Buồn nôn phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Buồn nôn không nên ăn gì, uống gì?

Buồn nôn nên ăn gì, uống gì?

Buồn nôn quá phải làm sao?

Cách điều trị buồn nôn với nguyên liệu từ thiên nhiên

Buồn nôn phải làm sao? Chúng ta có thể ít nhất một lần trải qua cảm giác buồn nôn, khó chịu do say xe, cảm lạnh, ốm nghén. Tuy nhiên, nhiều trường hợp buồn nôn lại là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do vậy, cần xác định nguyên nhân gây buồn nôn ra đờm, buồn nôn quá nhiều để có phương pháp điều trị phù hợp.

Buồn nôn là triệu chứng bệnh gì?

Buồn nôn có thể là triệu chứng tạm thời và nhanh chóng biến mất do say rượu say xe hoặc trạng thái tinh thần quá căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên nếu buồn nôn quá nhiều, đây có thể do nguyên nhân bệnh lý như:

Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một dạng rối loạn đường tiêu hóa không chỉ gây buồn nôn khó chịu mà còn dẫn đến suy nhược cơ thể.

Bệnh lý túi mật

Nếu cơn buồn nôn kèm theo đau vùng bụng trên bên phải thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ thì khả năng cao là do viêm túi mật.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược acid dạ dày thực quản khiến niêm mạc thực quản bị kích thích do acid và thức ăn thừa trong dạ dày trào ngược lên. Vì thế người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn. Tùy từng bệnh nhân mà triệu chứng đi kèm khác có thể là đau dữ dội ở bụng và ngực.

Bệnh tiểu đường

Hay bị buồn nôn kèm theo triệu chứng đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày hoặc tiểu đường type 1. Nguyên nhân là do cơ thể không được tạo đủ insulin, khiến tế bào không được cung cấp đủ đường, tự đốt cháy chất béo để sử dụng năng lượng.

buon-non-phai-lam-sao-1

Điều này khiến lượng ceton trong nước tiểu và máu tăng. Làm cho người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn khó chịu. Nặng hơn nhiễm toan ceton này có thể dẫn tới hôn mê, tử vong.

Bệnh suy thượng thận

Suy tuyến thượng thận là khi cơ quan này không sản xuất đủ lượng 1 hoặc nhiều loại hormone, đặc biệt là cortisol làm giảm quá trình tăng trưởng và trao đổi chất.

Vì thế triệu chứng buồn nôn có thể là dấu hiệu của suy thượng thận. Nhất là khi đi kèm với triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, tụt huyết áp,…

Nhồi máu cơ tim

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến buồn nôn, khó chịu ở bụng là nhồi máu cơ tim. Đôi khi triệu chứng này xuất hiện độc lập, không đi kèm với cơn đau ngực hoặc đau vùng dưới giống như triệu chứng nặng bụng, khó tiêu.

buon-non-phai-lam-sao-2

Để xác định được nguyên nhân gây buồn nôn thường xuyên, cần đến khám bác sĩ và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Vây cụ thể buồn nôn phải làm sao? Cùng Hồng Ngọc tìm hiểu qua các mục bên dưới.

Triệu chứng buồn nôn thường gặp

Trình tự của một cơn buồn nôn xuất hiện thường như sau:

  • Cảm giác đau dạ dày.

  • Co thắt cơ hô hấp và cơ bụng.

  • Chóng mặt, khó chịu, khả năng nhìn bị ảnh hưởng.

  • Cơ thể bồn chồn, bứt rứt.

  • Cảm giác hơi bị đẩy ngược lên thực quản, đôi khi là cả thức ăn khi bạn nôn ra.

buon-non-phai-lam-sao-3

Dấu hiệu buồn nôn cần đi khám bác sĩ ngay

Dấu hiệu buồn nôn nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ bệnh lý mà bạn cần đi khám bác sĩ khi nó kéo dài liên tục trong 1 ngày với trẻ nhỏ và 2 ngày với người lớn. Ngoài ra, nếu buồn nôn đi kèm với các dấu hiệu sau cũng không nên chủ quan:

  • Dấu hiệu mất nước.

  • Xuất hiện máu hoặc phân trong chất dịch khi nôn ra.

  • Cảm giác khó thức dậy, người ốm yếu và nôn mửa liên tục trong 8 giờ.

  • Sốt cao kèm theo phát ban, đau đầu, cứng cổ.

  • Không thể ăn hoặc uống trong 12 giờ.

  • Da nhợt nhạt.

  • Nhìn mờ.

  • Ngất xỉu.

  • Tiêu chảy.

  • Thở gấp.

Hãy thông tin cho bác sĩ tình trạng buồn nôn cũng như các triệu chứng kèm theo để chẩn đoán chính xác và nhanh nhất. 

Buồn nôn phải làm sao? 

Những mẹo dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích khi bạn cảm thấy quá buồn nôn. Buồn nôn phải làm sao sẽ không còn là vấn đề khiến bạn lo lắng nữa.

Áp dụng các cách giảm buồn nôn hiệu quả

Cơn buồn nôn có thể giảm hoặc qua đi nhanh chóng với những cách đơn giản sau:

  • Ngồi dậy để giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Đồng thời hơi ngả người về phía sau hoặc di chuyển.

  • Mở cửa sổ hoặc ngồi trước quạt. Bởi không khí mát mẻ sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu.

  • Chườm mát bằng khăn ấm đặt sau gáy để ổn định nhiệt độ, giảm tình trạng khó chịu.

  • Hít thở sâu, ngồi thiền để thư giãn nếu buồn nôn do căng thẳng, lo âu quá mức.

  • Bấm huyệt ở cổ tay, giữa hai gân lớn.

buồn nôn phải làm sao

  • Di chuyển, giảm sự tập trung vào cảm giác buồn nôn.

  • Hạn chế tình trạng mất nước bằng việc bổ sung nước nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ.

  • Uống trà hoa cúc.

  • Hít hương vỏ chanh hoặc vỏ cam, quýt.

  • Dùng gừng tươi pha nước trà hoặc ăn kẹo từ gừng.

  • Dùng thuốc chống nôn, giảm cảm giác buồn nôn.

Cách điều trị buồn nôn với nguyên liệu từ thiên nhiên

Buồn nôn phải làm sao nếu bạn đang ở nhà? Rất đơn giản, có nhiều cách điều trị buồn nôn đơn giản tại nhà với nguyên liệu trong nhà bếp mà bạn có thể thử trước khi tìm đến bác sĩ và thuốc điều trị. 

Điều trị buồn nôn với gừng

Gừng chứa nhiều hoạt chất tốt cho tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn và làm thư giãn cơ bụng. Vì thế bạn có thể dùng gừng để trị nhanh cảm giác buồn nôn bằng những cách sau:

Cách 1: Uống trà gừng, nên dùng gừng tươi pha với nước nóng rồi chờ uống khi đã ấm.

Cách 2: Ăn gừng tươi thái lát, nên cắt miếng nhỏ và ngậm trong miệng.

Cách 3: Ăn kẹo gừng, đây là cách nhanh và tiện lợi, song hiệu quả không tốt như sử dụng gừng tươi.

Điều trị buồn nôn với bạc hà

Nếu muốn giảm cảm giác buồn nôn nhanh, đừng bỏ qua bạc hà. Tinh chất của bạc hà có mùi hương rất dễ chịu. Hơn nữa có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Dưới đây là những cách sử dụng để điều trị:

buồn nôn phải làm sao

Cách 1: Dùng dầu bạc hà nhỏ vào cốc nước nóng, sau đó uống từ từ.

Cách 2: Dùng tinh dầu bạc hà nhỏ trực tiếp lên lưỡi và hít sâu, cảm giác khó chịu do buồn nôn sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách 3: Dùng lá bạc hà tươi, nhai trực tiếp nhưng hãy đảm bảo nó đã được rửa sạch.

Giải đáp chi tiết khác về hiện tượng buồn nôn

Dưới đây là những thông tin liên quan khác mà nhiều người thắc mắc, băn khoăn về triệu chứng buồn nôn.

Buồn nôn quá phải làm sao?

Hãy áp dụng ngay các biện pháp điều trị trên, có thể triệu chứng buồn nôn sẽ quay lại nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu triệu chứng buồn nôn kéo dài, nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý thì hãy sắp xếp thời gian đi khám bệnh sớm nhất.

Buồn nôn ra đờm

Đờm là chất nhầy biểu mô đường hô hấp, vì thế cảm giác buồn nôn có thể khiến chất nhày này bị đẩy ra ngoài. Đây là hiện tượng thường gặp song cần lưu ý nếu đờm chứa mủ hoặc máu đỏ.

Buồn nôn nên ăn gì, uống gì?

Khi bị buồn nôn, nên lựa chọn những thực phẩm giúp giảm cảm giác khó chịu này như:

  • Táo tươi.

  • Bánh quy.

  • Gừng.

  • Các loại hạt.

  • Uống nước tinh khiết hoặc thức uống thể thao.

  • Chuối.

  • Bạc hà.

buon-non-phai-lam-sao-6

Buồn nôn không nên ăn gì, uống gì?

Cùng với các thực phẩm giảm cảm giác buồn nôn, người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm có tác dụng ngược lại như:

  • Đồ ăn hoặc thức uống chứa đường hóa học: kẹo cao su, nước ngọt, bánh, kem,…

  • Đồ ăn nhanh chứa nitrit: xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng,…

  • Đồ uống chứa cồn: rượu, bia,…

  • Thuốc có chứa aspartame.

  • Thực phẩm hoặc nước uống chứa caffein.

Bệnh viện Hồng Ngọc – địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại thủ đô Hà Nội

Bạn lo lắng về tình trạng buồn nôn quá nhiều, không rõ nguyên nhân và khắc phục lâu dài? Bạn cần một dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, kiểm tra định kỳ phát hiện sớm và điều trị bệnh lý kịp thời? Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín đáp ứng tất cả các nhu cầu trên.

Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và xử lý các trường hợp buồn nôn do nhiều nguyên nhân. Trong đó có những trường hợp là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn ở các chuyên khoa Nội, tiêu hóa – gan mật, tim mạch, dinh dưỡng,… nên rất nhiều người bệnh đã được điều trị kịp thời và thành công. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cũng góp phần chẩn đoán chính xác các ca bệnh.

Chính vì vậy, Bệnh viện Hồng Ngọc đã và đang được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn để đồng hành chăm sóc sức khỏe. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Rate this post

Viết một bình luận