Bộ sách Thầy cô giáo hạnh phúc – Lớp học hạnh phúc
– Người gieo hy vọng – Viết lên hy vọng – 3 người thầy vĩ đại
1. “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” – bộ sách bạn đang cầm trên tay là một món quà đặc biệt quan trọng – hay nói cách khác là một sự trao truyền – từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trao tặng vào giai đoạn chín muồi của một nhân cách vĩ đại. Bạn sẽ thấy rằng nó là kết tinh tình thương sâu sắc của Thiền sư đối với những người trẻ và sự mong mỏi không ngừng về một nền giáo dục bồi dưỡng tài và đức cho các thế hệ mai sau. Ở mỗi trang, bạn có thể cảm được sự tôn vinh dành cho những con người đang thực hiện sứ mệnh này, thường là âm thầm không ai biết, và khối lượng công việc khổng lồ mà họ gánh vác từng ngày nhằm phục vụ cho công cuộc kiến tạo, chuyển hóa và hàn gắn thế giới của chúng ta từ dưới lên, từ thế hệ này sang thế hệ khác – đó là những người thầy, người cô. Đây cũng đồng thời là tác phẩm được kết tinh từ sự cộng tác đầy cảm hứng với giáo sư Katherine Weare, một nhà giáo dục và cũng là một giáo viên về chánh niệm, người đã có nhiều năm nghiên cứu những tác động của thực tập chánh niệm trong môi trường học đường, và đội ngũ các cây bút cố vấn, những học trò lớn của Thiền sư từ Làng Mai. Cùng nhau họ đã thiết kế một cẩm nang thiền tập mang tính đa diện và rất dễ sử dụng để giúp các thầy cô giáo có thể đem chánh niệm vào lớp học cũng như vào đời sống của chính mình bằng nhiều hình thức.
Bộ sách gồm 2 cuốn: Tập 1 “Cẩm nang hạnh phúc”, tập 2 “Đi như một dòng sông”
Trong cuốn “Đi như một dòng sông” thầy Thích Nhất Hạnh và tác giả Katherine Weare sẽ chia sẻ cung cấp những phương pháp hướng dẫn cụ thể và thực tế để chúng ta có thể bắt đầu, xây dựng, đào sâu và duy trì việc thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày. Tìm hiểu những cách thức áp dụng, những ý kiến và phản hồi của các giáo viên, những người đã thực tập pháp môn Làng Mai và từ đó có một đời sống tích cực. Qua đó, chúng ta cùng tìm hiểu xem điều gì đã giúp họ chế tác được năng lượng chánh niệm.
Thầy cô giáo gặt hái được điều gì từ sự thực tập chánh niệm?
Chúng ta đã nghe khá nhiều về những thay đổi mà sự thực tập chánh niệm mang lại cho đời sống của các thầy cô giáo, cho sự nghiệp giảng dạy và cho những mối liên hệ của họ với học sinh. Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn sâu hơn về vài thay đổi và chuyển hóa mà chánh niệm mang lại cho cá nhân các thầy cô giáo, theo tường thuật của họ.
Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới Mục đích và thành quả có khuynh hướng trở thành những nhân tố điều khiển chúng ta – những thầy cô giáo. Môi trường sống nhiều căng thẳng, áp lực và sự săm soi từ bên ngoài cũng tác động lên cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cũng có thể để mình cuốn theo những ý định tốt của bản thân như muốn “gỡ rối” cho người khác. Chánh niệm có thể giúp ta dễ dàng gỡ bỏ gánh nặng từ những vấn đề đang điều khiển cuộc sống của chúng ta. Chánh niệm có thể giúp chúng ta kết nối được với những kinh nghiệm của mình theo một cách khác, cho mình thời gian và không gian để chỉ có mặt ở hiện tại, khoảnh khắc duy nhất mà mọi thứ có thể thật sự thay đổi, chứ không phải luôn luôn dự tính cho tương lai. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh giác cho chúng ta về sự nguy hiểm của việc biến chánh niệm thành một thứ công cụ. Thiền sư nhắc nhở chúng ta không nên sử dụng chánh niệm để đạt tới một điều gì đó trong tương lai, mà đơn giản là trở về ngay hiện tại dù chúng ta đang ở đâu.
Nhiều thầy cô giáo đều cảm nhận được sự thư thái khi biết rằng có mặt hoàn toàn trong giây phút hiện tại mà không phải lúc nào cũng dự tính cho tương lai, là điều có thể làm được. Tuệ giác này giúp ta sống chậm lại và buông bỏ, tuy tiếp tục công việc giảng dạy của mình, nhưng vẫn tận hưởng sự sống và tin rằng mọi thứ đều có hướng đi.
Lớp học hạnh phúc là một chỉ dẫn thực hành giúp các nhà giáo dục có thể tìm ra con đường của riêng họ để đạt được sự hiệu quả và trọn vẹn sâu sắc hơn trong cuộc sống và công việc. Tác giả Meena là một đại sứ của chánh niệm, sẽ chỉ dẫn cho chúng ta một cách cụ thể về việc làm thế nào để đưa chánh niệm thành nhiệm vụ ưu tiên trong lớp học, trong phòng nghỉ của giáo viên, và bất cứ nơi đâu mà ta tới trong suốt một ngày.
Tri thức trong cuốn sách này có nền tảng là những trải nghiệm cá nhân của Meena trong việc sử dụng chánh niệm và thấu hiểu thay vì phản ứng với hoàn cảnh, từ đó nuôi dưỡng những gì tốt nhất trong bản thân chúng ta và trong học sinh, và có thể khéo léo chăm sóc cho những giây phút khó khăn.
Những bài giảng này phản ánh những phẩm chất căn bản của chánh niệm và từ bi, không mang tính tôn giáo. Những bài thực hành và chương trình dạy học trong cuốn sách chứa đựng những nền tảng cho việc tạo dựng bình an đích thực trên thế giới. Đó là sự giáo dục bình an mà học sinh, những nhà giáo dục, các gia đình và cả xã hội đều thực sự cần có.
Cuốn sách trở thành một hiện tượng gây chấn động dư luận Mỹ với những tác động mạnh mẽ đối với nền giáo dục nước này.
Sau thành công của cuốn sách, Erin Grwell và các Nhà văn Tự do của mình đã tập hợp 150 giáo viên và thành lập tổ chức Freedom Writers Foundation. Họ làm công việc thường ngày như một nhà giáo, nhưng học sinh của họ không ít những em bị coi là cá biệt – là nạn nhân của việc bị đối xử bất công hoặc thất vọng với mọi người xung quanh… Triết lý giáo dục của nhóm giáo viên này là phát huy giá trị cá nhân và thúc đẩy việc chấp nhận tính đa dạng, lòng nhân hậu, sự khoan dung và tinh thần giao tiếp giữa thầy trò. Trong quá trình đó, các giáo viên khiến cuộc sống của những học sinh thuộc nhóm tiêu cực kia thay đổi, và bản thân cuộc sống của họ cũng thay đổi nhờ tinh thần giáo dục hết lòng vì học trò
Người gieo hy vọng là cuốn sách tập hợp các câu chuyện của những giáo viên này. Họ đã để ngỏ cuộc sống của mình, thể hiện sự sợ hãi của bản thân, và bày tỏ những sự thực đau lòng đằng sau việc dạy học.
Viết lên hy vọng kể về câu chuyện của cô Erin Gruwell đã nỗ lực hết sức để giành lại cho các em những gì tốt đẹp nhất, bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Và không chỉ dừng lại ở phòng học 203, thành công của Erin còn tác động đến cả hệ thống giáo dục của Mỹ. Cô đã thành lập nên Tổ chức phi lợi nhuận mang tên Những Nhà văn Tự do với mục đích đào tạo ra những giáo viên không chỉ biết đến những gì xảy ra trong lớp học mà còn phải có nhiều phương pháp tiếp cận, truyền cảm hứng và trao quyền khác nhau để giúp các em học sinh thành công, không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống.
Cuốn sách này cũng sẽ trở thành động lực, trở thành ngọn đuốc soi đường giúp sợi dây liên kết giữa thầy và trò ngày càng bền chặt, thấu hiểu hơn. Và biết đâu, cuốn sách sẽ truyền cảm hứng để thầy trò trên mọi miền nước Việt chúng ta cùng viết nhật ký và tạo nên những điều kỳ diệu như cô Erin Gruwell và các học sinh của mình đã làm được.
Trong cuộc đời mỗi chũng ta sẽ gặp được rất nhiều những “người Thầy” cả trên giảng đường và ngoài cuộc sống.
“Cuốn sách này là một tác phẩm hư cấu. Đây là câu chuyện về một người đàn ông có tên Jack Valentine. Có cảm nhận rất không đầy đủ với tư cách một con người, anh ấy lên kế hoạch tìm kiếm tri thức để sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ khoắn hơn và đẹp hơn.”
Những “Câu hỏi cuối cùng” là một điều kì lạ mà Jack nghe được từ người bệnh nhân già nằm cùng phòng với anh – ông Cal. Chỉ sau một buổi tối trò chuyện cùng ông, Jack đã nhận thấy những sự thay đổi đang diễn ra trong mình. Và từ đây, chuyến hành trình đến Rome, Hawaii và New York cùng những khám phá mới mẻ mà anh học được từ ba người thầy vĩ đại trong cuộc đời đã giúp anh trả lời được ba câu hỏi mà cha anh – Cal Valentine đã nói trước khi ông qua đời:
– Ta đã SỐNG một cách KHÔN NGOAN chưa?
– Ta đã YÊU THƯƠNG chưa?
– Ta đã CỐNG HIẾN thật nhiều chưa?’
SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU