Bổ ngữ trạng ngữ là gì? Các loại bổ ngữ và trạng ngữ

Trong bài học ngày hôm nay các em học sinh sẽ hiểu hơn khái niệm về bổ ngữ trạng ngữ là gì, những ví dụ dễ hiểu ngắn gọn sẽ giúp các em xác định từ loại chuẩn xác trong các bài tập. Đến với bài học do tác giả dafulbrightteachers.org cung cấp ngay bên dưới.

Khái niệm bổ ngữ trạng ngữ là gì

Bổ ngữ là gì

Bổ ngữ thực chất là một thành phần phụ trong câu, thường có vị trí trước hoặc sau các loại từ như động từ hoặc là tính từ, bổ ngữ sẽ góp phần tạo ra một cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Ví dụ: Mùa đông năm nay rất rét.

=> Từ “rất” chính là bổ ngữ đứng trước tính từ “rét”.

Gió mùa thổi mạnh.

=> “mạnh” đứng sau động từ “thổi” giúp bổ ngữ cho động từ.

Cuốn sách rất bổ ích

=>  “rất” là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho “bổ ích”.

Các loại bổ ngữ

Bổ ngữ sẽ chia làm 2 loại gồm có:

– Bổ ngữ gần.

– Bổ ngữ xa.

Bổ ngữ gần nói đến trực tiếp các hành động còn đối với bổ ngữ xa muốn nói đến gián tiếp các hành động. (Theo SGK)

Hoặc (nguồn tham khảo ngoài):

– Bổ ngữ tình thái: vị trí đứng trước động từ hay tính từ, biểu thị các tình thái nêu ở động từ, tính từ trung tâm.

Ví dụ: Hồi còn đi học, Nam // rất say mê môn Toán.

– Bổ ngữ đối tượng: biểu thị sự vật có ràng buộc mối quan hệ với động từ, tính từ trung tâm. Bổ ngữ đối tượng có thể dùng quan hệ từ trực tiếp hoặc không cần dùng quan hệ từ.

– Bổ ngữ trực tiếp: Bổ ngữ giải đáp câu hỏi ai? cái gì?. Nó thường được dùng không có giới từ, đứng trực tiếp sau vị ngữ.

– Bổ ngữ gián tiếp: mục đích trả câu hỏi như cho ai? Cho cái gì?.

Ví dụ: Tôi // định đi mua ít quần áo cho gia đình.

Bổ ngữ cũng có thể kết hợp với nhau.

động từ + đối tượng + người nhận

Ví dụ: tặng hoa cho mẹ.

– Bổ ngữ miêu tả: bổ ngứ có vị trí sau động từ. Bổ ngữ sẽ biểu thị tính chất, mục đích, địa điểm, cách thức,… tác dụng bổ nghĩa động từ, tính từ trung tâm.

 

Trạng ngữ là gì

Trạng ngữ cũng nằm trong số các thành phần phụ của câu, nó có tác dụng bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ dễ nhận ra như thông thường sẽ các từ chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, phương tiện, cách thức… nếu biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả, phương tiện, …

Ví dụ: Đôi khi, tôi rất thích đi đọc sách.

“tôi rất thích đi đọc sách” chính là cụm chủ – vị, từ “đôi khi” tác dụng bổ nghĩa cho cụm chủ – vị, với mục đích rằng việc đọc sách diễn ra không nhiều.

– Tại nhà, chúng tôi thường họp nhóm cùng nhau.

“Tại nhà”, trạng ngữ chỉ địa điểm.

– Sau 12 giờ, chúng tôi mới đi đến trường.

“Sau 12 giờ” trạng ngữ dùng để chỉ thời gian.

– Để đạt được tập thể tiên tiến, lớp chúng tôi phải cố gắng rất nhiều trong năm học mới.

Trạng ngữ chỉ mục đích “để đạt được tập thể tiên tiến”.

Thời tiết quá rét, cây cối trong vườn đã bị khô héo.

Trạng ngữ đầu câu chỉ nguyên nhân “thời tiết quá rét”.

Các loại trạng ngữ thường gặp

Trạng ngữ có nhiều loại và mỗi loại trạng ngữ có chức năng khác nhau. Trạng ngữ có các dạng như sau:

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn/địa điểm

Vị trí thường gặp: trạng ngữ này đặt ở đầu câu, cuối câu. Trong trường hợp trạng ngữ này ở vị trí cuối câu, bắt đầu bằng các giới từ như ở, về, …

Ví dụ: Ngoài cánh đồng, người nông dân đang làm việc.

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Thường đặt sau vị ngữ trong câu.

Ví dụ: Vì trời mưa, đường sá vắng tanh.

– Trạng ngữ chỉ thời gian.

Ví dụ: Tối nay, chúng tôi đi đá bóng.

Ngoài ra, học sinh cũng nên cần phân biệt trạng ngữ chỉ thời gian và bổ ngữ chỉ thời gian.

– Trạng ngữ chỉ mục đích

Vị trí thường gặp của trạng ngữ này là cuối câu. Trạng ngữ chỉ mục đích thường gặp với các từ để, vì, cho…

Ví dụ: Để học giỏi môn Toán, tôi phải làm bài tập mỗi ngày.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện

Thông thường sẽ được bắt đầu với các từ với, nhờ, bằng,…vị trí ở cuối câu, đôi khi đảo lên đầu câu.

Ví dụ: Với giọng nhỏ nhẹ, cô giáo khuyên chúng tôi nỗ lực học hành.

– Trạng ngữ tình thái

Trạng ngữ này còn gọi là ngữ động từ. Vị trí: đứng trước chủ ngữ, vị ngữ.

Ví dụ: Ăn cơm xong, Nam xếp sách vở đi học ngay.

Bổ ngữ, trạng ngữ đều là thành phần phụ trong câu nhưng lại đóng góp vào một câu nói hay và đầy đủ ý nghĩa. Bên trên đã lý giải bổ ngữ là gì trạng ngữ là gì cùng với một vài các ví dụ minh họa. Chúc các em học tập môn ngữ văn.

» Phó từ là gì ?

» Câu cảm thán là gì

Thuật Ngữ –

Rate this post

Viết một bình luận