Bổ ngữ trong tiếng việt là gì

2.2.2. Câu đơn mở rộng

Nội dung chính

  • 1. Định nghĩa bổ ngữ trong tiếng Anh
  • 2. Vị trí của bổ ngữ trong câu
  • Vị trí của bổ ngữ cho chủ ngữ
  • Vị trí của bổ ngữ cho tân ngữ
  • 3. Các dạng bổ ngữ thường gặp và cách sử dụng
  • Bổ ngữ cho chủ ngữ
  • Bổ ngữ cho tân ngữ
  • 4. Bài tập về bổ ngữ trong tiếng Anh
  • Bài 1: Xác định thành phần bổ ngữ trong các câu dưới đây
  • Bài 2: Phân tích các câu dưới đây
  • NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
  • Video liên quan

Đây là loại câu đơn mà ngoài hai thành phần chính còn có các ‘thành phần phụ’. Thành phần phụ có thể phụ thuộc vào một thành phần chính nào đó của câu hoặc phụ thuộc vào cả câu. Căn cứ vào chức năng của thành phần phụ, ta có thể phân biệt các loại câu đơn mở rộng sau đây:

– Câu đơn có thành phần phụ bổ ngữ

‘Bổ ngữ’ là thành phần phụ có chức năng nêu lên đối tượng của hành động hay hoạt động nên là thành phần bổ nghĩa cho động từ. Có hai loại bổ ngữ là bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần là đối tượng trực tiếp của hành động/hoạt động, còn bổ ngữ xa là đối tượng gián tiếp của hành động hay hoạt động. Ví dụ:

Hòa viết một bức thư cho thày giáo cũ.
một bức thư = BN gần
thày giáo cũ = BN xa

Vị trí của hai loại bổ ngữ nói chung không có tính bắt buộc, song nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì vị trí của nó thường ở ngay sau động từ vị ngữ. Ví dụ:

Có thể nói: “Họ giao tiền cho chúng tôi.”
nhưng không thể nói:”Họ giao tiền chúng tôi.”
mà phải nói: “Họ giao chúng tôi tiền”.

– Câu đơn có thành phần phụ định ngữ

‘Định ngữ’ là thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, dùng để nêu lên đặc điểm, tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là một tính từ, số từ, danh từ hoặc đại từ nhưng cũng có thể là một cụm từ (cụm tính từ, cụm danh từ). Ví dụ:

1) Con đường mới rất rộng.
2) Anh ấy có vợ trẻ hơn mình tám tuổi.

– Câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ

‘Trạng ngữ’ là thành phần phụ có thể bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu (cả chủ ngữ và vị ngữ) hoặc chỉ bổ nghĩa cho một thành phần nào đó của câu. Trong thực tế, trạng ngữ cũng có thể là thành phần bổ nghĩa cho thành phần phụ.

Khi được dùng để bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu, vị trí của trạng ngữ thường ở trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể được đặt sau nòng cốt hoặc đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nếu được đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng quãng nghỉ khi nói, bằng dấu phảy khi viết, và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu chỉ là thành phần phụ của một thành phần câu thì nó thường không được nhấn mạnh, hoặc không được đọc hay viết tách rời. Ví dụ:

1) Mỗi ngày, tôi đến châm cứu hai lần.
2) Chị, bằng hai bàn tay khéo léo của mình, đã nuôi các con khôn lớn.
3) Họ rất tốt bụng, tuy nghèo.
4) Một tòa biệt thự thấp thoáng trong lùm cây.

– Câu đơn có thành phần phụ khởi ngữ

‘Khởi ngữ’ (cũng còn gọi là ‘đề ngữ’) là thành phần phụ dùng để nêu trước hay báo trước đối tượng hay nội dung sẽ được đề cập tới trong câu. Khởi ngữ cũng được dùng như là phương tiện để liên kết câu trước với câu sau.
Vị trí của ‘khởi ngữ’ là ở đầu câu. Ví dụ:

1) Thuốc thì tôi xin vái.
2) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
3) Cháu thì cháu chịu thôi.

– Câu đơn có thành phần phụ gia ngữ

‘Gia ngữ’ (cũng còn gọi là ‘giải ngữ’) là thành phần dùng để bổ sung thêm, làm sáng tỏ thêm nội dung của câu, hoặc dùng để bày tỏ sự đánh giá, quan điểm, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung được nêu ra trong câu. ‘Gia ngữ’ có thể là một từ, một cụm từ, một câu, và thậm chí một chuỗi câu. Khi nói, gia ngữ được tách ra bằng quãng nghỉ; khi viết, nó được phân biệt bằng (các) dấu phảy, (các) dấu nối (dấu gạch ngang), hoặc dấu ngoặc đơn. Ví dụ:

1) Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi.
2) Chết thật, tôi không nhận ra ông ta.
3) Bà cười – cái cười nặng nề và chua xót.
4) Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.

Nói chung, ‘gia ngữ’ là thành phần độc lập về mặt ngữ pháp với các thành phần khác của câu.

Bổ ngữ trong tiếng Anh, như tên gọi của nó, có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho một từ nào đó. Nếu bạn cảm thấy từ “bổ ngữ” có vẻ xa lạ, đừng lo lắng vì Step Up đã chuẩn bị bài tổng hợp ngữ pháp bổ ngữ trong tiếng Anh dành cho bạn. Hãy cùng khám phá cách dùng bổ ngữ và các bài tập về bổ ngữ trong tiếng Anh cùng Step Up nhé.

1. Định nghĩa bổ ngữ trong tiếng Anh

Bổ ngữ trong tiếng Anh là một từ, cụm từ hoặc mệnh đề (một cụm chủ ngữ – vị ngữ) cần thiết để hoàn thành một cách diễn đạt nhất định. Nói cách khác, bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho một thành phần của câu.

Ví dụ:

  • I love

    hearing the sounds of the birds in the morning.

(Tôi thích nghe tiếng chim hót buổi sáng.)

  • She thinks

    he is hiding something from her.

(Cô ấy nghĩ rằng anh ấy đang giấu cô cái gì đó.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Vị trí của bổ ngữ trong câu

Chúng ta vừa tìm hiểu xong về định nghĩa bổ ngữ trong tiếng Anh. Bạn có thắc mắc vị trí của bổ ngữ trong câu là gì không? Hãy học ngay vị trí bổ ngữ tiếng Anh qua các ví dụ dưới đây nhé.

Vị trí của bổ ngữ cho chủ ngữ

Bổ ngữ cho chủ ngữ trong tiếng Anh thường đứng ở vị trí ngay sau động từ liên kết/động từ nối. Bổ ngữ cho chủ ngữ được ký hiệu là Cs (Subject Complement).

Công thức chung:

S + V + Cs

Ví dụ:

  • Her younger sister

    is

    a primary school student

    .

   S               V                  Cs

(Em gái cô ấy là học sinh tiểu học.)

  • Susie and Marshall

    were

    a couple

    .

   S                   V       Cs

(Susie và Marshall từng là một đôi.)

Vị trí của bổ ngữ cho tân ngữ

Bổ ngữ cho tân ngữ trong tiếng Anh thường đứng ở vị trí ngay sau tân ngữ trực tiếp. Bổ ngữ cho tân ngữ trực tiếp (dO) được ký hiệu là OC (Object Complement).

Công thức chung:

S + V + dO + OC

Ví dụ:

  • His best friend

    sent

    him

    a bouquet of flowers

    .

             S               V   dO                 OC

(Bạn thân của anh ấy đã gửi anh một bó hoa.)

  • The detective

    gave

    the suspects

    a questionnaire.

                  S              V          dO                   OC

(Vị thám tử đã đưa cho những người bị tình nghi một bảng câu hỏi.)

3. Các dạng bổ ngữ thường gặp và cách sử dụng

Có hai loại bổ ngữ chính là bổ ngữ cho chủ ngữ và bổ ngữ cho tân ngữ.

Bổ ngữ cho chủ ngữ

Chủ ngữ của câu là người, địa điểm, sự vật hoặc ý tưởng mà câu nói về. Bổ ngữ chủ ngữ chỉ theo sau động từ liên kết (và không phải động từ hành động), là các dạng của động từ tobe. Một số động từ liên kết/nối phổ biến nhất bao gồm am, is, are, was, were. 

Một số động từ có thể đóng vai trò của động từ hành động hoặc động từ liên kết, tùy thuộc vào câu. Các ví dụ phổ biến bao gồm các từ feel, grow, sound, taste, look, appear, smell… Bổ ngữ cho chủ ngữ có thể là một danh từ, một tính từ, một từ đơn hoặc một cụm danh từ, tính từ.

Ví dụ:

My brothers are doctors.

(Các anh trai tôi là bác sĩ.)

Trong ví dụ trên, “my brothers” là chủ ngữ, “are” là động từ tobe làm động từ nối, và “doctors” là bổ ngữ cho “my brothers”. Ta thấy rằng nếu thiếu “doctors”, câu này sẽ không hoàn chỉnh mặc dù có đầy đủ chủ ngữ và động từ chính. 

  • The frozen foods are

    being heated. (Đồ ăn đông lạnh đang được đun lại)

  • This dish tastes

    horrible

    !

    (Món ăn này vị dở quá!)

Bổ ngữ cho tân ngữ

Tân ngữ của câu là người, địa điểm, sự vật hoặc ý tưởng đang nhận hành động của động từ.

Bổ ngữ cho tân ngữ cũng thường theo sau các động từ liên kết. Tuy nhiên, đơn vị ngữ pháp này cung cấp thêm thông tin về tân ngữ, bổ sung ý nghĩa cho tân ngữ. Bổ ngữ cho tân ngữ cũng có thể là một danh từ, tính từ, từ đơn hoặc một cụm từ danh từ hoặc tính từ. Những câu xuất hiện bổ ngữ cho tân ngữ thường sử dụng ngoại động từ.

Ví dụ: 

His actions made his mom very angry.

(Những hành động của anh ấy đã khiến mẹ anh ấy vô cùng giận dữ.)

Trong ví dụ trên, chủ ngữ là “his actions”, động từ chính là “made”, tân ngữ là “his mom” và bổ ngữ là “very angry”. “Very angry” đóng vai trò làm bổ ngữ cho tân ngữ “his mom” vì nó cung cấp thêm thông tin về mẹ của anh ấy.

  • A big water bottle will keep you

    hydrated throughout the day.

(Một bình nước lớn sẽ cung cấp đủ nước cho bạn suốt cả ngày.)

  • I find her pieces of writing

    really interesting.

(Tôi cảm thấy những gì cô ấy viết cực kỳ thú vị.)

4. Bài tập về bổ ngữ trong tiếng Anh

Bài 1: Xác định thành phần bổ ngữ trong các câu dưới đây

  1. Both the sisters became lawyers.

  2. Playing the piano always makes me delighted.

  3. All of them seemed irritated.

  4. She makes him very mad.

  5. We shall be university students.

Đáp án:

  1. lawyers

  2. delighted

  3. irritated

  4. mad

  5. university students

Bài 2: Phân tích các câu dưới đây

  1. The vote made Lily’s position untenable.

  2. Marshall was a politician.

  3. I hope your sister’s dreams come true.

  4. The attention has been suffocating.

  5. My mother sent me a chicken.

Đáp án:

  1. The vote

    made

    Lily’s position

    untenable

    .

             S            V           dO                OC

  1. Marshall

    was

    a politician

    .

             S          V         Cs

  1. I

    hope

    your sister’s dreams

    come true

    .

     S   V                dO                   OC

  1. The attention

    has been

    suffocating

    .

          S                     V                 Cs

  1. My mother

     

    sent

    me

    a

    chicken

    .

             S             V   dO       OC

Trên đây là tổng hợp ngữ pháp bổ ngữ trong tiếng Anh. Đây là một phần ngữ pháp tương đối nâng cao, vì vậy bạn hãy nghiên cứu thêm những bài tập và ví dụ để nắm chắc các công thức nhé. Chúc bạn luôn tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh. 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Rate this post

Viết một bình luận