Baking powder (Bột nở) hay còn gọi là bột nổi là một nguyên liệu được dùng rất nhiều trong ngành thực phẩm. Thành phần chính của baking powder gồm một hoặc nhiều muối acid dạng bột khô, ¼ là baking soda và một phần tinh bột ngô.
Baking powder là nguyên liệu không thể thiếu giúp những chiếc bánh nở xốp
Baking powder là một trong những nguyên liệu quan trọng trong “đại gia đình” các nguyên liệu làm bánh. Baking powder nắm giữ những bí mật khiến những chiếc bánh nở xốp, mềm thơm. Baking powder là gì? Thành phần của baking powder, công dụng và cách thay thế baking powder như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) giải đáp trong bài viết dưới đây. Hy vọng những kiến thức mà Kate tổng hợp được về baking powder sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại nguyên liệu làm bánh này cũng như biết cách sử dụng, ứng dụng baking powder để làm nên các món bánh thơm ngon nhé!
Baking powder (bột nở) là gì?
Baking powder (bột nở) là một chất gây nở thường được dùng trong các công thức bánh để giúp bánh nở xốp và bông mềm. Về thành phần, baking powder bao gồm baking soda kết hợp với một lượng acid nhất định và thêm một chút tinh bột. Bạn có thể tự làm baking powder tại nhà với công thức sau: tỉ lệ: 1/4 baking soda + 2/4 cream of tartar + 1/4 tinh bột ngô.
Sodium bicarbonate (soda) là chất tạo bọt và tạo khí. Các muối acid chính có thời gian phản ứng khác nhau khi tác dụng với soda nhằm duy trì quá trình nở trong thời gian làm chín bánh để đạt được kết cấu (texture) tốt nhất. Tinh bột ngô có tác dụng làm khô và tơi bột nở, giúp bột không bị đóng cục, ngăn các chất này phản ứng với nhau và đồng thời giúp cho việc chuẩn hóa khối lượng của baking powder, qua đó giúp người dùng dễ dàng trong việc cân đóng khi làm bánh.
Baking powder là nguyên liệu phổ biến và quan trọng trong việc chế biến thực phẩm, đặc biệt là làm bánh. Khi đọc một công thức, nếu có nhắc đến bột nở/nổi thì đó là baking powder. Baking powder được nghiên cứu và sản xuất với mục đích duy nhất là hoàn thiện những chiếc bánh, do đó ưu điểm của nó hơn hẳn baking soda trong việc tạo độ nở và có thể sử dụng khi chế biến nhiều loại bánh khác nhau. Baking powder cũng được sử dụng để làm đẹp.
Thông tin dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng baking powder (100 g)Calo (kcal) 53Đường 0 gLipid 0 gProtein 0 gCholesterol 0 mgVitamin A 0 IUNatri 10.600 mgVitamin C 0 mgKali 20 mgCanxi 5.876 mgCacbohydrat 28 gsắt 11 mgChất xơ 0,2 gVitamin D 0 IUVitamin B6 0 mgVitamin B12 0 µgMagie 27 mg
Các loại bột nở baking powder
Baking powder được phân làm 2 loại gồm:
Double acting: (là loại bột nở chứa cả 2 loại acid phản ứng nhanh và chậm).
Single acting (là loại bột nở chứa 1 trong 2 loại acid).
Hai loại bột nở này mang lại hiệu quả sử dụng khác nhau. Khi làm bánh, người ta thường dùng double acting bởi loại bột này sẽ tạo ra phản ứng kép giúp tác động đến bột qua 2 giai đoạn, tức là bột nở 2 lần, một lần khi bột nguội và một lần khi bột được làm nóng ở trong lò nướng. Tác dụng này giúp tạo độ giòn cho bánh và giúp bột làm bánh nở phồng ra.
Double acting là loại bột nở dùng phổ biến nhất hiện nay
Bột nở Double acting được bán nhiều ở ngoài thị trường bán lẻ và trong các siêu thị, đây cũng là loại chúng ta thường xuyên sử dụng. Còn loại Single acting thì chủ yếu được dùng trong các ngành công nghiệp nên khá khó để tìm mua được.
Sự khác nhau giữa baking powder và baking soda
Vì có acid nên baking powder có thể sử dụng một cách linh hoạt hơn baking soda. Khi làm bánh, nếu các công thức mà thành phần nguyên liệu không có chất nào có chứa acid (như mật mía, mật ong, maple syrup, nước ép hoa quả, đường nâu, buttermilk, sữa chua, kem chua, chocolate, cocoa,…), thì bạn nên dùng baking powder chứ không sử dụng baking soda.
Còn với các công thức có sử dụng những nguyên liệu chứa acid thì nên dùng baking soda để giúp trung hòa lượng acid. Lúc này khí CO2 sinh ra từ phản ứng giữa Bicarb với các chất có tính acid sẽ bốc hơi đồng thời thoát khỏi bột bánh khá nhanh, với các loại bánh có sử dụng baking soda thì sau khi trộn bột xong (lúc này là sau khi baking soda tiếp xúc với nước hoặc sữa..) bạn cần phải được đem nướng bánh càng nhanh càng tốt, nếu các hơi khí này sẽ thoát ra ngoài sẽ khiến cho bánh nở kém hoặc không nở.
Như vậy, baking powder và baking soda khác nhau ở việc sử dụng kèm với nguyên liệu có acid hay không có acid. Vì baking powder còn có khả năng giúp bánh nở cao thêm khi sử dụng muối acid phản ứng chậm. Ngoài ra khi sử dụng baking powder bạn cũng cần để ý xem muối acid có trong thành phần của bột là loại nào để có thể điều chỉnh khi trộn bột nướng bánh nhé!
Bột nở Baking powder có hại không?
Là một chất gây nở nhưng baking powder đồng thời cũng là hóa chất. Mặc dù không gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng cũng giống như muối ăn, bạn chỉ nên dùng vừa phải sẽ an toàn nhất.
Bột nở giúp bánh mì nở, dai, mềm
Các loại bánh thường sử dụng baking powder thường là những là loại có hỗn hợp khô và chắc như các loại cookies, loại đặc và nặng như muffin, brownies, cupcake các loại butter cake hay bánh bao, bánh mì…Riêng các loại bánh sử dụng trứng và bơ thì đã có độ nở xốp nhất định nên bạn có thể dùng thêm bột nở để hỗ trợ bánh nở lớn hơn.
Thay thế baking powder bằng gì?
Vì công dụng của baking powder (bột nở) và baking soda (muối nở) là như nhau nên trong trường hợp không có baking powder bạn có thể dùng baking soda để thay thế và ngược lại với cùng một lượng vừa đủ. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là trong các món bánh hấp hoặc luộc mà được chỉ định dùng baking powder thì bạn không nên thay bằng soda để thay thế do loại này cho nhiều sẽ có mùi hơn và hơi “tanh”, bạn có thể thay thế trong trường hợp nướng bánh hoặc chiên, bởi các món bánh nướng ở nhiệt lò cao mới làm hết được mùi này.
Ngoài baking soda, bạn cũng có thể dùng cream of tartar và bột bắp theo công thức: 1 tsp bột nổi = 1/4 tsp muối nở + 1/2 tsp cream of tartar + thêm 1/4 tsp bột bắp.
Có thể thay thế baking powder bằng baking soda
Riêng baking soda bạn có thể thay bằng baking powder hoặc bột khai. Một công thức thay thế baking powder khác như sau: 1/2 tsp muối nở = 2 tsp bột nổi hoặc 1/2 tsp bột khai (postassium bicarbonate).
Đối với những loại bánh và chất gây nở duy nhất là muối nở, việc thay thế muối nở thường sẽ rất khó, đặc biệt là khi cần phải thay đổi các nguyên liệu khác theo tính acid. Do đó nếu không có muối nở và không chắc chắn về việc thay đổi này thì tốt nhất bạn nên chọn một công thức khác để thực hiện nhé!
Mua bột nở baking powder ở đâu ?
Hiện nay baking powder (bột nở) có bán hầu hết ở các shop bán nguyên liệu làm bánh, chợ, siêu thị,…khi mua nguyên liệu này các bạn lưu ý nên chọn các thương hiệu xuất xứ và hạn sử dụng nhé!
Cách làm bánh bao bằng baking powder mềm xốp
Với cách làm bánh bao bằng baking powder này, bạn sẽ áp dụng công thức làm bánh 2 ngày để bánh bao đạt được độ ngon nhất và mềm xốp và thơm ngon nhất.
Bánh bao nở xốp thơm ngon nhờ baking powder
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Ngày thứ nhất
- 65g : Bột mì làm bánh bao (hoặc bột mì thường)
- 65g: Nước
- ½ thìa cà phê: Men bánh mì instant yeast
Đem tất cả các nguyên liệu trên trộn vào một chiếc âu rồi dùng màn bọc thực phẩm đậy lại, để qua đêm khoảng 10-12 tiếng nếu ở nhiệt độ 20 độ C, hoặc để yên cho đến khi hỗn hợp có bong bóng nhỏ nổi lên là được.
Ngày thứ hai
Nguyên liệu A
- 68g: Nước ấm
- 60g: Đường
Nguyên liệu B (phần bột chính)
- 220g: Bột mì làm bánh bao (hoặc bột mì thường)
- ½ thìa cà phê: Muối
- 1,5 thìa cà phê: Bột nổi baking powder (loại double acting action)
- Bột làm bánh bao/bột mì thường: 220g
- ¼ thìa cà phê: Bột khai (bột khai sẽ làm bánh nở tơi hơn, nếu không có bột khai thì bạn tăng bột nổi lên 2 thìa cà phê)
- 20g: Bơ nhạt để mềm (hoặc dầu ăn)
Nguyên liệu phần nhân
- 300g: Thịt heo băm
- 1 thìa cà phê: Bột nêm gà
- 1,5 thìa cà phê: Bột ngô (bột năng)
- 1 thìa cà phê: Đường
- 4-5 cái: Nấm tai mèo ngâm, thái nhỏ
- 1 thìa Gừng giã nhuyễn
- 1 thìa cà phê: Dầu vừng thơm
- 1 thìa cà phê: Tiêu xay
- Hành lá, cắt nhỏ
Cách bước thực hiện bánh bao bằng baking powder
Bước 1: Trước hết bạn cho bột cái đã ủ ngày đầu tiên trộn đều với phần nguyên liệu A bao gồm 68g nước ấm + 60g đường. Tiếp đến bạn cho phần nguyên liệu B (trừ phần bơ/dầu ăn) vào hỗn hợp A rồi trộn đều. Nhào bột cho nhuyễn rồi cho thêm bơ vào nhào tiếp khoảng 8-10 phút đến khi bột dẻo mịn, không dính tay. Đậy bột lại bằng màng bọc thực phẩm và đme ủ bột khoảng 15-20 phút
Bước 2: Cho tất cả các phần nguyên liệu nhân trộn lại với nhau, nêm nếm thêm gia vị muối, tiêu,…rồi chia thành 10 -12 phần đều nhau .
Bước 3: Đem bột đã ủ ra, chia bột ra thành 10 -12 miếng bằng nhau.
Bước 4: Đem phần bột bánh đã chia đem ra cán cho mỏng, riêng phần rìa ngoài sẽ mỏng hơn phần bên trong, rồi cho nhân vào giữa bánh vaf gói kín miệng bánh lại cho đẹp. Đặt bánh lên giấy nến để chống dính. Tiếp tục dùng khăn sạch phủ lên bánh để bột nghỉ thêm 20 – 30 phút nữa rồi đem đi hấp.
Bước 5: Cho vào nồi hấp đun lên cho nước sôi, bạn cho thêm 2 thìa giấm vào nồi nước hấp để cho bánh hấp được trắng hơn, sau đó đặt bánh lên xửng hấp có lót thêm 1 cái khăn lên phần nắp nồi đậy lên để cho hơi nước không rớt xuống làm hỏng bánh. Bạn đem hấp khoảng 10-15 phút là bánh chín. Lúc này có thể lấy ra dùng nóng ngay.
Như vậy là bạn vừa tìm hiểu về baking powder là gì, các đặc tính, công dụng, cách phân biệt và bí quyết làm bánh bao bằng baking powder thơm ngon. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nguyên liệu làm bánh và đừng quên tìm hiểu các bài viết tiếp theo của Kate nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!