Hiện nay, bùa ngải đang trở thành biến tướng trong xã hội, rất nhiều người vì mê tín mà đã đi thỉnh bùa ngải để rồi từ đó thân tâm bấn loạn. Vậy bùa ngải là gì? Quan điểm của Phật giáo về bùa ngải như thế nào?
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Kinh Phật
Bùa ngải là gì?
“Bùa ngải” là phép thuật thần thông, gọi tắt là huyền thuật có lịch sử ít nhất đã 8.000 năm, bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có huyền thuật. Ở nước ta, có rất nhiều loại huyền thuật tự sanh hoặc du nhập. Cơ bản nhất vẫn có thể kể đến các dòng Nam Tông (Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Campuchia…), dòng Tiên Đạo (Trung Quốc, Tây Tạng…) hay huyền thuật của các dân tộc (Như người Mường)… Mỗi dòng đều có thế mạnh thế yếu nhưng trước đây dùng để chữa bệnh, trừ ma diệt quỷ chứ không dùng hại nhau như bây giờ. Huyền thuật không phân biệt chánh tà, chỉ có người sử dụng huyền thuật vào mục đích tốt hay xấu mà thôi. (Trường Tiến – Báo Dòng Đời).
Ngải là một thứ thuốc mà người tin rằng uống vào thì bị mê hoặc, bị mắc ngãi (philtre). Ảnh: Internet
Ngải là một thứ thuốc mà người tin rằng uống vào thì bị mê hoặc, bị mắc ngải (philtre), ngoài ra còn một thứ cây khác cũng thuộc giống ngải là cây nghệ, gừng, lá lớn cũ lớn, những loại cây cỏ có mùi thơm lạ ở rừng núi hoang vu (absinthe). Trong thế giới huyền bí, tức là những bí hiểm của thiên nhiên, vũ trụ mà con người không hoặc chưa bước đến tận nơi để khám phá, thì hiện nay mọi người, những người không tin Phật thường cho đó là những thế giới bí hiểm độc nhất vô nhị.
“Ngải” có thể làm tổn hại, như thôi miên thu hút từ người này đến người khác, có thể có một lực vô hình hoán chuyển theo ý muốn từ tự thân đến tha nhân phải chạy theo ý muốn của mình qua một vật thể lạ.
Trong thế giới chúng ta đang sống là thế giới phức tạp, con người sống trong sự phức tạp đó, cần có trí tuệ tự giải trình cho chính tâm tư mình, thì không có gì là phức tạp! Trong thế giới thời xa xưa, với chúng ta, thường hay tồn tại những bí mật lạ, thậm chí thật kỳ lạ, bùa ngải là một trong số kỳ lạ đó. Ngày nay khoa học đã từng làm phai mờ những bí mật kỳ lạ đó rồi, và con người tiến bộ cho những bí mật kỳ lạ đó là những điều hoang tưởng. Tuy nhiên dù hoang tưởng nhưng thích suy nghĩ đến, dù bí mật nhưng thích thấy, dù sợ nhưng thích nghe kể…đó là những đặc tánh làm cho con người luôn suy nghĩ thế giới này có bùa ngải…!
Người thầy thuốc Trung Hoa, Ấn Độ hay Triều Tiên, các nước khu vực Đông Nam Á trị bệnh nan y cho một người, thường là hay đi vào rừng sâu tìm thuốc, những loại thuốc hiếm đem về cứu bệnh nan y cho bệnh nhân, hết bệnh, cải tạo được số mệnh từ sắp chết trở thành lành bệnh… đó là người thầy thuốc có lương tâm. Ngược lại, đối với thầy thuốc không lương tâm gọi đó là “Vào rừng luyện Ngải” và họ tin rằng ngải giúp con người chế ngự bởi sức mạnh huyền bí (Hoa Sen vàng – vutruhuyenbi.com). “Thầy thuốc lương tâm” trở thành “Thầy pháp mê tín” luyện bùa ngãi trị bệnh thiên hạ.
Trong Phật giáo không có bùa ngải, người Phật giáo không tin bùa ngải, bùa ngải không xăm hại làm tổn thương đến người tin Phật. Ảnh: Internet
Ngoài ra còn có những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện “Công lực”, họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người… Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền các “Công lực” sang, gọi là “Ngải”. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là những tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ (suckhoedoisong). Huyền thoại về ngải xưa nay có rất nhiều. Ai không hiểu quy tắc siêu hình nghe những chuyện đó thì thấy nó ly kỳ rùng rợn, hãi hùng và lầm tưởng ngãi là cái gì ghê gớm lắm.
Quan điểm của Phật giáo về bùa ngải
Bài liên quan
Quan điểm của Phật giáo về các bùa chú, bùa ngải đặc biệt về bùa chú Lỗ Ban và Năm Ông
Trong Phật giáo không có bùa ngải, người Phật giáo không tin bùa ngải, bùa ngải không xăm hại làm tổn thương đến người tin Phật. Nói đến bùa ngải, người Phật tử cầm tìm hiểu bùa ngải là gì, pháp sử dụng bùa ngải như thế nào, tác dụng của bùa ngải ra sao, rồi mới nói đến việc bùa ngải có tác dụng làm cho người sở cầu như ý, hay một người muốn dùng bùa ngải làm hại người khác, hoặc bùa ngải làm tổn hại đến con người, tại sao không làm tổn hại chúng sanh khác và đối với những người không tin bùa ngải thì ra sao…?
Nếu là Phật tử thì không phải sợ sệt, những người không tin thì không phải bị vướng mắc vào “Ngải bùa”. Tại sao người kia bị vướng “Bùa ngải”? Vì người đó tin, nên mở cữa tâm hồn cho thần “Bùa ngải” bám vào.
Qua đó, chúng ta thấy các bùa ngải bị những người không tốt, sử dụng không đem lại thiện ích cho con người, mà chỉ là một phương tiện để tạo thêm tội lỗi, ác nghiệp cho mình và cho người mà thôi. Do đó, một Phật tử chân chánh cần phải hiểu rõ giáo lý của đạo Phật để tu học, không bị lạc dẫn trước những tà thuyết lạ mắt, êm tai của các tôn giáo khác.
Nếu là Phật tử thì không phải sợ sệt, những người không tin thì không phải bị vướng mắc vào “Ngải bùa”. Ảnh: internet
Quý Phật tử nên nhớ, Đạo Phật là đạo giác ngộ, ai giác ngộ thì thành Phật, “tất cả chúng sinh điều có Phật tính” (Kinh Phạm Võng). “Mỗi người đều có thể thành Phật và làm Phật, cho nên đạo Phật không phải là tôn giáo (religion), không phải là một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái” (Giáo sư Rhys Davids – Đức Phật và Phật Pháp 1964, tác giả ĐĐ.Narada).
“Đạo Phật là những giáo lý Phật dạy không phải là tổ chức tế lễ, cúng kiến, không có tín điều bắt buộc phải vâng phục theo thần linh. Không phải tôn giáo tức không phải là tổ chức tế lễ thần linh, không bắt buộc mọi người vâng phục, đi trong khuôn khổ của tín điều thần linh định đọat, do vậy nên không sát sinh hại vật“. (Đạo Phật là triết học hay là một tôn giáo? – Thạc Đức)
Theo Phật giáo thì tin vào “Luật nhân quả”, làm thiện thì gặp thiện, làm ác thì gặp ác, không có phù phép “Bùa ngải” nào qua “Luật nhân quả”.
Chơn thật tu hành nghiệp mới qua
Mãi theo bùa ngãi có chi mà
Mê tín muôn đời là mê tín
Nên tin Phật pháp vượt ái hà.
Theo Phật giáo thì tin vào “Luật nhân quả”, làm thiện thì gặp thiện, làm ác thì gặp ác, không có phù phép “Bùa ngải” nào qua “Luật nhân quả”. Ảnh: Internet
Thượng tọa Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM từng chia sẻ: “Bùa ngải chỉ là câu chuyện tâm lý:
Bài liên quan
Người dân cuồng búp bê Kumanthong yểm bùa, lành ít, dữ nhiều
Nếu bùa ngải là có thật, có lẽ Chính phủ Mỹ đã không cần tốn hàng ngàn USD để tìm kiếm Binladen, bởi theo nguyên tắc bùa ngải, thì chỉ cần có tên tuổi, hình ảnh một người là dùng bùa ngải có thể truy ra người đó ở đâu. Nếu bùa ngải là có thật, thì những nhà hành pháp có lẽ sẽ phải bị điêu đứng vì những tên tội phạm trả thù bằng bùa ngải. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhận thức đúng là bùa ngải không có thật. Tuy nhiên, những người tin vào bùa ngải thì bị tác dụng tâm lý tiêu cực thật. Tôi từng gặp khá nhiều Phật tử, suy sụp, hoang mang, lo lắng vì cho rằng mình bị thư, ếm. Thế nhưng, tôi đã dùng biện pháp tâm lý để giải tỏa, sau đó các Phật tử an tâm và được “giải bùa” theo cách khoa học như thế.
Tôi muốn gửi lời khuyên đến các bạn trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc đến các nền triết học hoặc với đạo Phật, trong tâm nhiều lo lắng bất an và chỉ cần vài khởi tâm, vài lời hù dọa đã tìm đến bùa ngải. Từ đó, làm cho các bạn nuôi những nỗi sợ hãi bằng niềm tin mê tín. Niềm tin mê tín rất nguy hại, tàn phá hạnh phúc của con người.
Đạo Phật chủ trương mang trí tuệ giống như ánh sáng soi vào bóng tối. Nhờ có ánh sáng của trí tuệ, con người không còn bất an, hoài nghi, lo lắng. Hiểu đúng được bản chất của bùa ngải, người ta có thể vẫy tay chào nỗi sợ hãi và niềm tin mê tín của chính mình”.