Bột nếp là một loại nguyên liệu nấu ăn rất thông dụng, thường được sử dụng để chế biến thành nhiều loại bánh khác nhau. Bạn đã biết bột nếp làm bánh gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng lonuongbanhmi.net.vn tìm hiểu qua bài viết cẩm nang sau đây nhé!
Bột nếp làm bánh gì thì ngon?
Bột nếp hay còn gọi bột gạo nếp, là loại bột được xay từ gạo nếp (gạo dùng để nấu các món xôi). Bột nếp có thể sử dụng để chế biến thành rất nhiều loại bánh khác nhau, rất thơm ngon và hấp dẫn, như: Bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh trôi nước, bánh bò, bánh gạo,…
Để làm được bột nếp người ta sẽ làm như sau:
Ngâm gạo nếp với nước từ 12 – 16 tiếng cho thật mềm → Mang gạo đi xay với lượng nước vừa đủ để cho ra hỗn hợp bột nước → Cho vào bao vải sạch và treo lên cho đến khi rút hết nước → Thu được khối bột đặc → Mang đi giã thật nhuyễn và phơi nắng cho thật khô rồi → Xay và xay lại 1 – 2 lần nữa cho đến khi bột thật mịn là được.
Để làm bột nếp tinh khiết sẽ mất rất nhiều thời gian và thiết bị để thực hiện. Do đó, rất nhiều chị em nội trợ thường mua bột đã được đóng gói sẵn. Vậy khi mua bột nếp làm bánh cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé.
Lưu ý khi chọn bột nếp làm bánh
Hiện nay, để tìm mua bột gạo nếp trên thị trường không hề khó, tuy nhiên để lựa chọn được loại bột gạo nếp ngon, chất lượng thì bạn cần chú ý:
-
Bột nếp chuẩn sẽ có màu trắng tinh, mùi thơm thoảng thoảng của gạo nếp, khi sờ tay vào sẽ cảm nhận được bột rất mịn.
-
Nên chọn loại bột có màu tươi mới, có nhãn hiệu, đóng gói cẩn thận tại cửa hàng uy tín.
-
Tránh mua những loại bột đóng thành từng bao lớn vì loại bột này nếu không được bảo quản tốt rất dễ bị mọt hoặc các côn trùng, vi khuẩn dễ vào khiến cho bột hư hỏng.
Ngoài ra, để bảo quản bột nếp bạn nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạn chế tiếp xúc với không khí bên ngoài. Nếu thời tiết mưa, ẩm thì bạn có thể dùng túi hút ẩm đặt vào bên trong bột.
Hướng dẫn làm 3 món bánh ngon tuyệt làm từ bột nếp
1. Bánh nếp nhân đậu xanh
Nguyên liệu làm bánh:
-
Bột nếp: 200g.
-
Đậu xanh: 200g.
-
Đường: 100g.
-
Hành tím: 2 củ.
-
Muối.
Cách làm:
Bước 1: Đun nước với 1 chút muối → Đổ từ từ vào phần bột nếp → Nhồi bột cho đến khi thấy phần hỗn hợp bột được dẻo, mịn, bột không dính tay là được.
Tuy nhiên khi làm với số lượng lớn thì việc nhào bột khá là khó khăn với chị em, do đó bạn có thể sử dụng máy trộn bột để tiết kiệm thời gian cũng như công sức của mình.
Bước 2: Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 3 – 4 tiếng để đậu mềm → Mang đi hấp chín → Khi đậu chín, lấy 1/3 lượng đậu xanh để ra bát riêng, phần đậu còn lại thực hiện cho thêm đường vào đánh tơi.
Bước 3: Phi hành tím rồi cho đậu xanh đã trộn cùng đường vào xào → Thêm một chút muối để có thêm vị mặn → Tắt bếp.
Bước 4: Chia bột bánh ra những phần nhỏ bằng nhau, nặn dẹt → Cho phần nhân bánh vào giữa → Vo tròn phần bột bọc hết phần nhân bánh sao → Đem hấp chín.
Bước 5: Giã nát phần đậu xanh hấp chín để riêng ở trên → T cùng với đường → Cho bánh nếp chín lăn qua bánh đậu rồi thưởng thức.
2. Bánh trôi
Nguyên liệu làm bánh:
-
200g bột nếp.
-
20g bột tẻ.
-
20 viên đường.
-
Vừng rang giã nhỏ.
-
Dừa nạo sợi.
Cách làm:
Bước 1: Cho bột nếp và bột tẻ vào tô lớn, trộn đều → Cho 150ml nước ấm vào tô hỗn hợp bột, nhào đều cho đến khi bột mịn, không dính tay là được.
Bước 2: Dùng màng bọc thực phẩm để bọc tô bột lại và để ủ trong vòng 30 phút – 1 tiếng → Lấy khối bột ra, chia thành những phần nhỏ bằng nhau, ấn dẹt miếng bột rồi đặt 1 viên đường vào giữa → Vo túm bột sao cho nhân đường không bị hở ra ngoài.
Bước 3: Cho 700ml nước sôi vào nồi đun rồi thả từng viên bánh trôi vào. Luộc cho đến khi bánh nổi lên thì vớt bánh ra 1 tô nước để bánh trong và đẹp.
Bước 4: Vớt bánh ra, xếp lên trên đĩa, rắc thêm chút vừng rang giã nhỏ và dừa nạo sợi lên trên bánh là hoàn thành!
3. Bánh ít nhân dừa
Nguyên liệu làm bánh:
Phần vỏ:
-
250g bột gạo nếp.
-
½ thìa cafe muối.
-
2 thìa cafe đường.
Phần nhân:
-
100g đường trắng.
-
150g dừa nạo.
-
½ bát nhỏ đậu phộng rang.
Cách làm:
Bước 1: Cho bột nếp vào tô rồi rồi đổ nước sôi vào → Dùng muỗng khuấy nhẹ rồi dùng tay nhồi đến khi không dính tay nữa → Dùng màng bọc thực phẩm bọc tô bột lại hoặc tủ ủ bột (nếu làm với số lượng bánh lớn), ủ trong vòng 30 phút – 1 tiếng.
Bước 2: Cho 100g đường và 150ml nước lọc vào đun sôi → Đến khi nước đường chuyển thành màu caramel thì cho dừa nạo vào đảo đều cùng→ Đun thêm 1 lúc để nước đường cạn gần hết, phần dừa dẻo là được
Bước 3: Giã nhỏ đậu phộng rang rồi cho cùng bột năng và muối vào đảo đều cùng hỗn hợp dừa → Dùng tay vo thành những viên tròn nhỏ bằng nhau.
Bước 4: Rửa sạch lá chuối, lau khô → Cắt lá chuối thành những miếng hình chữ nhật có kích thước 25cm x 15cm → Xếp 2 miếng lá chuối lên nhau → Đặt ngón trỏ giữa tâm và gấp mép góc từ trái qua phải để cuộn lại thành hình cái phễu.
Bước 5: Chia bột đã ủ thành các phần nhỏ → Rồi ấn dẹt, sau đó đặt nhân dừa vào giữa, túm bột rồi vo tròn lại → Cho vào lá chuối đã gấp → Gấp mép đáy lá chuối cho kín lại.
Bước 6: Tiến hành hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút → Lấy bánh ra và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
THAM KHẢO DÂY CHUYỀN LÀM BÁNH MÌ HIỆN ĐẠI
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo các thiết bị cơ bản trong dây chuyền làm bánh mì gồm:
Với quy mô sản xuất lớn, để nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu bạn nên đầu tư dây chuyền làm bánh mì đầy đủ thiết bị gồm:
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm trong dây chuyền làm bánh mì, hãy nhanh tay liên hệ đến chi nhánh gần nhất của Viễn Đông để được tư vấn nhanh nhất!