Bột ngọt làm từ gì

Bột ngọt là một loại gia vị khá phổ biến và quen thuộc đối với chúng ta. Là một nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp được dùng để giúp các món ăn tăng thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường thắc mắc là bột ngọt làm từ gì? Ăn nhiều bột ngọt có gây hại không? Và sử dụng bột ngọt như thế nào mới đúng? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về bột ngọt và cách sử dụng để an toàn cho sức khỏe gia đình bạn nhé!

Bột ngọt làm từ gìBột ngọt làm từ gì

Bột ngọt làm từ gì?

Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (MSG), là muối natri của axit glutamin, đây là một loại axit amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein của cơ thể.

Thành phần chính của bột ngọt là axit glutamate. Chất này thường có phổ biến trong các loại thực phẩm như thịt gà hải sản, các loại rau củ quả, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, các loại nước chấm lên men như nước tương, nước mắm…

Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ một số loại nguyên liệu có trong tự nhiên như mía, sắn, củ cải đường,… Sau khi sơ chế nguyên liệu, các nguyên liệu đó sẽ được chế biến thành dung dịch rồi sau đó bổ sung thêm vi sinh vật để lên men. Sau đó thu được sản phẩm trung hòa và kết tinh, đó chính là bột ngọt.

Ăn bột ngọt nhiều có gây hại không?

Thực tế, bột ngọt cũng chỉ là một chất phụ gia để giúp điều chỉnh vị thực phẩm, làm món ăn trở nên ngon miệng hơn. Vì là muối của một số hợp chất hữu cơ nên khi sử dụng nhiều bột ngọt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trí não và hệ thần kinh.

Nếu như sử dụng nhiều bột ngột sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gây rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, làm loãng xương, các bệnh về gan, thận,..

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng không nên sử dụng bột ngọt để làm gia vị khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vì bột ngọt sẽ làm giảm sự phát triển chiều cao của trẻ, làm tăng khả năng dị ứng nếu như trẻ không dung nạp được.

Ngoài ra, có một số người bị dị ứng bột ngọt, nếu như ăn nhiều sẽ làm cơ thể bị mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu,…

Hướng dẫn sử dụng bột ngọt đúng cách

Rất nhiều người thường thắc mắc là không biết nên mêm bột ngọt vào thời điềm nào khi nấu ăn vì sợ nhiệt độ cao sẽ làm cho bột ngọt bị biến chất, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi bị đốt cháy liên tục ở nhiệt độ trên 3000 độ C trong 2 giờ sẽ làm cho bột ngọt bị mất tác dụng điều vị và biển đổi thành các chất gây hại cho sức khỏe. Thực tế là khi nấu ăn, các món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 1000 độ C. Còn các món rán, chiên xào thì nhiệt độ ở khoảng 115- 1300 độ C. Mỡ lợn và dầu ăn chỉ sôi ở khoảng 1500 – 2000 độ C, nhiệt độ cao tối đa chỉ khoảng 2600 độ C.

  • Do đó, khi nấu ăn, nhiệt độ thông thường không thể đạt đến 3000 độ C nên chúng ta có thể nêm bột ngọt vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nhiệt độ hợp lý để nêm bột ngọt là khoảng 60-70 độ C. Tốt nhất là sau khi nấu sôi thực phẩm thì tắt bếp, để nguội khoảng vài phút rồi mới nêm bột ngọt.
  • Khi thực phẩm nguội thì không được nêm bột ngọt hoặc thực phẩm ăn sống.
  • Không nên sử dụng nhiều bột ngọt khi nấu ăn. Trung bình một nồi canh khoảng 2 lít thì chỉ cần dùng 1 thìa café bột ngọt là đủ.
  • Những món ăn có trứng thì không nên nêm bột ngọt vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về bột ngọt làm từ gì. Qua đó, bạn có thể biết cách sử dụng bột ngọt đúng cách, vừa làm món ăn trở nên hấp dẫn ngon miệng hơn mà vẫn có thể đảm bảo an toàn sức khỏe của cả gia đình mình nhé!

5/5

(1 Review)

About admin

Rate this post

Viết một bình luận