ 0,55g/ml ức chế liên cầu khuẩn.
Hỗn hợp flavonoid và chất saponaretin chiết từ quả có tác dụng kháng virus, hỗn hợp saponin có tác dụng chống trùng roi âm đạo. Dịch chiết nước từ quả có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn trên, nước sắc quả Bồ kết trên mèo thí nghiệm với liều 1g/1kg cho thẳng vào dạ dày có tác dụng tăng cường sự phân tiết của niêm mạc đường hô hấp và có tác dụng long đờm. Nước sắc 0,25% có tác dụng kích thích co bóp của tử cung cô lập chuột cống trắng.
Hạt Bồ kết
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu dược lý của hạt Bồ kết.
Gai Bồ kết
Nước sắc gai Bồ kết, bằng phương pháp khuếch tán thuốc trong môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng. Dịch chiết từ nước quả với liều 60g/kg cho vào dạ dày có tác dụng ức chế tế bào sarcom trên chuột nhắt trắng.
Tính vị, tác dụng
Quả Bồ kết: Theo Đông y, quả có tính ôn, vị cay mặn, chứa độc. Nó tác động vào 2 kinh là Phế và Đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, thông khiếu, tiêu thũng, sát trùng, dễ hắt hơi. Được dùng để điều trị chứng ích tinh, trúng phong, tiêu thực, cấm khẩu, đờm suyễn, sáng mắt.
Hạt Bồ kết: Theo những ghi chép từ những tài liệu cổ, hạt có tính ôn, vị cay, có độc. Có tác dụng chữa bí kết, nhuận táo, thông đại tiện, trị mụn nhọt.
Gai Bồ kết: Tính ôn, chứa độc, vị cay có tiểu độc. Có tác dụng thông sữa, chữa ác sang, tiêu ung độc, tiêu thũng, bài nùng, sát trùng, khư phong.
Công dụng và liều dùng
Công dụng
Ở Việt Nam, dân gian dùng quả Bồ kết ngâm hoặc nấu nước gội đầu, làm sạch gầu, trơn tóc, và dùng giặt quần áo len, da lụa có màu, không bị hoen ố và không phai màu.
Duy trì mái tóc chắc khỏe, mềm mại
Quả Bồ kết chứa thành phần chính là saponaretin, flavonozit có tác dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, phục hồi nan tóc và giảm số lượng tóc bị gãy rụng. Ngoài ra, quả Bồ kết có chứa canxi, protein và các khoáng chất vi lượng là nguồn cung cấp chất béo và canxi tốt cho mái tóc. Các dưỡng chất này sẽ thẩm thấu sâu vào da đầu và từng lõi tóc, giúp duy trì mái tóc mượt mà, nuôi dưỡng chân tóc và giảm số lượng tóc bị rụng…
Hỗ trợ chữa trị các bệnh về da đầu
Nước sắc quả và gai Bồ kết giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da. Vì vậy, sử dụng để gội đầu có tác dụng điều trị một số bệnh lý da liễu như viêm da bã tiết nhờn, nấm da dầu…
Một số thành phần trong Bồ kết như saponin – hoạt chất có tác dụng trong kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ vảy gàu, phục hồi màng bảo vệ, giảm tiết dầu và lành tính với da đầu…. từ đó giúp mái tóc duy trì độ khỏe mạnh, giảm tác động xấu từ các yếu tố môi trường.
Ngăn ngừa rụng tóc
Rụng tóc xảy ra do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc vừa mới sinh con. Nghiên cứu cho thấy quả Bồ kết có chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và kích thích sợi tóc mới phát triển, giúp phục hồi nang tóc bị thoái hóa. Bên cạnh đó, còn có tác dụng ức chế các gốc tự do – nguyên nhân dẫn đến thoái hóa nang tóc và hói đầu.
Bồ kết thường được kết hợp cùng với các dược liệu khác trong các sản phẩm dầu gội đầu có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó dầu gội dược liệu thái dương 3 đang là sản phảm được nhiều người tin dùng nhờ việc sử dụng bồ kết với các thành phần khác như:
- Hương Nhu: cây Hương Nhu trắng có chứa tinh dầu hương nhu có tác dụng thông khiếu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Khoa học hiện đại đã chứng minh tinh dầu hạt Hương Nhu có tác dụng anti-oxydant, chống nhiễm khuẩn.
- Tang Bạch Bì: cây Dâu thường được trồng để nuôi tằm và làm thuốc. Trong dân gian thường dùng cây Dâu để ngăn rụng tóc, làm chặt tóc, mọc tóc, đen tóc
- Mần Trầu: cỏ Mần Trầu có chứa Acid cyanhydric. Là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc.
Các công dụng khác
Quả Bồ kết còn được dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mê bất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn, mụn nhọt, viên tuyến vú, đau nhức răng.
Hạt Bồ kết chữa đại tiện táo kết, lỵ mạn tính, ỉa mót rặn, lao hạch, ung độc.
Gai Bồ kết chữa mụn nhọt, tuyến vú sưng đau ở phụ nữ.
Liều dùng
Mỗi lần sử dụng, hãy lấy 5 – 10g một ngày, thuốc sắc lên với nước để uống hoặc dùng dạng hoàn tán.
Một số bài thuốc
Chữa trúng phong, cấm khẩu và hôn mê bất tỉnh
Quả Bồ kết phối hợp với Bạc hà mỗi thứ lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, thổi bột đó vào mũi để gây hắt hơi và làm bệnh nhân tỉnh lại.
Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, thở khò khè.
Quả Bồ kết 1g, Quế chi 1g, Sinh khương 1g, Cam thảo 2g, Đại táo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày,
Chữa sau răng, nhức răng
Quả Bồ kết tán nhỏ đắp vào chân răng, mỗi khi chảy nước miếng thì nhổ đi không được nuốt, hoặc dùng quả Bồ kết đốt tốn tính xỉa vào chân răng.
Chữa kiết lỵ, ỉa mót rặng
Hạt Bồ kết, Chỉ xác, lượng bằng nhau, Sao vàng tán thành bột, trộng với Hồ nếp làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10 đến 20 viên, với nước chè đặc.
Chữa mụn nhọt
Gai Bồ kết, Kim ngân hoa, Cam thảo, mỗi thứ 2 – 8g, sắc nước uống. Đồng thời, lấy gai Bồ kết, quả Bồ hòn đốt thành than, sau tán thành bột mịn trộn với Bồ hóng bếp và Nhựa thông, phế vào giấy bản làm cao dán.
Chữa sưng vú phụ nữ
Gai Bồ kết (đốt không cho cháy thành tro) 40g, Bang phấn 4g. Hai vị tán thành bột, trộn đều, mỗi lần uống 4g.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc
Hầu hết các bộ phận của Bồ kết đều chứa độc tính, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc được chế biến từ vị thuốc này. Các triệu chứng giúp nhận biết ngộ độc bao gồm tức ngực, nóng rát ở cổ, mệt mỏi, đau đầu, nôn ói, chân tay rã rời…
Phải chế biến Bồ kết mới được dùng bằng đường uống. Nếu được dùng để đắp ngoài da, sẽ ít độc hơn.
Tránh sử dụng Bồ kết cho phụ nữ mang thai, bởi độc tính trong vị thuốc này có thể dẫn đến sảy thai và làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Không sử dụng Bồ kết ở người có tỳ vị hư yếu vì có thể làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, chướng bụng, mất ngủ…
Không uống nước Bồ kết khi đang đói, tránh say và ngộ độc Bồ kết.
Tài liệu tham khảo
- 1. Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
- 2. Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
- 3. Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)