Có bao giờ bạn thắc mắc về cụm từ “Boutique là gì” chưa? Qua bài viết dưới đây, chúng mình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về boutique, cũng như các khái niệm liên quan.
1. Định nghĩa Boutique là gì?
“Boutique” là một cụm từ mà bạn dễ dàng nhìn thấy trên đường phố, các khu trung tâm thương mại và đặc biệt là những nơi có ngành dịch vụ du lịch phát triển.
Từ Boutique được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực, trong đó được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực bán hàng (shop) và lĩnh vực khách sạn. Trong lĩnh vực về khách sạn cụm từ được sử dụng nhiều là Boutique hotel còn các cửa hàng quần áo là boutique shop.
Boutique có nghĩa là “một cửa hàng nhỏ bán quần áo thời trang, đồ trang sức hoặc các mặt hàng xa xỉ khác thường”. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là “cửa hàng”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “kho hàng”
2. Khái niệm khách sạn Boutique là gì?
2.1 Định nghĩa Boutique Hotel
Boutique hotel là một dạng khách sạn đặc trưng với số phòng trên 10 phòng và nhỏ dưới 100 phòng và có thiết kế theo phong cách riêng. Là một khách sạn nhỏ hơn và thân mật hơn, thường có phong cách và thời thượng hơn so với một chuỗi khách sạn thông thường.
Chúng mang đến trải nghiệm khách sạn được cá nhân hóa hơn, thường có nội thất được thiết kế hiện đại hoặc đương đại. Các phòng được hướng theo xu hướng nghệ thuật. Mặc du vậy, không ít người vẫn còn nhầm lẫn khách sạn boutique và các loại hình khách sạn khác nữa.
2.2 Đặc trưng của Boutique Hotel là gì?
Những yếu tố sau sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt khách sạn boutique và các hình thức lưu trú khác:
- Nhỏ nhắn: Hầu hết các chuyên gia khách sạn đồng ý rằng đối với khách sạn được coi là boutique, nó không nên lớn hơn 100 phòng.
- Có thiết kế đặc biệt: Kích thước của một khách sạn boutique không phải là yếu tố tiên quyết, dịch vụ 5 sao và phong cách đặc biệt là những yếu tố khiến khách sạn boutique khác biệt.
- Phong cách đương đại: Khách sạn boutique tuy nhỏ nhưng không hề ngột ngạt. Phong cách trang trí của họ thường hiện đại và thường tiên tiến, nổi bật với những bảng màu sắc nổi bật xen kẽ những mảng màu đậm. Đồ đạc cầu kỳ, rối mắt không phải là dấu hiệu của khách sạn boutique.
- Giàu hương vị địa phương: Thông thường, kích thước nhỏ của một khách sạn boutique ở khu đô thị tạo ra một vị trí trung tâm đầy phong cách ở trung tâm thị trấn, và bầu không khí linh hoạt của nó phù hợp với vị trí sống động.
- Thực phẩm và đồ uống: Bạn có thể tin tưởng vào nhà hàng và quán bar nổi bật tại một khách sạn boutique.
- Thân thiện với du khách mang theo thú cưng: Các khách sạn nhỏ có xu hướng có ít quy tắc và hạn chế hơn so với các khách sạn lớn. Rất nhiều khách sạn boutique rất thân thiện với thú cưng, luôn chào đón những người bạn lông xù của bạn
Các khách sạn boutique quan tâm đặc biệt đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ một vị trí trong các khu vực của thành phố và trang trí được thiết kế bởi các nhà thiết kế nội thất nổi tiếng đến sự quan tâm khách hàng và cùng những thành phần tốt nhất trong nhà hàng của họ.
3. Khái niệm thời trang Boutique là gì?
3.1 Định nghĩa
Thời trang Boutique thường được dùng cho một hoặc chuỗi cửa hàng thời trang nhỏ và vừa. Đáp ứng được hầu hết sở thích của Fashionista chỉ với một đến hai mặt hàng thời trang.
Mặc dù một số cửa hàng chuyên về các sản phẩm thủ công và các sản phẩm độc đáo khác, những sản phẩm khác chỉ đơn giản là sản xuất áo phông, nhãn dán và các phụ kiện thời trang khác trong các cửa hàng nhỏ nhân tạo và bán chúng với giá cao.
3.2 Phong cách
Phong cách thời trang boutique là nơi các mặt hàng tập trung chủ yếu vào một phong cách độc đáo hoặc các mặt hàng nhắm vào một thị trường thích hợp. Các cửa hàng này có phong cách boutique được thành lập để bán một loạt các thứ, như quần áo, thực phẩm, đồ trang sức và những sản phẩm phổ biến
Thời trang Boutique hay có những điểm nhấn như cúc, cườm, thêu tay handmade,…nhằm tạo sự sang trọng nên phù hợp với các chị em thích phong cách lady hoặc trung tuổi.
Chính vì đặc điểm đơn giản, không lỗi mốt nhưng lại có nét tinh tế lịch lãm nên ngày nay thời trang Boutique rất phát triển, được chị em công sở ưa chuộng chứ không còn chỉ tập trung vào lứa trung niên như những ngày đầu, như có thể mặc Vest vừa đi làm lại vừa đi chơi.
4. Mẹo thiết kế nội thất theo phong cách Boutique là gì?
Thứ nhất là giản lược các đồ ít dùng ví dụ như không dùng bàn ghế làm việc ở dạng đầy đủ, bỏ bớt bàn ăn, bàn nước, thu nhỏ hoặc bỏ hẳn tủ áo.
Thứ hai là tích hợp công năng giữa các đồ nội thất sao cho chúng có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau vừa đỡ tốn diện tích vừa đảm bảo tiện nghi.
Dưới đây là một số phong cách thiết kế mà bạn có thể tham khảo:
- Chiết trung: Phong cách chiết trung là sự tuân thủ theo luật lệ trước đó, đồng thời có sự kết hợp giữa cái cũ cái mới, giữa văn hóa đông và tây. Phong cách này hướng đến sự tự do cá nhân nhưng không ra khỏi khuôn khổ và mục đích tạo nên một không gian vừa quen, lạ và độc đáo.
- Cổ điển: Đồ cổ điển không phải lúc nào cũng được cân nhắc khi trang trí không gian đương đại hay hiện đại. Những đồ cổ điển phù hợp có thể tạo thêm sự thú vị cho căn phòng.
- Sử dụng các hình trang trí với mẫu lớn và nét vẽ đậm: sử dụng các mẫu tỷ lệ lớn táo bạo. Đó là các bức tranh khổ lớn và làm điểm nhấn cho không gian ngôi nhà bạn trở nên thêm phần ấn tượng và lộng lẫy.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Boutique là gì và có thể sẽ giúp ích cho chuyến du lịch sắp tới. Nếu bạn thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết này với mọi người nhé!