Trong thế giới bánh, bột là nguyên liệu quan trọng hàng đầu để tạo ra những món bánh thơm ngon khó cưỡng. Ngoài bột mì, hôm nay Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm để biết bột nếp là gì? Chỉ mất một chút thời gian tìm hiểu nhưng bạn chắc chắn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để làm giàu vốn hiểu biết của mình đấy.
Bột nếp là thành phần làm nên nhiều món bánh ngon (Ảnh: Internet)
Bột nếp là gì?
Bột nếp làm từ gì?
Bột nếp được tinh chế từ gạo nếp, chứa hợp chất tạo sự kết dính, dẻo và dai là amylopectin. Bột nếp đúng chuẩn sẽ có màu trắng tinh, thơm thoang thoảng mùi gạo rất dễ chịu. Khi sờ vào sẽ cảm nhận được bột mịn và không bị nhiễm tạp chất như bụi bẩn, nấm mốc. Trải qua quá trình chế biến, bột trở nên hơi dính, dai, dẻo và không có độ nở.
Cách làm bột nếp
Quy trình sản xuất bột nếp khá kỳ công, cụ thể như sau:
- Bước 1: Ngâm gạo nếp trong nước từ 12 – 16 tiếng để gạo mềm
- Bước 2: Xay gạo đã ngâm với lượng nước vừa đủ sao cho bột nước sánh đặc
- Bước 3: Cho hỗn hợp bột vào bao vải sạch, treo lên cao đến khi bột rút hết nước và tạo thành khối đặc.
- Bước 4: Giã nhuyễn khối bột, sấy hoặc phơi nắng cho thật khô
- Bước 5: Cho bột vào máy xay xay từ 1- 2 lần là có được bột nếp tươi nguyên chất.
Gạo nếp trải qua quá trình chế biến kỳ công sẽ thu được bột nếp (Ảnh: Internet)
Các loại bột nếp
Bột nếp chín
Loại bột này còn có tên gọi khác là bột nếp dẻo hoặc bột nếp rang. Điểm khác biệt giữa bột nếp thường và bột nếp chín là bột nếp chín được làm bằng cách nổ gạo nếp thành bỏng rồi mới xay ra và lấy bột thành phẩm. Làm theo cách này bột sẽ nhẹ, không có mùi và trắng mịn hơn. Ưu điểm lớn nhất của bột nếp chín là tự nhiên, an toàn, không chất độc hại và không chất bảo quản.
Bột nếp Thái Lan
Từ tên gọi có thể biết loại bột nếp này được chế biến từ hạt gạo nếp dẻo của Thái. Đặc tính của bột là dẻo dai, có màu trắng tinh tự nhiên và được đánh giá cao ở giá trị dinh dưỡng.
Bột nếp Nhật Bản
Nếu muốn làm những món bánh có độ mềm và dai hơn thông thường, người ta sẽ lựa chọn bột bếp Nhật Bản. Hiện nay, bột nếp Nhật có khá nhiều loại nhưng phổ biến nhất là bột Shiratamako và Mochiko – hai loại rất được ưa chuộng để dùng làm bánh Mochi truyền thống của Nhật.
Bột nếp Nhật Bản (Ảnh: Internet)
- Bột nếp Shiratamako (bột nếp ngọt): được làm từ Mochigome – một loại gạo nếp Nhật có hạt tròn và ngắn. Để làm ra bột nếp Shiratamako, người ta phải xây dựng một quy trình xử lý đặc biệt trải qua nhiều bước gồm: rửa, ngâm, nghiền gạo mịn rồi mang chất lỏng ép, sấy khô và nghiền lần nữa mới thu được hạt thô. Về kết cấu và hương bị thì bột nếp Shiratamako có khác so với bột nếp Việt Nam. Vì vậy, trong ẩm thực của xứ sở hoa anh đào, chỉ có bột nếp Shiratamako mới làm được món bánh Wagashi trứ danh.
- Bột nếp Mochiko: Cũng làm từ Mochigome nhưng có độ dẻo và dai hơn so với các loại bột nếp thông thường. Loại bột này được dùng phổ biến để làm bánh nếp hoặc bánh Mochi. Nhược điểm của bột nếp Mochiko là bánh bị dính, dễ hòa tan và không để được lâu.
Sự khác nhau giữa bột nếp và bột gạo
TIÊU CHÍBỘT NẾPBỘT GẠOThành phầnGạo nếpGạo tẻĐặc điểm
– Mịn, có màu trắng tự nhiên giống gạo nếp
– Có chứa mylopectine (hợp chất gây dính, dai và dẻo)
– Màu trắng đục và không mịn bằng bột nếp
– Bánh làm từ bột gạo không dẻo như bột bếp
Ứng dụngLàm bánh ít, xôi khúc, chè trôi nước, bánh cam, bánh dày, bánh chuối, bánh rán…Làm bánh ướt, bánh bò, bánh canh, bún gạo, bánh đậu xanh, bánh đúc, bánh xèo, bánh đập…
Bột nếp làm bánh gì ngon?
Bánh trôi nước
Là món bánh truyền thống của miền Bắc nước ta, bánh trôi nước không thể thiếu trong ngày Tết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3 âm lịch) hằng năm. Vào ngày này, những chiếc bánh trôi trắng tròn hoặc ngũ sắc sẽ được mọi người dâng lên lễ Phật, cúng Gia tiên để bày tỏ lòng thành. Ngoài ra, những chiếc bánh trôi tròn trịa xếp cạnh nhau còn là hình ảnh khiến người Việt nhớ đến cội nguồn của mình là sự tích mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm bọc trứng.
Bánh trôi nước nhiều màu sắc đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Bánh mochi
Mochi là món bánh truyền thống ở xứ sở hoa anh đào nhưng sau khi du nhập vào nước ta thì rất được yêu thích. Bánh có 3 lớp chính, trong đó lớp ngoài cùng được làm từ gạo nếp dẻo thơm bao bọc lấy phần nhân đa dạng như đậu đỏ, kem lạnh…
Mochi ngon nức tiếng ở xứ sở hoa anh đào (Ảnh: Internet)
Bánh ít
Là đặc sản của vùng Bình Định nhưng bánh ít lá gai đã trở thành thức quà thân thuộc với người dân trên khắp cả nước. Vì được làm từ bột nếp nên bánh có độ dẻo, tuy nhiên không dính răng. Còn phần nhân bên trong của bánh ít lại ngọt ngào vị đường, béo của dầu hòa cùng một chút bùi của đậu và xíu cay cay của gừng cực kỳ ngon miệng.
Bánh ít lá gai thơm ngọt, hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Bánh giầy
Trong ngày Giỗ Tổ hằng năm của người Việt không thể thiếu bánh giầy. Bánh giầy trắng trẻo kẹp chả lụa là sự kết hợp hoàn hảo mà ai cũng yêu thích. Độ dẻo và mịn của bột quyện cùng chả lụa thơm ngon đậm đà, chấm thêm một chút muối tiêu chắc chắn sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Bánh giầy kẹp chả ngon đậm đà (Ảnh: Internet)
Bánh ít trần
Món bánh này có phần giống với bánh rợm (bánh nếp) của người miền Bắc nhưng có nhân đậu xanh, thịt lợn, mộc nhĩ với hạt tiêu thơm nức được gói gọn trong lớp vỏ bánh làm từ bột nếp dẻo dai. Những chiếc bánh tròn xinh này phải ăn kèm với nước mắm chấm thật cay mới đúng chuẩn. Hương vị của bánh ít trần rất độc đáo, bất cứ ai đã thưởng thức cũng không thể quên.
Bánh ít trần trắng trẻo, xinh xắn (Ảnh: Internet)
Bột nếp bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, bột nếp có giá khoảng 22.000đ/kg. Mức giá này sẽ có sự biến động tùy vào từng thời điểm hoặc chênh lệch nhẹ giữa các điểm bán. Bột nếp là nguyên liệu làm bánh rất phổ biến nên bạn có thể dễ dàng mua được ở chợ truyền thống, siêu thị hoặc đặt mua trên các trang thương mại điện tử. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn khi mua bột nếp là xem kỹ nguồn gốc xuất xứ và hạn dùng của sản phẩm. Chỉ nên mua bột ở các địa điểm uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Qua những chia sẻ ở trên bạn đã hiểu rõ bột nếp là gì chưa? Ngoài loại bột này, DLBAAu còn có những bài viết thú vị về bột mì, bột bắp và nhiều loại bột khác để bạn làm giàu vốn kiến thức của mình. Hãy tiếp tục theo dõi DLBAAu nhé!